Vua Jordan kêu gọi chống IS
Vua Abdullah của Jordan đã gọi cuộc chiến chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) là “chiến tranh thế giới thứ 3″, và kêu gọi tất cả quốc gia, tôn giáo trên thế giới tham gia cuộc chiến này.
Vua Abdullah của Jordan – Ảnh: Reuters
“Đây là cuộc chiến của tất cả chúng ta. Chúng ta có trách nhiệm bảo vệ những người Hồi giáo và ngăn chặn IS trước khi IS tiến sát biên giới của chúng ta”, ông Abdullah trả lời phỏng vấn đài CNN (Mỹ) ngày 2.3.
Hồi tháng 12.2014, IS đã bắt phi công Moath al-Kasasbeh của Không quân Hoàng gia Jordan làm con tin sau khi máy bay của ông bị rơi trong một cuộc không kích IS ở Syria.
Vua Abdullah đã chứng kiến đất nước ông bàng hoàng trước việc IS thiêu sống phi công Kasasbeh trong lồng sắt và tung video lên mạng hồi đầu tháng 2.2015.
Vua Abdullah, người ủng hộ liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu chống IS, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia và tôn giáo trên thế giới tham gia cuộc chiến nhằm tiêu diệt tổ chức này.
Theo đài Russia Today (Nga), Vua Abdullah, được mệnh danh là vị “vua chiến binh” sau 35 năm phục vụ quân đội Jordan, tuyên bố Jordan sẽ đóng vai trò lớn hơn trong liên minh quốc tế chống IS.
Video đang HOT
Hiện có một số tin đồn cho rằng Vua Abdullah, một phi công trực thăng, đã đích thân tham gia những cuộc không kích nhắm vào IS.
Bộ trưởng Nội vụ Jordan Hussein al-Majali từng tuyên bố nước này sẽ “quét sạch IS” sau vụ thiêu sống phi công Jordan.
Theo Lầu Năm Góc, Jordan đã thả 72 quả bom nhắm vào các cứ điểm của IS ở Syria trong đợt trả đũa đầu tiên.
Tờ The Guardian (Anh) cho hay có khoảng 2.000 – 2.500 công dân Jordan đã tham gia IS và nhiều người Jordan xem việc gia nhập IS là cơ hội để thoát nghèo.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Obama gặp lãnh tụ tôn giáo lưu vong, chọc giận Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 5/2 đã có cuộc gặp gỡ với lãnh tụ tôn giáo lưu vong của người Tây Tạng Dalai Lama trong một sự kiện tại Washington, và gọi người này là "bạn tốt", bất chấp cảnh báo từ Bắc Kinh hồi đầu tuần.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: AFP)
Cuộc gặp gỡ diễn ra tại một sự kiện cầu nguyện ở Washington, nơi có sự tham dự của nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng. Ông Obama đã gọi Dalai Lama là một "người bạn tốt", và một niềm cảm hứng của tự do và phẩm giá của toàn nhân loại.
Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo của các Phật tử Tây Tạng có mặt trong cùng một sự kiện đông người với Tổng thống Mỹ.
Hồi đầu tuần, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo ông Obama không nên gặp Dalai Lama, do Bắc Kinh vẫn xem nhà sư này là một phần tử ly khai.
"Chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ quốc gia nào sử dụng vấn đề Tây Tạng để can thiệp vào các vấn đề nội bội của Trung Quốc", người phát ngôn Bọ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố trong cuộc họp báo hôm 2/2. "Chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ nguyên thủ quốc gia nào tiếp xúc với Dalai Lama theo bất kỳ cách nào".
Gọi Tây Tạng là một trong những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, ông Hồng đã hối thúc Mỹ "tôn trọng những lời hứa của mình về vấn đề Tây Tạng", và "xử lý các vấn đề liên quan một cách thỏa đáng".
Các cuộc gặp trước đây giữa ông Obama và Dalai Lama diễn ra trong phòng kín, nhưng truyền thông cũng được mời tới chụp ảnh.
Tại sự kiện Bữa sáng cầu nguyện quốc gia ở Nhà Trắng, ông Obama đã ngồi ở đầu một bàn có ông Dalai Lama cùng hiện diện.
Trước khi đưa ra những phát biểu nêu trên, ông Obama cũng đã chắp tay và cúi đầu chào nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, vẫy tay và mỉm cười.
Ông chủ Nhà Trắng còn lên án những người sử dụng tôn giáo như một cái cớ để thực hiện các hành vi bạo lực.
"Chúng ta được triệu tập về đây để đẩy lùi những kẻ làm méo mó tôn giáo vì mục đích xấu của họ", ông Obama nói, trước khi chỉ đích danh nhóm nhà nước Hồi giáo IS.
Ông Obama cũng kêu gọi mọi người thuộc tất cả các tín ngưỡng cho thấy sự nhân văn của tín ngưỡng đó và bác bỏ ý nghĩ "Chúa chỉ nói với chúng tôi và không nói với những người khác".
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Tự do và cực đoan: đâu là giới hạn? Dù ai đúng, ai sai thì sự kiện đau thương này cũng đã xảy ra và có vẻ như chưa dừng lại. Tội ác này không hẳn xuất phát từ các khác biệt tín ngưỡng, văn hóa hay chưa hiểu đủ về nhau... ...Mà chính là từ sự nghi kị, lòng ích kỷ, không muốn chấp nhận các khác biệt của nhau và...