Vừa hoạt động một tuần, hàng ngàn mét cáp điện tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đã bị mất cắp
Vừa đi vào hoạt động được khoảng một tuần, tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã bị mất cắp cả ngàn mét cáp điện.
Nhiều đoạn cáp điện trên tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái bị cắt cụt khiến việc xử lý, khắc phục gặp khó khăn – Ảnh: ĐỖ PHƯƠNG
Tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái được đầu tư hệ thống điện chiếu sáng dọc tuyến, tạo thành chuỗi cao tốc kéo dài 176km. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên, duy nhất tại Việt Nam được trang bị điện chiếu sáng toàn tuyến nhưng chỉ chưa đầy một tuần đưa vào khai thác (từ 1-9), hệ thống điện chiếu sáng trên tuyến đang bị phá hoại, khiến nhiều đoạn đường không thể có điện chiếu sáng vào ban đêm.
Đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái dài gần 80km, được trang bị, đầu tư đồng bộ hệ thống điện chiếu sáng dọc tuyến. Hệ thống này vận hành chiếu sáng thông minh và tiết kiệm điện, sử dụng gần 4.600 cột đèn, thay vì chỉ có điện chiếu sáng tại các nút giao thông, trạm thu phí và các cầu trên tuyến theo yêu cầu tối thiểu của tiêu chuẩn kỹ thuật về đường cao tốc.
Video đang HOT
Vị trí chân cột đèn được đổ bê tông, tuy nhiên vẫn bị đào bới để cắt cáp điện – Ảnh: ĐỖ PHƯƠNG
Hệ thống điện chiếu sáng trên đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đã được đóng điện từ ngày 29-8, được hội đồng nghiệm thu chấp thuận và đưa vào khai thác cùng các hạng mục khác của cao tốc từ ngày 1-9.
Tuy nhiên, theo phản ánh từ chủ đầu tư và nhà thầu, dọc tuyến có hàng trăm vị trí vừa bị cắt mất cáp ngầm hạ áp loại 4×16, 4×25, 4×35 với tổng mét dây lên đến gần 3.000m dài.
Hệ thống bảng mạch điện và aptomat bị tháo bỏ – Ảnh: ĐỖ PHƯƠNG
Cùng với đó là mất hệ thống bảng mạch điện và aptomat cùng nhiều thiết bị khác. Đây là hệ thống điện thông minh, liên hoàn, liền mạch dọc tuyến được thiết kế theo dạng nối tiếp, do đó các vị trí mất thiết bị khiến toàn tuyến không thể có điện chiếu sáng.
Với niềm vui được trải nghiệm tuyến đường mới, chỉ trong khoảng một tuần đưa vào khai thác, trên tuyến đã có trên 60.000 lượt phương tiện đi lại.
Quảng Ninh chủ động ứng phó bão số 3
Bão số 3 đã tiến vào biển Đông và đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Quảng Ninh nhất là khu vực biển từ Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái và mưa lũ vùng biên giới phía Bắc.
Bản đồ đường đi của Bão số 3 (sáng 25/8). Ảnh: TTXVN phát
Trước tình trạng đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các địa phương, đơn vị tuyệt đối không chủ quan và triển khai một số nhiệm vụ ứng phó bão số 3 và ảnh hưởng do bão.
Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với UBND các địa phương ven biển nắm lại số tàu thuyền, thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động các biện pháp phòng tránh, không đi vào vùng nguy hiểm; chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa chủ động theo dõi mực nước, thực hiện điều tiết đảm bảo an toàn hồ chứa.
UBND các địa phương rà soát lại hệ thống đê điều trên địa bàn, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân tại các khu vực có nguy cơ cao về ngập lụt, sạt lở, lưu ý với các nhà tạm dưới chân mái kè, vùng trũng để sẵn sàng phương án di chuyển dân về nơi an toàn khi cần với phương châm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản trong mọi tình huống. Các địa phương tổ chức trực canh 24/24 giờ tại các ngầm tràn, đường giao thông, tuyên truyền nhân dân không ra suối đánh cá, vớt củi, bơi lội... khi có lũ.
Các địa phương ven biển, đặc biệt là Móng Cải, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà... tổ chức kêu gọi tàu thuyền không đi vào vùng nguy hiểm, thông báo đến nhân dân sẵn sàng phương án ứng phó với ảnh hưởng của bão, đặc biệt là với gió mạnh trên biển; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện cấm biển khi có lệnh.
Các địa phương vùng núi Bình Liêu, Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái, Hạ Long, Cẩm Phả sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn sau bão, cảnh báo nguy cơ sạt lở do ảnh hưởng của mưa lũ. Hai thành phố Cẩm Phả, Hạ Long rà soát xử lý để không xảy ra các điểm ngập lụt tại các khu dân cư khi có mưa kéo dài. Riêng huyện Cô Tô nắm chắc số lượng khách du lịch, dự kiến sẽ du lịch trên đảo trong thời gian bão để chủ động quản lý, thông báo điều chỉnh cho phù hợp, an toàn trước 12 giờ ngày 25/8.
Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Du lịch thông báo cho khách du lịch về bão và rà soát số lượng khách du lịch tham quan biển đảo, đảm bảo an toàn cho du khách khi có yêu cầu; chỉ đạo Cảng vụ nội địa rà soát, nắm bắt số lượng tàu du lịch, tổ chức hướng dẫn tàu thuyền neo đậu, tránh trú tại các bến, khu neo đậu khi có tình huống. Lực lượng chức năng kiểm tra và xử lý các điểm có nguy cơ sạt lở trên các tuyến giao thông, phương án đảm bảo an toàn tại ngầm tràn, đường cao tốc, cầu Bãi Cháy, Bạch Đằng... với gió mạnh và mưa hoàn lưu sau bão.
Các đơn vị vũ trang trên địa bàn sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, đảm bảo triển khai khi có yêu cầu. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc triển khai các phương án phòng, chống thiên tai đối với các khu vực khai thác hầm lò, bãi thải, các vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở khi có tình huống thiên tai (đặc biệt là mưa lớn) trên địa bàn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Bắc Bộ Ngày 25/8, nhận định về diễn biến bão số 3, chuyên gia Trần Quang Năng, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, sáng nay, vị trí của bão số 3 cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 290 km về phía Đông, với cường độ gió cấp 11. Hướng di chuyển của bão số 3. Ảnh: TTXVN/phát...