Vừa bước chân vào metaverse của Facebook, avatar của một phụ nữ đã bị “cưỡng bức tập thể”
Chỉ 60 giây sau khi gia nhập vào vũ trụ ảo metaverse do Facebook phát triển, người phụ nữ này đã gặp một trải nghiệm tồi tệ.
Trong một bài đăng trên Medium, một phụ nữ Anh cho biết về một trải nghiệm kinh hoàng mình đã trải qua khi vừa bước chân vào vũ trụ ảo metaverse trong tựa game Horizon Worlds do Facebook (hay hiện tại là Meta) phát triển.
” Chỉ trong vòng 60 giây sau khi gia nhập thế giới này, tôi đã bị quấy rối bằng lời nói và tình dục – 3 hoặc 4 avatar nam giới với giọng đàn ông đã gần như hiếp dâm tập thể avatar của tôi.” Cô Nina Jane Patel, một bà mẹ 43 tuổi tại London, cho biết trong bài đăng trên Medium vào tháng 12 năm 2021. ” Khi tôi cố gắng bỏ chạy, chúng hét lên, “Đừng giả vờ như mày không thích nó”.“
” Nó thật dị hợm.” Patel cho biết. ” Nó đúng là ác mộng.” Patel hiện là phó chủ tịch về nghiên cứu Metaverse cho Quỹ đầu tư Kabuni Ventures, một công ty công nghệ thực tế ảo.
Tựa game Horizon Worlds được Meta phát hành từ đầu tháng 12 vừa qua cho mọi người từ 18 tuổi trở lên ở Mỹ và Canada. Tựa game này có hàng ngàn thế giới ảo do những nhà sáng tạo dựng lên và miễn phí tải xuống cho mọi người dùng, nhưng Meta dự kiến kiếm tiền từ việc bán quảng cáo và triển khai sàn thương mại điện tử – cách làm tương tự như qua các mạng xã hội Facebook và Instagram.
Video đang HOT
Dù chưa phổ biến, nhưng các báo cáo về bạo lực tình dục tương tự cho thấy nó đã trở thành một vấn đề trong metaverse. Vào đầu tháng 12, báo cáo của The Verge cho biết về việc một người kiểm thử sản phẩm beta cũng đã bị người khác quấy rối avatar của mình.
” Quấy rối tình dục vốn đã không phải trò đùa trên internet thông thường, thực tế ảo VR lại thêm một lớp tương tác khác làm sự việc càng trở nên nghiêm trọng hơn.” Tester này cho biết. ” Tôi không chỉ bị quấy rối đêm qua, mà còn có những người khác ở đó ủng hộ hành vi này, làm tôi cảm thấy bị cô lập trong Plaza.”
Đáp lại, Phó chủ tịch Horizon của Meta, Vivek Sharma rất lấy làm tiếc về sự việc này và sự cố chỉ là “hoàn toàn không may”, và rằng tester này không sử dụng tính năng an toàn của phiên bản beta, giúp chặn người lạ tương tác với bạn. Sharma cũng cảm ơn báo cáo của tester vì đã “phản hồi tốt” về sản phẩm.
Điều tương tự cũng xảy đến với trường hợp của Patel khi cô cho biết mình không sử dụng tính năng an toàn vì trải nghiệm này xảy ra quá nhanh. Chính vì vậy, sau bài đăng của mình, nhiều người nói với cô rằng không nên chọn avatar nữ giới khi muốn khám phá thế giới ảo này.
Tuy vậy, Arwa Mahdawi, nhà bình luận của tờ The Guardian, cho rằng phản hồi này chẳng khác gì việc “đổ lỗi cho nạn nhân”.
” Nó chẳng khác gì việc bảo với phụ nữ rằng nếu không muốn bị quấy rối khi đi trên phố thì nên ở trong nhà.” Mahdawi cho biết. ” Đó là cách đổ lỗi cổ điển được sử dụng trong thời đại kỹ thuật số.”
Năm ngoái, công ty mẹ của Facebook đã đổi tên thành Meta – một nỗ lực cho thấy sự ủng hộ việc xây dựng vũ trụ kỹ thuật số trong tương lai. Trong thế giới đó, về lý thuyết, avatar kỹ thuật số của mọi người dưới dạng thực tế ảo có thể làm bất cứ hoạt động nào như trong thế giới thực – từ đi làm, đi du lịch, trò chuyện, cùng giải trí hoặc đi mua sắm.
CEO Meta, Mark Zuckerberg rất lạc quan về metaverse này, cho rằng nó có thể thay thế internet mà chúng ta sử dụng trong tương lai.
Meta ra mắt nền tảng thực tế ảo Horizon Worlds tại Bắc Mỹ
Ngày 9/12, Meta - công ty mẹ của Facebook - đã khai trương nền tảng thực tế ảo Horizon Worlds tại Bắc Mỹ.
Đây là bước đi hướng tới xây dựng tầm nhìn tổng thể cho tương lai về một không gian thực tế ảo (VR) trong đó người dùng có thể tương tác với môi trường do máy tính tạo ra và tương tác với những người dùng khác.
Horizon Worlds dù chưa thể tạo được một không gian thực tế ảo đầy đủ nhưng thông qua các tai nghe VR, người dùng tại Mỹ và Canada hiện có thể tập hợp bạn bè hoặc những người khác cùng chơi trò chơi và xây dựng thế giới ảo của riêng họ trên nền tảng này, với điều kiện đủ 18 tuổi và có các thiết bị phù hợp.
Horizon Worlds được coi là nền móng cho sự phát triển của một vũ trụ ảo metaverse
Trong thông báo về lễ ra mắt Horizon Worlds, Meta nhấn mạnh rằng, với mong muốn nền tảng này là một môi trường an toàn và được tôn trọng, vì vậy, tất cả người dùng đều phải tuân thủ chính sách về các ứng xử trong thế giới thực tế ảo do Meta đề ra. Người dùng có một số lựa chọn an toàn sẽ cho phép họ tạm dừng cuộc chơi, tắt tiếng, chặn hoặc báo cáo về các trường hợp có ứng xử/hành vi không phù hợp.
Kể từ năm ngoái, phiên bản thử nghiệm của nền tảng Horizon Worlds đã được triển khai với số lượng người dùng hạn chế. Facebook đã đổi tên công ty mẹ của mình thành Meta vào tháng 10 vừa qua nhằm nhấn mạnh mục tiêu của "ông lớn này" là chuyển từ nền tảng truyền thông xã hội sang tầm nhìn thực tế ảo trong tương lai.
Công ty này cũng đẩy mạnh nền tảng thực tế ảo với các công cụ làm việc từ xa. Những công cụ này đã bùng nổ mạnh mẽ trong suốt giai đoạn đại dịch COVID-19. Hồi tháng 8 năm nay, khi chưa đổi tên, Facebook đã tiết lộ công nghệ dành cho các phòng làm việc, cho phép người dùng có thể kết hợp điều khiển từ xa khi sử dụng thiết bị thực tế ảo Oculus. Dự án "Phòng làm việc Horizon" này giúp người dùng có thể chuyển đổi qua lại từ thực tế ảo cho đến mở hội nghị trên trang web nhằm thích ứng với các tình huống khác nhau.
Các nền tảng mạng xã hội thuộc sở hữu của Meta gồm Facebook và Instagram đã và đang cố gắng xóa nhòa đi cuộc khủng hoảng bị phanh phui vào tháng 9 năm nay khi hàng loạt nghiên cứu nội bộ bị rò rỉ đã cho thấy sản phẩm của công ty này có thể tác động tiêu cực, song họ ưu tiên mục tiêu tăng trưởng hơn là sự an toàn của người dùng.
Trải nghiệm trước thế giới metaverse của Facebook: trống rỗng và vô hồn như thế giới VR mà họ đã tạo ra Mark Zuckerberg từng tạo ra 1 "thiên đường" VR có tên Horizon Worlds, nơi chúng ta có thể gặp gỡ và giao lưu với rất nhiều bạn bè trên thế giới, nhưng nó lại không thực sự tốt đẹp như kỳ vọng. Dựa trên trải nghiệm của biên tập viên Zack Zwiezen, trang tin Kotaku. Metaverse được xem là tương lai, và chính...