Vừa mắc COVID-19 vừa mắc cúm: Thảm hoạ với hệ miễn dịch
Con người hoàn toàn có thể mắc COVID-19 và cúm cùng lúc. Điều này có thể trở thành một quả bom công phá hệ miễn dịch, khiến tỷ lệ tử vong leo thang hơn.
Sau khi quan sát bệnh án của hàng trăm bệnh nhân COVID-19, Tiến sĩ Adrian Burrowes tại Đại học Central Florida (Mỹ) bày tỏ sự lo ngại đặc biệt về điều sẽ xảy ra vào mùa cúm năm nay.
Mùa Thu và Đông năm nay có thể ghi nhận đợt gia tăng đầu tiên về các bệnh nhân nhiễm cúm và biến thể Delta cùng lúc. “Chắc chắn con người có thể vừa mắc cúm vừa mắc COVID-19, và đó sẽ là một thảm hoạ đối với hệ miễn dịch”, chuyên gia Burrowes lưu ý.
Tiến sĩ Mark Rosenberg, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Bác sĩ Cấp cứu Mỹ, cho biết các biện pháp phòng ngừa COVID-19 năm ngoái như đeo khẩu trang và hạn chế ra đường đã giúp ngăn chặn bệnh cúm lây lan vào năm ngoái. Nhưng tình hình năm nay có thể khác biệt nghiêm trọng.
Với việc người dân được nới lỏng giãn cách và còn nhiều triệu người Mỹ chưa tiêm vaccine phòng cúm hay COVID-19, ông Burrowes tin rằng số ca mắc kép sẽ tăng lên.
Quả bom kép cúm – COVID-19
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC) cho hay mỗi căn bệnh đều có thể tấn công vào phổi, khả năng cao gây viêm phôi, gây tụ dịch trong phổi hoặc suy hô hấp. Cả cúm và COVID-19 cũng có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm cơ tim và viêm mô não hoặc mô cơ.
Video đang HOT
Tiến sĩ Michael Matthay, Giáo sư y khoa và chuyên gia chăm sóc tích cực tại Đại học California, cảnh báo mắc cả hai bệnh đồng thời sẽ làm tăng nguy cơ bị ảnh hưởng lâu dài đối với bất kỳ cơ quan nội tạng nào, đặc biệt là phổi và hệ hô hấp. Suy hô hấp không nhất thiết có nghĩa là phổi ngừng hoạt động. Nó có nghĩa là phổi không thể nhận đủ oxy vào máu.
Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia nhấn mạnh: “Suy hô hấp cấp tính là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng. Suy hô hấp có thể gây tổn thương phổi và các cơ quan khác của bạn, vì vậy cần được điều trị nhanh chóng”.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Apple Valley, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tác động đến ngành chăm sóc y tế
Tại một số bang, các bệnh viện vốn đang quá tải vì bệnh nhân COVID-19. Không ít nơi phải kích hoạt chế độ khủng hoảng, cho phép hệ thống bệnh viện phân bổ nguồn lực và điều trị.
Nếu thời gian tới xuất hiện thêm một lượng bệnh nhân cúm, hoặc bệnh nhân cúm – COVID-19, tình hình có thể trở nên nghiêm trọng. Điều đó không làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe kịp thời của người khác mà còn có thể gây nguy hiểm cho các nhân viên y tế nên cũng sẽ ảnh hưởng đến người dân.
Tiến sĩ Adrian Burrowes chia sẻ: “Khi ai đó nói virus SARS-CoV-2 chỉ giống như cúm thường, tôi cảm thấy buồn phiền. Tôi chưa từng mất đồng nghiệp vì bệnh cúm. Nhưng tôi đã mất ba đồng nghiệp tương đối khoẻ mạnh vì COVID-19″.
Những đồng nghiệp của ông Burrowes qua đời trước khi có vaccine COVID-19. Nhưng hiện tại khi có cả vaccine và thiết bị bảo hộ, chúng tôi vẫn có nguy cơ cao do phải tiếp xúc gần lâu dài với người bệnh.
Người dân cần hiểu rằng nếu họ không giúp giảm thiểu sự lây lan, họ sẽ đối mặt với tình huống rằng sẽ không nhận được sự chăm sóc khẩn cấp mà họ mong đợi khi bị tai nạn xe hơi hoặc tình huống khẩn cấp khác.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại trường học ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cách tránh mắc “bom kép” cúm – COVID-19
Tiến sĩ Mark Rosenberg khẳng định tiêm vaccine chính là một trong những cách tốt nhất để tránh mắc hai bệnh cùng lúc. Tuy nhiên, theo dữ liệu của CDC tính đến ngày 28/9, mới có 55,8% người Mỹ tiêm đủ liều vaccine COVID-19 và chỉ 1/2 dân số Mỹ tiêm vaccine cúm hàng năm. Phần lớn trẻ em tử vong do cúm đều chưa tiêm vaccine phòng ngừa.
CDC khuyến cáo tiêm vaccine cúm cho mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, hiếm có trường hợp ngoại lệ. Vaccine COVID-19 hiện áp dụng với mọi người từ 12 tuổi trở lên. Trẻ em từ 5 – 11 tuổi có thể được tiêm vaccine cúm trong vài tuần tới. Tiện lợi hơn, người Mỹ hiện có thể tiêm vaccine cúm và COVID-19 cùng lúc.
Mặc dù đã tiêm đủ vaccine, các chuyên gia trên đều chọn cách tiếp tục đeo khẩu trang tại nơi công cộng để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm đột biến.
Nằm viện theo chồng do bị cây rơi trúng trong bệnh viện
Trong cơn giông chiều 2-6, một người nhà của bệnh nhân đi trong khuôn viên của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) thì bị một cành cây rớt trúng, hiện đang được theo dõi chấn thương sọ não.
Hình Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM - Ảnh: Sở Y tế cung cấp
Cũng trong chiều 2-6, lãnh đạo Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch xác nhận có vụ việc như vậy.
Lãnh đạo bệnh viện cho biết đây là một việc xảy ra ngoài mong muốn nên trước mắt bệnh viện tập trung kiểm tra xem mức độ chấn thương của bệnh nhân để điều trị kịp thời.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online , đây là một phụ nữ 63 tuổi, đang chăm nuôi chồng nằm điều trị trong bệnh viện.
Khoảng 15h30 cùng ngày, trời chuyển giông gió, bà đang đi trong khuôn viên của bệnh viện thì có một cành cây rớt xuống đầu khiến bà bị chấn thương, nhân viên bệnh viện đã đưa bà vào cấp cứu.
Sau khi các bác sĩ Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch hội chẩn với các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã đánh giá bệnh nhân cần được theo dõi chấn thương sọ não, không cần can thiệp ngoại khoa.
Hiện bệnh nhân đang được theo dõi chấn thương sọ não tại Khoa hồi sức cấp cứu.
Cùng ngày, theo thông tin từ Sở Y tế, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch sẽ là bệnh viện đầu tiên được Sở Y tế lên kế hoạch tách một nửa để điều trị bệnh nhân COVID-19, quy mô lên đến 700 giường bệnh.
Tập giữ hơi thở giúp phổi khỏe mạnh Tập giữ hơi thở là một liệu pháp hiệu quả giúp giữ phổi khỏe mạnh và hạn chế các biến chứng tổn thương liên quan đến Covid-19. Shutterstock Trang tin One India mới đây dẫn thông tin từ tiến sĩ Arvind Kumar, Chủ tịch Viện Phẫu thuật lồng ngực Ấn Độ, cho biết khi xâm nhập vào cơ thể, SARS-CoV-2 (vi rút gây...