Vừa bỏ AstraZeneca, EU ký hợp đồng ‘khủng’ mua 1,8 tỉ liều vaccine của Pfizer
Liên minh châu Âu (EU) sắp ký kết thỏa thuận đặt mua 1,8 tỉ liều vaccine ngừa COVID-19 của liên danh Pfizer- BioNTech.
Vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là thông tin được tờ New York Times công bố ngày 27/4 và thỏa thuận này là một bước tiến dài trong tiến trình đàm phán giữa EU với Pfizer, gắn với vai trò nổi bật của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen.
Thời điểm tháng 2/2021, chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 gặp nhiều thách thức. Nhiều khu vực ở châu Âu lúc đó nằm trong trạng thái đóng cửa, người số ca mắc và tử vong vì COVID-19 tăng vọt. Cùng lúc, AstraZeneca tuyên bố gặp phải một số vấn đề trong sản xuất, không có khả năng cung ứng vaccine cho EU theo hợp đồng đã ký kết. Đó cũng là khoảng thời gian mà lãnh đạo EU và cá nhân bà Ursula von der Leyen hứng chịu chỉ trích trong và ngoài EU.
Video đang HOT
Một tháng sau, bà von der Leyen liên tục có các cuộc trao đổi bằng tin nhắn, điện thoại với Albert Bourla, Giám đốc điều hành Pfizer – cũng là một đối tác cung cấp vaccine cho EU. Trong thảo luận, hai bên làm rõ được hai vấn đề lớn gắn với nhu cầu và khả năng của nhau: Pfizer có thể cung cấp số lượng nhiều hơn, còn EU có nhu cầu ngày một lớn đối với vaccine này.
Ngoại giao cá nhân của người đứng đầu EC đóng vai trò quan trọng trong thỏa thuận lớn, dự kiến sẽ được hoàn tất trong tuần này. Theo đó, EU sẽ nhận được 1,8 tỉ liều vaccine từ Pfizer-BioNtech, cũng là loại vaccine đầu tiên được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cấp phép phê chuẩn sử dụng khẩn cấp. Trong đó, 900 triệu liệu sẽ được chuyển giao đến năm 2023 và 900 liều còn lại sẽ được cung ứng sau mốc thời gian này.
Thỏa thuận này đưa EU trở thành khách hàng lớn nhất của Pfizer, vượt Mỹ, nước đặt mua 300 triệu liều trước đó. Hợp đồng cũng có điều khoản cho phép EU được bán lại hoặc viện trợ vaccine cho các đối tác khác. Tháng 11/2020, EU cũng từ ký hợp đồng ban đầu với Pfizer, đặt mua 200 triệu liều vaccine, kèm lựa chọn mua thêm 100 triệu liều bổ sung.
Thông tin về thỏa thuận hợp tác mới giữa EU và Pfizer xuất hiện tại thời điểm liên minh này vừa khởi kiện AstraZeneca. Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 26/4, phát ngôn viên EC cho biết việc khởi kiện được thực hiện vào 23/4 và quyết định này nhận được sự ủng hộ của toàn bộ 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). “AstraZeneca đã không tôn trọng một số điều khoản có trong hợp đồng và không đủ khả năng để đưa ra một chiến lược đáng tin cậy về giao vaccine đúng hẹn”, phát ngôn viên EC nói.
Thông báo này được đưa ra sau khi bà Ursula von der Leyen tuyên bố rằng EU sẽ không có bất kỳ hợp tác nào với AstraZeneca trong các chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 tới đây của khối. Theo bà, EU sẽ chỉ mua vaccine sử dụng công nghệ mRNA, như Pfizer hay Moderna, cho các vòng tiêm chủng tới.
Giới chức Anh khẳng định vaccine ngừa COVID-19 không gây phản ứng đông máu
Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm y tế (MHRA) của Anh ngày 18/3 thông báo các chuyên gia nước này không tìm thấy bất cứ mối liên quan trực tiếp nào giữa việc tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 với triệu chứng đông máu ở người được tiêm.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/2/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Kết luận trên được MHRA đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới tạm dừng sử dụng vaccine do hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) cùng trường Đại học Oxford phối hợp bào chế, do lo ngại về các phản ứng phụ.
Theo MHRA, để đi đến kết luận tên, các nhà khoa học của Anh đã thực hiện nghiên cứu đối với cả vaccine của AstraZeneca/Oxford, cũng như vaccine do hãng Pfizer (Mỹ) cùng BioNTech (Đức) phối hợp bào chế. Bên cạnh đó, các dữ liệu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ xảy ra hiện tượng đông máu là tương đương giữa nhóm đối tượng được tiêm chủng và nhóm chưa được tiêm chủng. Tuyên bố của bà June Raine - Giám đốc MHRA nêu rõ: "Không có bằng chứng cho thấy khả năng gia tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch khi tiêm một trong hai loại vaccine này".
MHRA cũng cho biết chỉ phát hiện 5 trường hợp xuất hiện huyết khối hiếm trong não trong số 11 triệu người đã được tiêm vaccine của AstraZeneca. Với khẳng định việc tiêm vaccine đem lại nhiều lợi ích hơn so với các nguy cơ, cơ quan này khuyến nghị nên tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban về thuốc điều trị cho người Munir Pirmohamed thì ngụ ý rằng ngay cả khi có mối liên hệ giữa hiện tượng xuất hiện huyết khối và việc tiêm vaccine, không nhất thiết phải dừng chương trình tiêm chủng.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 17/3 nhấn mạnh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca mang lại lợi ích lớn hơn bất kỳ nguy cơ nào, do đó các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nên tiếp tục sử dụng loại vaccine này.
Hiện tượng đông máu được cho là thường xuyên xảy ra và là nguyên nhân gây bệnh tim mạch phổ biến thứ 3 trên toàn cầu. Trong các chiến dịch tiêm chủng mở rộng, các nước thường xuyên thông báo những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm chủng, song không hẳn toàn bộ các triệu chứng xuất hiện sau đó là hệ quả của việc tiêm chủng. Ủy ban Cố vấn toàn cầu của WHO về an toàn vaccine đang thận trọng đánh giá dữ liệu an toàn mới nhất và sẽ công bố ngay khi có kết quả.
Chuyên gia Hàn Quốc nhận định vaccine của hãng Pfizer/BioNTech hiệu quả 95% Một ủy ban chuyên gia của Hàn Quốc ngày 23/2 cho biết vaccine của công ty dược phẩm Mỹ Pfizer phối hợp với BioNTech của Đức sản xuất có hiệu quả hơn 95% trong việc phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và việc sử dụng vaccine này cho người trẻ tuổi không tạo ra vấn đề nào. Vaccine ngừa COVID-19 Pfizer/BioNTech....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sau hơn 60 năm, bốn cổ vật của Thái Lan ở bảo tàng Mỹ sắp được hồi hương

Tổng thống Mexico bác đề nghị đưa quân đội Mỹ vào lãnh thổ để chống ma túy

Trung Quốc công bố Báo cáo phát triển môi trường kinh doanh 2025

Ngoại trưởng Nga và Ấn Độ thảo luận về căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

Lũ quét ảnh hưởng tới trên 45.000 người tại Somalia

Cuba - Ngọn hải đăng về kiên cường và phẩm giá trong một thế giới biến động

Lý giải việc OPEC+ bất ngờ tăng sản xuất dầu giữa lúc giá lao dốc

Mỹ cụ thể hóa chiến lược 'Nước Mỹ trước tiên' trong quốc phòng

Anh bắt giữ 5 đối tượng tình nghi khủng bố

Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA

Mỹ sẽ tổ chức diễu binh vào sinh nhật ông Trump, thị trưởng Washington lo ngại

Quân đội Mỹ lập khu quân sự mới sát Mexico
Có thể bạn quan tâm

Bận rộn vẫn muốn ăn ngon: Đừng bỏ lỡ 4 món "cơm măng lười" dễ làm, siêu hấp dẫn
Ẩm thực
05:49:47 05/05/2025
Lưu Thi Thi 17 tuổi đẹp khủng khiếp: Khó tin nhan sắc đỉnh cao cỡ này, xứng danh ngọc nữ của làng phim Trung Quốc
Hậu trường phim
05:46:23 05/05/2025
Đi thuê nhà, cô gái phát hiện 19 thỏi vàng giấu trong tủ quần áo, nửa năm sau bị tòa triệu tập
Lạ vui
05:43:13 05/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025