Vựa cam Cao Phong “vượt bão”, nhà vườn thu tiền tỷ
Huyện Cao Phong (Hoà Bình) nổi tiếng là thủ phủ cam của miền Bắc. Mấy năm vừa qua, cây cam đã mang lại cuộc sống ấm no và sung túc cho nhiều hộ nông dân. Năm nay, vựa cam cũng trải qua không ít sóng gió về việc tiêu thụ, nhưng người trồng cam ở đất Mường vẫn có một vụ bội thu nhờ làm ăn bài bản.
Cứ ngỡ gặp “bão giá”…
Người dân Cao Phong giờ luôn tự hào là thị trấn giàu có nhất đất Tây Bắc. Đây cũng là nơi có nhiều tỷ phú, nhà lầu, xe hơi nhất ở đất Mường. Giờ người ta không thống kê tỷ phú nữa vì đất này có quá nhiều. Nói như thế để thấy rằng, cây cam đã mang lại lợi nhuận khổng lồ như thế nào cho người trồng.
Những năm vừa qua, nơi này nhà nhà đổ xô vào trồng cam. Hiện diện tích cam Cao Phong đã lên đến hơn 3.000ha, chiếm một nửa diện tích cam của tỉnh Hòa Bình.
Cam Cao Phong đã tạo được thương hiệu riêng. Ảnh: X.T
Theo quy hoạch của UBND tỉnh Hòa Bình, đến năm 2025, diện tích cây có múi toàn tỉnh đạt khoảng 17,5 nghìn ha và bình tuyển được 41 cây đầu dòng các giống cây có múi chủ lực. Như vậy, UBND tỉnh Hòa Bình vẫn xác định cây có múi là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương.
Khi diện tích tăng cao, người dân gặp khó khăn về khâu tiêu thụ, nhưng người trồng cam ở Cao Phong ít lo ngại chuyện đó, bởi họ xác định việc cần làm là phải nâng chất lượng của quả cam lên ngon hơn, ngọt hơn và sạch hơn.
Bà Ngô Thị Na (ở xóm Bãi Dệ 1, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong) là một trong những hộ dân trồng cam giỏi nhất đất Mường. Nhà bà có 240 cây cam, nhưng năm nào cũng thu xấp xỉ 50 tấn quả, trung bình mỗi cây cam thu hơn 2 tạ. Ai đã một lần vào thăm vườn cam của bà đều thích thú, chỉ muốn ngắm những cây cam sai trĩu quả, chín vàng óng thật đẹp.
Video đang HOT
Năm nay, năng suất cam có giảm nhẹ, nhưng vườn nhà bà Na vẫn được mùa. Tổng kết vụ cam năm nay, bà thu gần 1 tỷ đồng. “Giá giảm hơn so với mọi năm, nhưng tôi vẫn sống ổn. Điều quan trọng là mình biết chăm bẵm và nâng cao giá trị của từng quả cam” – bà Na chia sẻ.
So với những vườn cam khác, vườn cam của bà Na luôn sạch bệnh. Từng quả cam được vợ chồng bà chăm chút rất cẩn thận. Bà thường sử dụng thuốc lào ngâm nước vôi trong để phun phòng bệnh cho cây. Cách làm này rất hiệu quả lại không độc hại. Ngoài ra, bà còn ngâm ngô và đậu tương bón cho cây. Từ cách làm tổng hợp này, cây cam luôn khỏe và cho năng suất cao. Bà Na cho rằng, trồng cam vẫn là công việc mang lại lợi nhuận cao nhất ở đất này.
Cũng giống như bà Na, gia đình anh Dương Văn Mừng ở xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh có thu nhập cao nhờ trồng cam. Hiện vườn cam của anh đã tăng lên 11ha, với các giống cam như Valencia (V2), cam lòng vàng, cam Canh, cam xã Đoài… Năm nay, khắp nơi thu hoạch cam, tưởng ế nhưng anh Mừng vẫn bán được với giá 20.000 đồng/kg tại vườn, thậm chí cam Canh còn được giá cao hơn.
Sau Tết Nguyên đán, anh Mừng sẽ tiếp tục xuất bán cam V2, ước tính giá cũng phải trên dưới 30.000 đồng/kg. Đặc biệt, vườn của anh Mừng đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP, nhờ vậy mà các cửa hàng sạch ở Hà Nội luôn coi vườn cam của anh là nơi tin cậy để lấy hàng.
Người dân Cao Phong cho hay, để đầu tư cho 1ha cam đến khi thu hoạch cũng phải mất ngót nghét tỷ đồng. Nếu như giá cam xuống thấp, người trồng sẽ lãi rất ít. Tuy nhiên, vấn đề giá cả lại phụ thuộc vào việc chăm sóc cam của chủ vườn. Một vườn cam nếu chăm sóc tốt, 1 vụ có thể thu được trên 50 tấn cam. Trừ chi phí đi, người trồng vẫn lời vài trăm triệu đồng.
Năm nay, giá cam giảm nhiều so với những năm trước đây vì sản lượng tăng cao, người Cao Phong đã nhanh trí chuyển sang trồng nhiều giống cam khác nhau để thu rải vụ. Đầu tháng 10 thu cam lòng vàng, giáp tết thu cam xã Đoài và cam Canh, sau tết thu hoạch cam V2. Do vậy, gia đình nào biết cơ cấu thời vụ hợp lý thì vẫn có thể sống ổn với nghề dù giá không được như ý.
Sản xuất sạch – vấn đề sống còn
Cây cam giờ đây đã không còn bó gọn ở thị trấn Cao Phong nữa mà đã lan ra toàn tỉnh Hòa Bình với diện tích gần 10.000ha, tổng sản lượng khoảng hơn 12 vạn tấn, chưa kể bưởi. Với sản lượng cam, bưởi khổng lồ đó, không dễ gì tiêu thụ hết trong thời gian ngắn. Điều đáng lo là hiện mới chỉ có khoảng một nửa diện tích cây có múi đã cho thu hoạch, còn khoảng 5.000ha mới trồng, dự kiến khoảng 3 năm tới, khi diện tích này cho thu hoạch thì sản lượng cam, bưởi của tỉnh Hòa Bình sẽ tăng lên đến 20 vạn tấn.
Việc cấp bách nhất lúc này đối với người trồng cam là tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm trước, sản lượng còn ít, cam bán đắt như… tôm tươi. Nhưng 2 năm trở lại đây, việc tìm kênh tiêu thụ cam, bưởi trở thành bài toán nan giải. Tuy nhiên với các hộ trong Hội trồng cây có múi cam Cao Phong, họ khá tự tin vì đã làm ra những sản phẩm đủ chất lượng, an toàn.
Ông Phạm Minh Thái – Chủ tịch Hội Người trồng cam Cao Phong cho biết: Năm nay thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cam. Nhưng nhìn chung các hội viên vẫn được mùa, giá bán khá ổn định. Hội Người trồng cam Cao Phong có 60 hội viên tham gia với diện tích 168ha, 100% diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Hiện giống cam Canh, CS 1 (lòng vàng) đã bán gần hết, giá ổn định từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, hiện cuối vụ nên giá bán đã tăng lên 27.000 đồng/kg. Theo ông Thái, nếu chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, sản xuất an toàn, cây cam vẫn mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Theo dân việt
Thị trường nông sản tết: Dồi dào thực phẩm, trái cây ngon
Nguồn cung nông sản phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi được dự báo rất dồi dào khi các vùng sản xuất, các doanh nghiệp chủ động hàng cung ứng từ trước để tránh tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
Địa phương chủ động nguồn cung
Về các mặt hàng rau củ quả, trao đổi với NTNN, ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, diện tích rau, củ, quả năm nay tăng hơn so với cùng kỳ. Tại các tỉnh phía Bắc, diện tích rau vụ đông đạt 195.000ha, tăng hơn khoảng 10.000ha so với vụ trước
Nhiều địa phương đã chủ động sản xuất hàng nông sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong dịp tết Nguyên đán. Ảnh: I.T
Những tuần giáp tết, thời tiết ấm, lượng mưa vừa phải tạo điều kiện thuận lợi cho các loại rau ăn lá sinh trưởng, phát triển. Căn cứ vào tình hình sản xuất ở các địa phương, dự báo nguồn cung các mặt hàng nông sản dịp Tết Nguyên đán co kha năng dư thưa ơ môt số khu vưc, nhất la vùng đồng bằng sông Hồng.
Là 1 trong 2 địa phương lớn, có số dân đông nhất cả nước, TP.Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng các mặt hàng nông sản, thực phẩm đa dạng phục vụ nhu cầu của nhân dân trong dịp tết. Dự báo nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội tăng mạnh vào dịp cuối năm đến Tết Kỷ Hợi 2019, ngành nông nghiệp Hà Nội đã chủ động kết nối nông dân, hợp tác xã (HTX) với doanh nghiệp (DN), đồng thời duy trì 377 chuỗi cung ứng nông sản an toàn cho Thủ đô.
Theo Sở NNPTNT Hà Nội, hiện đàn bò của thành phố có 131.686 con; đàn lợn 2,04 triệu con; gia cầm 29,8 triệu con. Cùng với đó, nông dân đang đẩy mạnh sản xuất vụ đông năm 2018 - 2019 với diện tích gieo trồng 39.000ha.
Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, ông Chu Phú Mỹ nhận định, với khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu của người dân trong tháng tết thì Hà Nội cơ bản đáp ứng đủ sản lượng thịt lợn, thịt gà. Các mặt hàng khác như gạo đáp ứng được 35%; thịt bò khoảng 15%; trứng gia cầm 66%; rau, củ, quả 66%...
Không để giá leo thang
Đối với các mặt hàng chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, nếu dịch bệnh không xuất hiện thì nguồn cung thịt lợn và các loại thịt khác sẽ không thiếu.
Các sản phẩm nông sản được bày bán trong một siêu thị tại Hà Nội. Ảnh: I.T
Đến thời điểm này, nhiều DN và siêu thị cũng đã chủ động khai thác nguồn hàng từ các tỉnh để dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết 2019. Công ty cổ phần Ba Huân với nguồn hàng chủ động sẵn đã đẩy mạnh hàng hóa vào các kênh siêu thị và chợ truyền thống phục vụ nhu cầu người dân. Ngoài ra, công ty còn có những chuyến hàng lưu động đến các khu vực người dân có nhu cầu cao như khu công nghiệp hay khu chế xuất.
Ông Phạm Thanh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ba Huân cho biết, để chủ động nguồn hàng phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán 2019, công ty đã chuẩn bị dựa trên 2 yếu tố là tạo nguồn hàng và lưu thông phân phối. Sản lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường tết của công ty tăng 20 - 30% so với tết trước.
Đại diện Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho hay, DN đã lên kế hoạch dự trữ các mặt hàng thiết yếu như thịt bò, thịt lợn, trứng, thủy sản... Những mặt hàng này được khai thác từ các nhà cung cấp lớn, có uy tín, chất lượng bảo đảm.
Bên cạnh đảm bảo nguồn cung, giá cả ổn định, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được các cơ quan chức năng quan tâm. Để chủ động kiểm soát tốt vấn đề này, TP.Hà Nội đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra liên ngành, giám sát về giá cả và các vấn đề liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời, chỉ đạo ban quản lý chợ, DN quản lý chợ trên địa bàn thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các tiểu thương nghiêm túc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, vệ sinh môi trường và chấp hành các quy định; đặc biệt sẽ xử lý nghiêm các lò mổ gia súc, gia cầm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Danviet
Giá cà phê hôm nay 17/1 bật tăng, giá tiêu tiếp tục lùi sâu Theo ghi nhận trên thị trường nông sản hôm nay 17/1, giá cà phê nhân xô tại khu vực Tây Nguyên được điều chỉnh tăng 200 đồng/kg, giúp giá cà phê tại Việt Nam quay trở lại mức từ 32.900 - 33.600 đồng/kg. Giá cà phê hôm nay 17/1 bật tăng trong bối cảnh thị trường cà phê vẫn chưa hết tiêu cực....