Vừa khám bệnh xong trở ra thì nhận được cuộc gọi của chồng, nghe lời dặn dò cẩn thận từ đầu dây bên kia mà cô vợ kiên quyết viết đơn ly hôn
‘Vừa từ bệnh viện trở ra thì tôi nhận được cuộc điện thoại từ chồng. Nghe xong những lời dặn dò tỉ mỉ và cẩn thận của anh mà tôi không khỏi chết lặng’, H. kể.
Hạnh phúc hôn nhân đâu cần những điều đao to búa lớn. Vợ chồng biết quan tâm, chăm sóc cho nhau từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày, để ý đến bữa ăn, giấc ngủ, sức khỏe… của đối phương. Như thế mới là thiết thực và đáng quý, đáng trân trọng. Ngoài miệng luôn nói yêu thương và thốt ra những đạo lý sâu sắc nhưng lại luôn vô tâm với người bạn đời trong cuộc sống chung thì cũng chẳng có nghĩa lý gì cả.
H. (29 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện của chính bản thân cô như sau:
‘Cả đêm hôm trước bị đau đầu dữ dội không ngủ được, sáng hôm sau tôi xin nghỉ làm đến bệnh viện kiểm tra. Vừa từ bệnh viện trở ra thì tôi nhận được cuộc điện thoại từ chồng. Nghe xong những lời dặn dò tỉ mỉ và cẩn thận của anh mà tôi không khỏi chết lặng.
‘Hôm qua nghe cái T. (tên em chồng tôi) nói thèm món sườn xào chua ngọt đấy, em ghé qua chợ mua nguyên liệu về nấu cho nó ăn nhé. Nhưng nhớ đừng cho ớt, bà bầu không nên ăn cay đâu, mà nó cũng không ưa ăn ngọt, em cho ít đường vào sườn thôi. Mua thêm cam nữa, để nó ăn cho có sức đề kháng, đang mang thai mà ốm là khổ lắm. Mẹ cũng bảo thèm canh măng, bố thì nói trời lạnh ăn thịt kho là ngon nhất. Hôm qua nghe mọi người nói chuyện anh nhớ được vậy, em gọi điện về hỏi lại cả nhà thêm để liệu đường mua thực phẩm nấu nướng nhé’.
Ảnh minh họa
Dặn dò vợ xong, chồng chẳng buồn hỏi tôi đã khám bệnh xong chưa, có vấn đề gì về sức khỏe hay không. Anh ấy cúp luôn máy sau khi bỏ lại một câu rằng đang làm dở việc trên công ty. Chồng tôi quả là người đàn ông tâm lý và chu đáo, đang bận đi làm vẫn nhớ gọi điện cho vợ dặn dò chuyện cơm nước của cả nhà. Tiếc là đối tượng được quan tâm lại không hề có tôi – người vợ danh chính ngôn thuận của anh trong đó!
Em chồng đang nghỉ ở nhà dưỡng thai nên thường xuyên về nhà mẹ đẻ chơi. Những lúc như thế chồng lại bắt tôi đi chợ nấu nướng các món ngon cho em chồng tẩm bổ. Tất nhiên một mình tôi phải cơm nước, dọn dẹp từ đầu đến cuối đồng thời cũng chi tiền túi của mình mua đồ. Tôi hiểu người trong gia đình cần quan tâm lẫn nhau nhưng chuyện gì cũng phải có đi có lại, không phải sao? Hà cớ gì tôi luôn phải là người cho đi và không bao giờ được đòi hỏi nhận lại?
Video đang HOT
Chồng muốn tôi chăm sóc người nhà anh, điều đó tôi không phản đối. Em chồng mang bầu, tôi là chị dâu nên nấu nướng cho em ấy bồi bổ. Đối với bố mẹ chồng, tôi là phận con phải phụng dưỡng, chăm lo. Anh là chồng, tôi là vợ cần tận tụy săn sóc. Vậy còn tôi thì sao? Tôi là vợ, là chị dâu, là con dâu của họ, có bao giờ họ hỏi tôi mệt không, công việc bận rộn không. Và gần đây nhất, tôi nghỉ làm đi khám bệnh nhưng họ chẳng buồn hỏi tôi một câu đơn giản như làm sao mà đi khám.
Thôi được rồi, tôi không dám đòi hỏi gì ở bố mẹ chồng và em chồng. Nhưng đến chồng cũng thờ ơ và vô tâm với vợ, chỉ một mực yêu cầu tôi phải cho đi, thử hỏi tôi làm sao chấp nhận nổi? Tôi cũng là con người có máu thịt, cần được yêu thương và chia sẻ, có phải người máy chỉ được lập trình để ‘cống hiến’ đâu!
Ảnh minh họa
Bữa trưa ấy tôi vẫn đi chợ nấu cơm tươm tất theo lời dặn dò của chồng. Tối về đợi mãi chẳng thấy anh hỏi đến kết quả khám bệnh, tôi thử hờn giận trách móc xem anh phản ứng thế nào. Dù không gặp vấn đề gì nghiêm trọng, chỉ là do tôi suy nghĩ quá nhiều dẫn đến căng thẳng thần kinh và đau đầu mà thôi. Nhưng tôi nghĩ bất kể là ai rơi vào trường hợp của tôi cũng sẽ muốn được nghe 1 lời hỏi han, quan tâm từ chồng.
‘Em lớn rồi chứ có phải bé bỏng nữa đâu. Bệnh nhẹ thì tự mua thuốc mà uống, bệnh nặng thì không có mồm à, chủ động mà bảo chồng chứ lại đòi anh hỏi nữa chắc? Anh đã đủ bận bịu lắm rồi. Em bỏ ngay cái kiểu so bì tị nạnh với người nhà anh đi, khi nào thấy anh quan tâm người phụ nữ khác bên ngoài thì hãy lên tiếng nhé’, chồng tôi nói như vậy.
Có lẽ anh vẫn là người đàn ông có trách nhiệm theo một nghĩa nào đó, kiểu như nếu tôi bị bệnh nặng thì lúc ấy anh mới quan tâm chẳng hạn. Nhưng tôi thực sự không thể chịu đựng được cuộc hôn nhân này nữa rồi. Nếu tiếp tục chung sống với anh ta, tôi sẽ luôn phải chịu cảnh cô đơn ngay cả khi có chồng bên cạnh…’.
H. chia sẻ ngay sau đó cô đã viết đơn ly hôn đưa cho chồng ký, thời điểm đó cô và anh mới kết hôn được 2 năm và vẫn chưa sinh con. Chồng H. vô cùng sốc nhưng do bị chạm tự ái nên anh lập tức ký đơn. Trước đi H. xách đồ ra khỏi nhà, anh còn hằn học thách đố H. tìm được người đàn ông nào tốt hơn. H. chỉ cười nhạt, những người đàn ông như vậy sẽ chẳng bao giờ nhận ra mình sai ở đâu. Cô lại càng thêm chắc chắn về quyết định đường ai nấy đi của mình.
Chồng cũ khoe giàu sang với con gái
Sau khi đi chơi với ba và bạn gái mới của anh ta, con gái tôi bỗng thành đứa trẻ mê vật chất. Tôi phải nói gì với chồng cũ bây giờ?
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Vợ chồng em ly hôn cách đây hai năm, em nuôi con. Con gái em năm nay chín tuổi, rất lanh lợi, cháu thích nói chuyện, thích thể hiện bản thân. Em nuôi con rất cẩn thận, chăm sóc, dạy dỗ theo truyền thống gia đình có học, dạy con khiêm tốn, tôn trọng người khác, sống hòa đồng và biết chia sẻ.
Ads byInnity
Chồng cũ của em vẫn đến thăm con ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật. Sau này, anh có bạn gái mới nên nói với em là không tiện đưa bạn gái đến nhà em, để anh ấy đón con về nhà hoặc ra ngoài chơi. Em cũng đồng ý, nghĩ rằng cuộc sống là vậy, trước sau gì rồi anh ấy cũng sẽ lấy vợ, con gái em lại thương ba, em cũng không muốn ngăn cản tình cảm cha con.
Nhưng mấy lần con đi chơi với ba về, em hỏi thì thấy nhiều chuyện rất đáng lo ngại. Họ đưa con em về nhà mới của họ, khoe giàu sang và chỉ cho con bé thấy khoảng cách giữa cuộc sống của hai mẹ con em và cuộc sống của họ.
Con bé bắt đầu chê nhà mình xấu, chê bếp gas của mẹ nóng, hôi mùi gas, và nấu đồ ăn chậm, so sánh với bếp từ hiện đại của nhà ba nó. Con bé cũng nói bạn gái của ba đẹp và sành điệu, mua cho con nhiều quần áo, giày. Em cũng nhìn thấy những thứ bé mang về nhà, hoàn toàn không phù hợp với tuổi của bé. Nguy hiểm nhất là con bé muốn bỏ lớp học tiếng Anh ngày Chủ nhật để đi chơi với ba.
Khi em không đồng ý, bé vùng vằng nói mẹ suốt ngày bắt ép con, không quan tâm đến con. Ba nói không cần học, ba sẽ lo cho con đầy đủ, không thiếu thốn gì. Em vừa buồn, vừa lo. Em đã hy sinh rất nhiều thứ để có thể chăm con, lo đưa đón con, làm sao để con thấy những thứ hào nhoáng bề ngoài đó chỉ là giả tạo, để con tập trung học hành nên người, để những ảnh hưởng xấu từ chồng cũ và bạn gái anh ta không làm sứt mẻ tình cảm mẹ con em?
Tố Linh (TP.HCM)
Sau khi gặp ba và bạn gái mới của anh ấy, con tôi quay lại chê mẹ nghèo - Ảnh minh họa
Em Tố Linh thân mến,
Quyền thăm con của chồng hoặc vợ sau ly hôn được pháp luật bảo hộ. Đó vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của chồng cũ của em, với tư cách là ba của bé. Luật cũng quy định em không được cản trở việc chồng em đến thăm con, trừ phi nhận thấy chồng em lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Tuy nhiên, chỉ chồng em có quyền thăm con, còn bạn gái của chồng em thì không có quyền đó. Em có thể nêu yêu cầu chính đáng của em, trên cơ sở luật pháp, để chồng em phải hạn chế vụ "đi kèm" khi thăm con này.
Tuy nhiên cách làm mới thực sự là vấn đề. Thư em cho thấy mối lo lớn nhất của em là con gái. Cháu đang tuổi lớn, tâm lý cũng đang có nhiều thay đổi. Có khi mình làm không khéo, sự căng thẳng này sẽ làm tổn thương con. Vì vậy, có lẽ đầu tiên em nên làm là gặp và nói chuyện với chồng cũ của em.
Đừng chỉ trích gì những lời nói, hành động của anh ta và bạn gái, chỉ khẳng định rằng em muốn anh đến thăm con, muốn cha và mẹ không mâu thuẫn trái ngược nhau trong việc dạy con. Em lo cho con theo cách của em, trong khả năng em có thể, anh ấy nên hỗ trợ chứ không nên tạo thêm mâu thuẫn.
Ví dụ, những giờ học của con, chồng em nên tôn trọng, không lấy cớ thăm con rồi dẫn đến việc bé bỏ học để đòi theo ba đi chơi. Nói vậy chắc em cũng hình dung được cuộc nói chuyện này không đơn giản, em sẽ phải chuẩn bị, giữ bình tĩnh để đạt kết quả mình mong muốn.
Em cũng nên cởi mở nói chuyện với con. Cứ lắng nghe bé kể chuyện, chia sẻ. Trẻ con rất nhạy cảm, chúng sẽ nhận ra đâu là tình cảm yêu thương chân thật, và đâu chỉ là sự mua chuộc lấy lòng nhất thời.
Em hãy thừa nhận chuyện mẹ con mình đang sống khó khăn, nhưng hãy để cho con thấy tình yêu thương của em. Tình yêu thương của mình đôi khi cũng bị thử thách, hãy cố gắng bảo vệ con bằng tất cả tình cảm của mình. Chúc em vượt qua giai đoạn khó khăn này.
6 vấn đề cần giải quyết sớm để giữ gìn hạnh phúc hôn nhân Bước vào cuộc sống hôn nhân, đa số các cặp đôi sẽ gặp phải những vấn đề ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Vậy nên, hãy giải quyết những vấn đề dưới đây càng sớm càng tốt để giữ gìn hạnh phúc gia đình nhé. 1. Sự phản bội Không một ai có thể dám chắc, dám đảm bảo rằng trong suốt...