“Vua của thế giới” bị bắt ở Indonesia
Cảnh sát tại Indonesia cho biết, ngày 18.1, họ đã bắt giữ một người đàn ông tự xưng là vua của thế giới. Ông này có hàng trăm tín đồ và được rất nhiều người cung phụng tiền bạc.
Toto Santoso và “nữ hoàng” xinh đẹp, trước khi bị cảnh sát bắt giữ (ảnh: SCMP)
Theo thông tin từ phía cảnh sát, một người đàn ông có tên Toto Santoso, đã tuyên bố mình là “vua của thế giới”. Ông này cho rằng mình được tổ tiên từ vương quốc Mataram cổ đại, truyền lại vị trí lãnh đạo của Keraton Agung Sejagat – vương quốc vĩ đại của thế giới.
“Những lời tuyên truyền của Toto Santoso đã thu hút hơn 450 người theo dõi trên kênh Youtube riêng và trở thành tín đồ của ông ta. Một số tín đồ thậm chí còn trả tới 110 triệu rupiah (khoảng 176 triệu đồng), để được cất nhắc vào các vị trí quan trọng trong vương quốc của Toto Santoso. Ông ta cũng hứa sẽ phát “bổng lộc” bằng USD cho những người đi theo mình”, cảnh sát trưởng khu vực trung tâm Java, ông Rycko Dahniel cho biết.
Toto Santoso còn tuyên bố với những tín đồ rằng, nếu đi theo ông ta, họ sẽ thoát khỏi những tai ương trong cuộc sống và dần trở nên giàu có. Ông này thậm chí còn tạo ra các tài liệu giả của Liên Hợp Quốc để chứng nhận sự cai trị của mình.
“Toto và một người phụ nữ có vai trò là nữ hoàng của ông ta đã chính thức bị bắt giữ vào ngày 17.1, với các cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản và truyền bá tin tức giả”, ông Rycko nói.
Theo thông tin từ truyền thông Indonesia, “vua của thế giới” – Toto Santoso từng sống ở một khu ổ chuột, nằm cạnh đường tàu ở Jakarta. Năm 2016, khu ổ chuột này bị cháy, Toto Santoso mất nơi trú ngụ và bỗng nhiên trở thành “vua của thế giới”.
Theo danviet.vn
Chiêm ngưỡng cổ tháp 1.300 tuổi của đế chế Phù Nam
Trong thời kỳ hưng thịnh, Phù Nam đã kiểm soát một vùng đất trải dài từ Nam Trung Bộ của Việt Nam cho đến thung lũng sông Mê Nam của Thái Lan.
Video đang HOT
Có niên đại từ thế kỷ thứ 8, tháp Chót Mạt (ấp Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) là một trong những di tích tiêu biểu nhất của văn hóa Óc Eo giai đoạn hậu Phù Nam - vương quốc từng thống lĩnh vùng đồng bằng sông Mekong những thế kỷ đầu Công nguyên.
Tháp Chót Mạt được các nhà khảo cổ Pháp phát hiện đầu thế kỷ 20 trong tình trạng bị hư hại nặng nề. Sau một quá trình nghiên cứu, tòa tháp đã được khôi phục gần với nguyên gốc.
Tháp được xây bằng gạch có bình diện vuông 5m x 5m, đỉnh tháp cao 10m. Toàn bộ tòa tháp được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo.
Hoa văn ở chân tháp.
Tạo hình trên trụ cổng.
Phù điêu mặt người trên trụ cổng.
Mặt bên của tháp với hai phù điêu hình người.
Họa tiết hình hoa lá ở các cạnh tháp.
Cánh sen cách điệu ở chân tháp.
Hoa văn dạng chấm tròn ở chân tháp.
c Một bức phù điêu bị thời gian tàn phá nặng nề và không thể khôi phục nguyên trạng nhưng vẫn toát lên sự cầu kỳ trong tạo tác.
Bên trong tòa tháp.
Cạnh tòa tháp đã được phục hồi là tàn tích của một tháp khác đã sụp đổ hoàn toàn.
Hiện tại, yếu tố sắc tộc - ngôn ngữ của cư dân Phù Nam vẫn là một ẩn số. Trong thời kỳ hưng thịnh, đế chế này đã kiểm soát một vùng đất trải dài từ phía Nam Trung Bộ của Việt Nam cho đến thung lũng sông Mê Nam của Thái Lan và phía Bắc bán đảo Mã Lai.
Sau một giai đoạn huy hoàng, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỷ thứ 6. Nước Chân Lạp của người Khmer vốn là một thuộc quốc của Phù Nam, sau dần lớn mạnh và bắt Phù Nam thần phục lại mình. Từ thế kỷ thứ 7, vương quốc Phù Nam đã chấm dứt sự tồn tại của mình sau khi bị sát nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp.
Quốc Lê
Theo Kiến thức
Khi mùa đông đến cũng là thời khắc để ta thanh lọc cuộc đời mình "Mùa đông sắp đến trong thành phố. Buổi chiều trời lạnh. Heo may từng cơn gió bước chân về căn gác nhỏ, nhìn xuống công viên...". Lời bài hát quen thuộc về mùa đông của nhạc sĩ Đức Huy vang lên dìu dặt trong chiếc headphone khi tôi đang rảo bước về phía căn hộ của mình, trong một buổi chiều cuối năm....