Vừa chuyển sang HNX, Vinafor bốc hơi cả nghìn tỷ đồng
Lợi nhuận sau thuế Vinafor chỉ đạt 546 tỷ đồng, giảm 36% so với năm trước, hoàn thành 77% kế hoạch. Trong khi đó, giá cổ phiếu sau khi chuyển sàn đã bốc hơi cả nghìn tỷ đồng.
Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor; VIF) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 cho thấy, doanh thu thuần gần 486 tỷ đồng, tăng 8,3% so với qúy IV/2018. Chiếm tỷ trọng cao nhất là doanh thu từ bán gỗ nguyên liệu, đạt hơn 199 tỷ đồng. Lãi từ công ty liên doanh, liên kết gần 149 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kì, tác động tới lợi nhuận sau thuế công ty mẹ hơn 165 tỷ đồng, giảm 29%.
Báo cáo tài chính quý IV/2019 của VIF
Cả năm, doanh thu thuần gần 1.782 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2018 nhưng lợi nhuận gộp tăng hơn 17% lên gần 299 tỷ đồng, đạt biên lãi gộp khoảng 18%.
Video đang HOT
Doanh thu hoạt đông tài chính tăng gần 21% lên hơn 210 tỷ đồng nhưng lãi từ công ly liên doanh, liên kết giảm 46% còn 411 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ gần 546 tỷ đồng, giảm 36% năm trước, hoàn thành 77% kế hoạch.
Tính đến hết 31/12, tổng giá trị tài sản của Vinafor đạt gần 5.839 tỷ đồng, giảm 157 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Phần lớn là tài sản ngắn hạn, trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn gần 2.649 tỷ đồng, tăng 3%. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 1.202,5 tỷ đồng, giảm 16%.
Năm 2020, Vinafor đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất hơn 2.719 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất gần 61 tỷ đồng. Dự kiến cổ tức là 13,5% (năm 2019 là 18%).
Ngày 3/2, ngày đầu tiên 350 triệu cổ phiếu VIF giao dịch trên HNX với giá tham chiếu 21.700 đồng/cp. Kết thúc phiên 6/2, VIF tăng 6,9% đạt 18.700 đồng/cp sau 3 phiên đầu chào sàn giảm điểm. Giá trị vốn hóa bốc hơi 1.050 tỷ đồng.
Thảo Nguyên
Theo Vietq.vn
350 triệu cổ phiếu Vinafor (VIF) chào sàn Hà Nội
Sáng 3/2, 350 triệu cổ phiếu VIF của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) đã niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với giá tham chiếu 20.500 đồng/cổ phiếu, thuộc Top các doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất HNX.
Vinafor hiện có vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% vốn, cổ đông chiến lược - Công ty cổ phần Tập đoàn T&T nắm giữ 40% vốn, còn lại 9% vốn bán ra công chúng. Sau cổ phần hóa, Tổng công ty quản lý, sử dụng khoảng 45.000 ha đất rừng.
Sau 3 năm cổ phần hóa, tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân năm trên vốn điều lệ của Tổng công ty đạt 18,7%, bằng 3,2 lần bình quân 3 năm liền kề trước khi cổ phần hóa và bằng 2,7 lần theo phương án cổ phần hóa được duyệt.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 được công bố cho biết, năm 2019, Vinafor đạt doanh thu 1.782 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 593 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự kiến cổ tức tối thiểu 18%.
Ông Phí Mạnh Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinafor cho biết, chiến lược phát triển của Tổng công ty giai đoạn từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 là phát triển lâm nghiệp làm nòng cốt, tập trung vào mở rộng quy mô, cải tạo giống cây lâm nghiệp, đầu tư thâm canh cao, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tạo vùng nguyên liệu có chất lượng tốt phục vụ cho chế biến sâu, xây dựng các trung tâm chế biến gỗ gắn liền với vùng nguyên liệu, sản phẩm gắn kết với thị trường của khu vực và các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ.
Đồng thời, tiếp tục duy trì quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư miền núi sống gần vùng sản xuất nguyên liệu và máy chế biến các nhà gỗ, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán HNX, cổ phiếu VIF đã giảm kịch sàn xuống 18.500 đồng với chỉ 6.000 đơn vị được khớp.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Tại sao nhà đầu tư vẫn do dự với cổ phiếu VIF? Cổ phiếu VIF của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor, UPCoM: VIF) có biến động khá thất thường trong thời gian qua. Kết thúc phiên giao dịch 11/11, cổ phiếu VIF đóng cửa ở mức 20.900đ/cp Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019, lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của VIF đạt hơn 1.295 tỷ đồng,...