‘Vua Bitcoin’ bị bắt với cáo buộc lừa đảo 300 triệu USD
Siêu lừa Claudio Oliveira mà tự nhận là vua Bitcoin’ đã bị cảnh sát Brazil bắt giữ với cáo buộc lừa đảo 300 triệu USD theo kịch bản lấy người sau trả cho người trước.
Claudio Oliveira là chủ tịch Bitcoin Banco Group, một công ty môi giới Bitcoin hứa hẹn trả lãi ‘khủng’ cho các nhà đầu tư. Công ty này đã bị giới chức Brazil điều tra kể từ năm 2019 sau cáo buộc ‘cuỗm’ 7.000 Bitcoin của nhà đầu tư.
Theo thông cáo báo chí của Sở cảnh sát hôm thứ hai, cảnh sát liên bang ở thành phố Curitiba đã đọc lệnh bắt khẩn cấp với siêu lừa Claudio Oliveira cùng các đồng phạm, thực hiện 22 lệnh khám xét và tịch thu tang vật với cáo buộc kẻ chủ mưu chiếm đoạt 1,5 tỷ BRL (khoảng 300 triệu USD).
Một số tài sản được thu giữ tại nhà riêng của Claudio Oliveira.
Chiến dịch bắt siêu lừa Claudio Oliveira có sự tham gia của 90 nhân viên Sở cảnh sát sau khi có thông tin rằng Bitcoin Banco Group của Oliveira đã chặn lệnh rút tiền của nhà đầu tư từ năm 2019.
Video đang HOT
Bitcoin Banco Group tuyên bố bị tin tặc tấn công vào tháng 5/2019 nhưng không đưa ra được bằng chứng cụ thể trước tòa án. Một khách hàng đệ đơn kiện công ty nhưng vụ việc đã được dàn xếp vào tháng 7.
Đến tháng 9 cùng năm đó, tài khoản của công ty bị tòa án đóng băng sau khi có hơn 200 lá đơn kiện của nhà đầu tư gửi lên tòa với ước tính số người chịu thiệt hại là hơn 20.000 người.
Bitcoin Banco Group sau đó nộp đơn xin bảo hộ tư pháp để có thời gian dàn xếp với chủ nợ nhằm tránh phá sản. Nhưng sau đó công ty này bị phát hiện không trả nợ mà vẫn hoạt động như bình thường và còn tiếp tục lôi kéo khách hàng mới bằng hợp đồng đầu tư siêu lợi nhuận.
Tài liệu thuế năm 2018 cho thấy Claudio Oliveira có thể sở hữu 25.000 Bitcoin, mà trị giá khoảng 850 triệu USD ở thời điểm hiện tại. Siêu lừa đang phải đối diện với các tội danh phá sản gian dối, biển thủ, rửa tiền và phạm tội có tổ chức ở Brazil.
Cuộc điều tra của cảnh sát Brazil cũng cho thấy ‘vua Bitcoin’ có thể thực hiện các vụ lừa đảo tương tự ở Mỹ và châu Âu.
Hàng chục kênh YouTube triệu subs của Việt Nam bị kẻ gian chiếm đoạt
Từ chiều qua, hàng chục kênh YouTube trên 1 triệu subscribes của Việt Nam đã bị tin tặc tấn công chiếm quyền kiểm soát trong khoảng vài giờ đồng hồ.
Theo ghi nhận của ICTnews, chiều qua (20/11) hàng chục kênh YouTube của Việt Nam với trên 1 triệu subs đã bị tin tặc tấn công, chiếm quyền kiểm soát kênh và đăng tải cùng một nội dung livestream lừa đảo nhận Bitcoin. Mục đích của tin tặc là lừa người dùng ấn vào đường link chứa virus để chiếm quyền điều khiển máy tính hoặc chiếm đoạt thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng và thông tin cá nhân khác.
Các kênh bị tin tặc chiếm giữ trải đều từ game đến âm nhạc, nhưng tập trung chủ yếu vào nhóm các ca sĩ, người nổi tiếng hoạt động trong showbiz như Lý Hải, Hồ Quang Hiếu, Kim Ny Ngọc, Tống Gia Vỹ, Tô Ngọc Bảo Linh (Lynk Lee), ông bầu Vũ Khắc Tiệp...
Hàng chục kênh triệu subs đã bị hack để livestream lừa đảo Bitcoin vào chiều qua
Mặc dù đến sáng nay, các nghệ sĩ có kênh YouTube bị mất đã lấy lại được quyền quản trị. Tuy nhiên, một số kênh hiện đã bị tạm khóa chức năng livestream do vi phạm nguyên tắc cộng đồng của YouTube. Chủ nhân các kênh này cho biết, đang kháng cáo và chờ kết quả từ YouTube.
Theo suy đoán của một số chuyên gia, chủ nhân các kênh YouTube nói trên bị hack có thể do ấn vào đường link chứa mã độc trong email, kể cả khi đã áp dụng biện pháp bảo mật hai lớp. Từ đó, tin tặc có thể dễ dàng chiếm quyền kiểm soát kênh YouTube và tải lên video mà không gặp phải cản trở nào. Ngoài ra, còn một khả năng khác là key stream bị lộ trong lúc chuẩn bị (setup), từ đó bất cứ ai có được mã khóa này cũng có thể tự tạo luồng livestream trên những kênh này.
Thủ đoạn này cũng gần giống với những vụ lừa đảo trên Twitter hồi tháng 7/2020
Thời gian qua, rất nhiều kênh YouTube của Việt Nam đã bị hack, thậm chí bị đổi tên rồi phát trực tiếp nội dung nhận tiền mã hóa. Thời gian bị tấn công thường rơi vào nửa đêm, khiến chủ nhân các kênh này không kịp trở tay, dẫn đến bị bay kênh ngay lập tức.
Tuy nhiên, may mắn trong đợt tấn công vừa qua khi nó diễn ra vào khoảng từ trưa đến chiều, do đó chủ kênh có thể kịp thời phản ứng bằng cách báo cáo cho hỗ trợ của YouTube. Thực tế, các kênh lớn đều nằm trong mạng lưới đa kênh (MCN), do đó không khó để lấy lại kênh an toàn.
Hiện chưa rõ nhóm tin tặc nào đứng sau vụ tấn công này, nhưng rất có thể nó bắt nguồn từ cùng một kiểu tấn công trên Twitter hồi tháng 7 năm nay. Khi đó, nhiều tài khoản Twitter có dấu tích xanh như Apple, Bill Gates, Elon Musk... đã đăng tải nội dung lừa gạt nhận Bitcoin khiến ít nhất 367 người bị lừa mất một số lượng Bitcoin trị giá 120.000 USD vào thời điểm đó.
Hacker HieuPC quyết chiến với lừa đảo mạng Ngô Minh Hiếu - hacker nổi tiếng từng ngồi tù 7 năm ở Mỹ - phát triển một công cụ dưới dạng "add-on", cảnh báo người dùng Internet về website lừa đảo, chứa mã độc... Một buổi sáng đầu tháng 2, Ngô Minh Hiếu đăng một bài viết dài trên trang cá nhân, chia sẻ về công cụ mới mà theo anh "mất...