Vua cây cảnh ‘đóng tàu’ Hoàng Sa
Ngày 27.6, nghệ nhân Năm Công ( Nguyễn Văn Công, 67 tuổi, ngụ xã Hưng Khánh Trung B, huyện chợ Lách, Bến Tre) cho biết khoảng 1 tuần nữa hai con tàu mang tên Hoàng Sa làm bằng cây cảnh sẽ được bàn giao và trình làng tại công viên TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu). Mỗi chiếc tàu này có chiều dài 20 m, cao 2 m và rộng khoảng 2,5 m.
Con tàu mang tên Hoàng Sa làm bằng cây cảnh do nghệ nhân Năm Công thực hiện sắp hoàn thành
Theo nghệ nhân Năm Công, cách đây khoảng một tháng, có một khách hàng từ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến tận nhà để đặt làm hai chiếc tàu này. Khách hàng chỉ đưa ra ý tưởng còn lại mình phải tự phác thảo theo hình con tàu đang vươn mình ra biển lớn. Mỗi chiếc tàu phải tốn hơn 1.000 cây si các loại để uốn làm mạn tàu, đuôi, mũi tàu…
Nghệ nhân Năm Công cho biết đây là lần đầu tiên khách hàng đặt làm tàu biển bằng cây si nên ông rất hào hứng. Bởi vì con tàu sẽ góp phần cổ vũ ngư dân Việt Nam tiếp tục bám biển, cổ vũ lực lượng làm nhiệm vụ vững tin trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Được biết, nghệ nhân Năm Công là “vua” tạo hình cây kiểng ở “vương quốc” hoa, cây kiểng Chợ Lách.
Video đang HOT
Theo TNO
Nghề cắt lá... ra tiền và những nhát kéo tiền triệu
Chỉ với chiếc kéo nhỏ dưới bàn tay khéo léo và con mắt nhà nghề tinh thông đã mang lại nguồn thu nhập khá cao cho các nghệ nhân chỉnh sửa cây cảnh.
Tết sắp đến cũng là lúc các nghệ nhân chỉnh sửa cây cảnh ở các làng cây cảnh truyền thống của Nam Định lại tất tả xuôi Nam, ngược Bắc với bộn bề công việc với mong muốn kiếm được khoản thu kha khá dịp cuối năm.
Nhát kéo tiền triệu
Mỗi năm, dịp gần Tết cổ truyền là các nhà vườn cây cảnh hoặc những khu công sở, văn phòng lại trang hoàng cho những cây thế, chậu cảnh một diện mạo mới, đẹp hơn, dáng chuẩn hơn để đón năm mới sau một thời gian để cây mọc tự phát. Có cầu thì ắt có cung, đây cũng là thời điểm cánh thợ sửa cây bận rộn và phải làm ngày làm đêm để hoàn thiện công việc.
Anh Nguyễn Ngọc Sơn chỉnh sửa một cây sanh theo thế long chầu.
Có lẽ trong các nghề thì sửa cây là một trong những nghề sử dụng ít dụng cụ nhất, chỉ 2 thứ: Cưa và kéo. Và phụ kiện cho công việc tạo dáng cho cây cũng chỉ là dây nhôm, dây nylon cùng vài thanh tre nẹp giữ dáng. Thế nhưng chỉ với chiếc kéo nhỏ dưới bàn tay khéo léo và con mắt nhà nghề tinh thông đã mang lại nguồn thu nhập khá cao cho các nghệ nhân làng nghề.
Thoăn thoắt cắt những đám lá mọc lô xô khỏi tán, dựng lại "phom" chuẩn cho một cây sanh thế "sư tử hý cầu" cho một gia đình tại thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, Nam Định), anh Nguyễn Ngọc Sơn - quê xã Nam Toàn - một cao thủ trong nghề sửa cây có thâm niên hơn 20 năm cho biết: "Những người làm nghề này một phần do được đi làm với các nghệ nhân tiền bối, quan sát và tự học hỏi, còn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm trồng, chiết, chăm sóc cây. Từ đó mới nắm được quy luật phát triển của từng loại cây để định hình, tạo dáng theo "phom", theo thế".
Theo anh Sơn, trừ những cây sanh, si hay tùng la hán... đã có dáng đứng thẳng, mục đích tạo tầng tán theo 5-7 hay 9 tầng thì chỉ việc buộc cành tạo tầng tán, sau đó để cây phát triển tự do vài năm rồi chỉnh sao cho các tầng tròn đều, nhỏ dần từ gốc lên ngọn. Còn với những cây thế phức tạp, đòi hỏi người thợ phải có con mắt nhìn tinh tế để chỉnh sửa, uốn nắn sao cho cây có dáng ưng ý nhất, đạt thẩm mỹ cao nhất, từ đó sẽ có giá trị kinh tế cao.
Thậm chí có những cây mọc hoang trong vườn nhà người ta, mình xin về trồng, chỉnh sửa, cắt tỉa, gặp khách mua có khi bán được dăm triệu đồng. Thế nên mọi người hay ví von là "nhát kéo tiền triệu". Nghề này tuy không quá vất vả nhưng nắng cũng như mưa cũng luôn phải loay hoay ngoài sân, ngoài vườn, việc chỉnh sửa cây diễn ra quanh năm, nhưng dịp gần tết là bận rộn nhất.
Sửa cây, xây được nhà
Tại Nam Định có những nghệ nhân nổi tiếng trong nghề dù tuổi đời chỉ ngoài 40 như ông Phạm Minh Châu, ông "Vua lộc vừng" Phạm Trà ở xã Nam Toàn, ông Hoan ở Điền Xá, ông Trịnh ở Nam Thắng... Với tay nghề của những người này, mỗi tháng họ có thu nhập 20-30 triệu đồng.
Với những người thợ có tay nghề cao, việc chỉnh sửa một cây cảnh cỡ nhỏ hoặc trung bình hết từ 1-2 tiếng. Sau khi đã định hình kiểu dáng, người thợ cắt bỏ những nhánh thừa, sau đó dùng dây nhôm 3mm cuộn xoắn theo những cành, nhánh để uốn định hình theo thế cây đã lựa chọn.
Tuỳ thuộc vào loại cây là sanh, si, đa, tùng la hán hay quất, đào... mà người thợ lựa chọn kiểu dáng long, phượng, thác đổ, sư tử hý cầu hay lưỡng long chầu nguyệt... Do luôn đòi hỏi sự sáng tạo tối đa nên để trở thành một nghệ nhân là điều không hề đơn giản, vì vậy lượng người có tay nghề chỉnh sửa cao trong làng sinh vật cảnh không phải là nhiều.
Hiện ngày công chỉnh sửa cây cảnh phổ biến như sanh, si, lộc vừng... khoảng 300.000 đồng/ ngày, còn chỉnh uốn tùng la hán, tùng kim là 500.000 đồng/ngày bởi đặc thù của loại cây này rất khó uốn, tạo dựng thế cây cũng phức tạp hơn. "Bình quân một người thợ có tay nghề cao mỗi tháng cũng kiếm được khoảng 12-15 triệu đồng"- anh Nguyễn Thanh Lâm - thợ sửa cây ở Nam Hồng (Nam Trực) cho biết.
Theo Chu Hồng Châu
Dân Việt
Nghệ thuật làm trống của người Dao đỏ Trên khắp vùng biên giới phía Bắc, mỗi gia đình người Dao đỏ đều có một chiếc trống. Trống là nhạc cụ chính, cùng với kèn và lục lạc tạo nên bộ nhạc cụ cơ bản cho hầu hết mọi hoạt động văn hóa như lễ tết, ma chay, cưới hỏi... của người Dao đỏ. Trống trong đời sống văn hóa, tinh thần...