Vừa đánh Syria, Thổ Nhĩ Kỳ vừa tung tối hậu thư lạnh người cho châu Âu
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ vừa ra tối hậu thư lạnh người rằng, hoặc châu Âu ủng hộ chiến dịch tấn công người Kurd ở Syria đang diễn ra của ông hoặc ông sẽ mở cửa biên giới cho 3,6 triệu di dân và người tị nạn tràn vào “Lục địa già”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi cảnh báo lạnh người tới châu Âu
“Liên minh Châu Âu hãy thức tỉnh đi. Nếu các người gọi chiến dịch của chúng tôi ở Syria là xâm lược, chúng tôi chỉ cần làm một việc đơn giản: mở cổng và gửi 3,6 triệu di dân qua chỗ các người”, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cảnh cáo đến các nước châu Âu trong bài phát biểu trước các nghị sĩ đảng AK của mình trong bối cảnh nhiều lãnh đạo của các nước phương Tây chỉ trích chiến dịch ở đông bắc Syria của Ankara là “xâm lược”.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ông Erdogan muốn tạo một vùng đệm sâu 30 km vào lãnh thổ Syria và trải dài 120 km từ Tal Abyad đến Ras al-Ain để chia cắt người Kurd ở nước láng giềng với lực lượng ly khai trong nước.
Video đang HOT
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar nói mục tiêu của chiến dịch là “bảo đảm bảo an ninh biên giới và sự an toàn của nhân dân”. Ông Akar xem lực lượng người Kurd và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đều là mối đe dọa.
Theo Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, các đợt không kích, pháo kích đã đánh trúng 181 mục tiêu của lực lượng người Kurd kể từ khi chiến dịch bắt đầu vào ngày 9/10.
Một trong số những nhà tù của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu dùng để giam giữ hàng ngàn thành viên của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã bị trúng bom trong đợt không kích.
Người dân Syria sơ tán vì cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã mở cuộc họp khẩn về chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/10 nhưng không thể đạt đồng thuận về vụ xung đột này.
Các nước châu Âu lan truyền bản tuyên bố chung kêu gọi dừng ngay cuộc tấn công. Mỹ đưa ra các ý kiến chỉ trích nhẹ nhàng hơn. Phái đoàn Nga lại muốn lên án cả Mỹ lẫn các lực lượng đồng minh hỗ trợ người Kurd ở đông bắc Syria, vì “sự xâm lược phi pháp” lãnh thổ Syria. Các cuộc thương thảo kết thúc trong bất đồng.
Theo danviet
Nóng : Mỹ quay lưng với đồng minh ruột ở chiến trường Syria
Lầu năm góc sẽ không tham gia vào chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ dự định tiến hành ở miền bắc Syria, điều này được nêu trong thông cáo của Nhà Trắng, được công bố sau cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Quân Thổ Nhĩ Kỳ ở biên giới Syria.
Mỹ đã xác nhận rằng chiến dịch đã lên kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu "sớm". "Các lực lượng Mỹ đã đánh bại "caliphate" địa phương IS sẽ không còn triển khai ở gần nữa", tuyên bố cho biết.
Đồng thời, Nhà Trắng nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các chiến binh IS bị bắt trong hai năm qua sau khi đánh bại nhóm khủng bố.
Chính quyền Trump cũng nhắc lại rằng trước đây họ đã yêu cầu Pháp, Đức và các nước châu Âu khác nhận lại tù nhân chiến tranh bị bắt, những kẻ xuất thân từ những nước này. "Mỹ sẽ không giữ chúng trong nhiều năm và với chi phí khổng lồ của người nộp thuế ở Mỹ", Nhà Trắng nói.
Trước đó, ông Erdogan nói rằng quyết định về chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc Syria phía đông Euphrates có thể được đưa ra trong những ngày tới. Tổng thống nói thêm rằng mục đích của chiến dịch sẽ là xóa sạch biên giới Syria với Thổ Nhĩ Kỳ khỏi lực lượng tự vệ người Kurd Syria, thiết lập khu vực an ninh ở đó và để chứa người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đáp trả lại, đại diện của Lực lượng Dân chủ Syia (SDF) do Mỹ hậu thuẫn Mustafa Bali đã đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ bằng "cuộc chiến tranh tổng lực".
Theo danviet
Mỹ không thể ngăn thế giới mua dầu Iran Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đều mua dầu, phản đối trừng phạt Mỹ chặn đường xuất khẩu dầu mỏ của Iran. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khi trả lời giới truyền thông trên chuyến bay trở về Ankara đã tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục mua dầu của Iran bất chấp trừng phạt của Mỹ. Tổng thống Thổ...