Vua Bánh Mì VS Bánh Mì Ông Màu: Mỗi phim một vẻ, chỉ có Cao Minh Đạt là đi ngoại tình cả hai phim
Cao Minh Đạt đang có hai phim truyền hình lên sóng cùng lúc. đáng mừng là mỗi bộ phim lại có một màu sắc riêng.
Cùng một thời điểm trong những tháng cuối năm, Cao Minh Đạt có hai sản phẩm lấy đề tài giống nhau lên sóng là Vua Bánh Mì bản Việt và Bánh Mì Ông Màu. Thoạt nhìn thì hai phim có vẻ na ná nhau khi cùng lấy chủ đề bánh mì, nhưng xét kỹ về kịch bản, nội dung v.v… thì hai sản phẩm truyền hình với sự tham gia của Cao Minh Đạt lại có những điểm riêng biệt hoàn toàn.
Cao Minh Đạt trong “Bánh Mì Ông Màu” và “Vua Bánh Mì” bản Việt
1. Kẻ làm bánh Tây sang chảnh, người bán bánh mì kẹp thịt truyền thống
Bánh mì là linh hồn của cả Vua Bánh Mì bản Việt lẫn Bánh Mì Ông Màu. Nhưng khán giả nào mỗi sáng có thói quen xử nhanh ổ bánh mì khi ra khỏi nhà, sẽ thấy là loại bánh được nhắc đến trong hai phim là khác nhau hoàn toàn. Bánh trong Vua Bánh Mì bản Việt là bánh Tây. Có thể coi là một phiên bản “sang” hơn với công thức làm bánh phức tạp và loại bánh cũng đa dạng hơn. Kịch tính xoay quanh câu chuyện làm bánh Tây cũng sẽ rộng hơn. Vì câu chuyện làm bánh có thể mở rộng ra thành những cuộc thi, ăn trộm công thức chế tạo bánh mới v.v…
Loại bánh được “Vua Bánh Mì” bản Việt tập trung miêu tả là bánh Tây
Ngược lại, bánh mì kẹp thịt trong Bánh Mì Ông Màu mang tính văn hóa, gần gũi với khán giả Việt hơn. Ông Màu (NSƯT Thanh Nam) coi trọng ổ bánh mì bán lề đường, phục vụ những thực khách gần xa. Tính chất của bánh mì kẹp thịt bình dân hơn bánh mì Tây, và loại bánh cũng không đa dạng bằng. Chủ yếu là bánh baguette (bánh không nhân, dài) và các loại nhân kẹp ăn kèm. Bánh Mì Ông Màu xoay quanh sự trăn trở của một doanh nhân thành đạt. Ông nhớ về công thức bánh kẹp gia truyền, kỷ niệm và lời dặn với mẹ. Trước khi mất, mẹ ông để lại công thức làm nước sốt bánh mỳ nhưng ông Màu lại quên mất vì lúc đó ông còn quá nhỏ. Và cả bộ phim sẽ là hành trình ông tìm lại công thức này cũng như những giá trị mà mình đã bỏ quên.
“Bánh Mì Ông Màu” xoay quanh món bánh mì kẹp thịt quen thuộc
2. Vai trò của Cao Minh Đạt: Một bên kinh doanh, một bên đam mê làm bánh
Tuy đóng cả hai phim nhưng vai diễn của Cao Minh Đạt là hoàn toàn khác nhau. Trong Vua Bánh Mì bản Việt, Cao Minh Đạt vào vai ông Đạt – một doanh nhân nhưng ấp ủ giấc mơ mang bánh mì đến giúp dân nghèo. Ngược lại, sang Bánh Mì Ông Màu, nam diễn viên vào vai một ông chồng dã tầm. Cường (Cao Minh Đạt) sau này rắp tâm chiếm đoạt tài sản nhà vợ, rồi lại còn ngoại tình. Cao Minh Đạt trong Bánh Mì Ông Màu không có hứng thú gì với nghề làm bánh, mà chỉ hứng thú với tiền tài, danh vọng và nhục dục.
Cao Minh Đạt trong “Bánh Mì Ông Màu” là một người làm kinh doanh
Sang “Vua Bánh Mì” bản Việt, ông Đạt là một người thợ bánh mì biết kinh doanh
Video đang HOT
3. Trong cả hai phim, Cao Minh Đạt đều… ngoại tình
Nhân vật của Cao Minh Đạt trong cả hai phim có một điểm chung. Đó là đều… ngoại tình và cắn răng cưới người mình không yêu vì sự nghiệp. Đạt cưới bà Khuê (Thân Thúy Hà) để mở rộng gia sản gia đình. Còn trong Bánh Mì Ông Màu, Cường cưới Dung (Dương Cẩm Lynh) chỉ vì nhòm ngó đến gia sản nhà vợ. Ông Cường sau này sẽ ngoại tình với Linh ( Hồ Bích Trâm) – cô nhân viên xinh đẹp. Trong khi đó, ông Đạt đã ngoại tình với bà Dung ( Nhật Kim Anh). Mối tình vụng trộm của hai người có với nhau một người con trai riêng.
Ông Cường ngoại tình với Linh (Hồ Bích Trâm) trong “Bánh Mì Ông Màu”
Trong “Vua Bánh Mì” bản Việt, ông Đạt ngoại tình với bà Dung
Xét về nhân cách thì cả hai đều coi phụ nữ như công cụ, dùng để tiến thân. Có chăng thì động cơ của ông Đạt trong Vua Bánh Mì bản Việt “nhân văn” hơn vì ông lợi dụng vợ để sau này có thể mở xưởng bánh mì lớn, rồi từ thiện giúp dân nghèo.
4. Cùng chủ đề nhưng “Bánh Mì Ông Màu” làm bánh nhiều hơn, Vua Bánh Mì bản Việt giờ đã chuyển qua làm… bún
Nếu xét đến mức độ “tập trung” vào chủ đề giữa hai phim thì Bánh Mì Ông Màu hơn hẳn Vua Bánh Mì bản Việt. Lên sóng tới nay chắc đã được hơn chục tập, tập nào ông Màu cũng đi làm bánh mì. Sáng thì ông học cách nướng bánh ở lò, tối thì ông mày mò pha nước sốt cho món bánh mì kẹp thịt.
“Bánh Mì Ông Màu” nhắc đến món bánh mì kẹp thịt trong mỗi tập phim
Còn Vua Bánh Mì lại quá sa đà vào vấn đề tranh đấu gia đình. Hết lần này đến lần khác, ông Đạt rất ít khi có thời gian trổ tài làm bánh vì suốt ngày phải đi giải quyết chuyện nhà. Con trai thì mất tích, vợ cả đành hanh với tình nhân, mẹ qua đời v.v… Riêng cậu bé Nguyện, đứa con trai tài năng của ông Đạt giờ đã lạc đến một gia đình bán bún. Giờ đây, ngày nào cậu bé cũng làm bún và chẳng còn bận tâm đến bánh mì. Nhưng trong tương lai gần, Nguyện sẽ trở lại lò bánh sớm thôi.
Diễn biến của “Vua Bánh Mì” bản Việt đá sang đến nghề làm bún
Tạm thời chưa biết được nội dung phim là “Vua Bánh Mì” hay “Vua Bún”
Tuy là hơi hao hao giống nhau về mặt nội dung nhưng thật ra hai sản phẩm của Cao Minh Đạt vẫn có sự khác biệt. Vua Bánh Mì bản Việt có phần lâm li bi đát hơn với những màn khóc lóc ngập tràn nước mắt của Nhật Kim Anh. Trong khi đó, Bánh Mì Ông Màu mới chỉ đến giai đoạn đầu phim. Tình tiết chủ yếu ban đầu vẫn còn là những phân đoạn hài hước, vui vẻ. Cả hai sản phẩm đều có dàn diễn viên chất lượng và phản ứng hóa học giữa các diễn viên đều ở mức chân thật, dễ xem.
Vua Bánh Mì lên sóng vào lúc 20h các ngày thứ 2-7 hàng tuần trên THVL1. Bánh Mì Ông Màu phát sóng lúc 19:55 từ Thứ 2 đến Thứ 5 hàng tuần trên HTV7
Thì ra Cao Minh Đạt "tham phú phụ bần", bỏ Nhật Kim Anh để cưới vợ richkid ở Vua Bánh Mì bản Việt tập 12
Nếu năm xưa, ông Đạt (Cao Minh Đạt) không cắn răng cưới bà Khuê vì gia thế giàu có ở Vua Bánh Mì bản Việt thì giờ đây tai họa có đến với nhà ông?
Tập 12 của Vua Bánh Mì bản Việt tiết lộ lý do vì sao ông Đạt (Cao Minh Đạt) ngày xưa lại cưới bà Khuê (Thân Thúy Hà) thay vì đến với người mình có tình cảm thực sự: bà Dung (Nhật Kim Anh). Tất cả chỉ vì ông Đạt muốn lợi dụng gia thế của vợ, mở rộng tiệm bánh.
Hóa ra quyết định thời trẻ của ông Đạt đã gây ảnh hưởng đến phần lớn thành viên trong gia đình
Cũng trong tập này, nai đứa trẻ Gia Bảo - Hữu Nguyện đã bỏ nhà ra đi, tìm về Tây Ninh. Do Hữu Nguyện lo rằng mẹ của mình có thể gặp nguy hiểm nên trở về nhà tìm mẹ, còn Gia Bảo thì đi theo để giúp đỡ người anh của mình. Ở nhà, mẹ của Gia Bảo là bà Khuê lo lắng đến mất ngủ. Ông Đạt thì ngược lại, dường như chẳng thể hiện một cảm xúc gì ra ngoài. Trước sự lo lắng của vợ, ông tỏ ra xa cách hơn, xách quần áo xuống phòng làm việc ngủ riêng.
Bà Khuê lo cho con tới mất ngủ
Ông Đạt không ngủ cùng vợ mà mang quần áo xuống thư phòng ngủ
Ngồi một mình trong thư phòng, ông Đạt nhớ về ngày còn trẻ khi ông quyết định tiến tới hôn nhân với bà Khuê. Bà Ngà (NSƯT Lê Thiện) - mẹ của ông đã khuyên bảo, rằng liệu ông có chắc chắn về quyết định của mình chưa? Ông Đạt đã trình bày rõ quan điểm, ông muốn cưới Khuê vì gia thế của cô chắc chắn sẽ giúp được mình mở mang tiệm bánh, thực hiện ước mơ mang bánh mì đến cho người nghèo. Chỉ vì ước mơ của mình, ông Đạt làm cho cả hai người phụ nữ đau khổ. Bà Khuê dằn vặt trong cuộc hôn nhân không tình yêu, còn bà Dung có tình yêu thì lại không có danh phận. Chính vì sự lạnh lẽo và sức ép từ mẹ chồng, bà Khuê đã phải làm mọi giá để sinh được con trai. Ngược lại, bà Dung cũng vì sợ hãi vợ cả mà phải ôm con bỏ trốn - sống 12 năm trời cực khổ. Bà Ngà cũng sẽ không bị con dâu hại chết.
Ông Đạt bồi hồi nhớ lại quá khứ
Ngày xưa, ông đã kiến quyết muốn cưới con gái nhà giàu về phục vụ ước mơ của mình
Giờ đây ông đang phải gánh chịu hậu quả đó. Việc không đến được với bà Dung, trong ông vẫn còn lưu luyến. Sau một lần "lưu luyến" quá đà, bà Dung sinh cho ông Hữu Nguyện. Bà Khuê cũng đã sinh Gia Bảo. Ông Đạt bây giờ có đến hai người con trai. Cả hai cậu bé đều có thể trở thành người thừa kế tương lai của cơ ngơi ông Đạt gầy dựng.
Có điều hai người thừa kế tương lai đó giờ đang lạc trôi nơi nào. Về đến nhà, không thấy mẹ đâu, Nguyện liền tức tốc đi tìm. Gia Bảo thấy thế cũng chạy theo. Cơ bản là dù ông Đạt có tìm tận đến nhà bà Dung cũng sẽ không thấy hai đứa trẻ đâu cả. Và bà Dung cũng sẽ không có ở nhà để tiếp đón ông. Vì bà đã bị một gã lạ mặt (Trung Dũng) bắt cóc.
Nguyện và Gia Bảo đã lên đường đi tìm bà Dung
Còn bà Dung thì bị bắt cóc
Trên đường đi, gã lạ mặt tiết lộ với bà Dung rằng bà sẽ không bao giờ gặp lại con mình nữa. Quá lo sợ trước suy nghĩ đó, bà nhân cơ hội xe bị chặn đường, đánh liều bỏ trốn. Chạy đến một câu cầu treo, bà Dung vô tình bị ngã xuống nước, bị cuốn trôi đi mất.
Bà Dung đánh liều bỏ trốn khỏi tên bắt cóc
Chạy đến cầu treo thì trượt chân ngã
Kẻ bắt cóc do Trung Dũng thủ vai
Bà bị nước cuốn đến một nơi xa lạ, bất tỉnh
Tình huống tập 12 đặt ra khá phức tạp. Ông Đạt lại ngồi ở nhà chiêm nghiệm lại quá khứ. Hai đứa con trai của ông lại lưu lạc trong đêm ở Tây Ninh. Bà Dung thì bị nước cuốn đi đâu mất.
Rồi mọi chuyện sẽ được an bài như thế nào? Hãy cùng đón chờ tập 13 lên sóng để biết thêm chi tiết. Vua Bánh Mì lên sóng lúc 20h các ngày thứ 2-7 hàng tuần trên kênh THVL1.
Vua Bánh Mì tập 8 lộ sạn siêu to: Cao Minh Đạt thao thao bất tuyệt về nguồn gốc bánh mì nhưng sai lý thuyết trầm trọng? Vua Bánh Mì tập 8 chia sẻ về cội nguồn tình yêu của ông Đạt (Cao Minh Đạt) dành cho bánh mì nhưng hình như hơi... sai. Tập 8 của phim truyền hình Vua Bánh Mì bản Việt xoay quanh hành trình ông Đạt (Cao Minh Đạt) dẫn các con mình là Hữu Nguyện và Gia Bảo đi tham quan xưởng bánh mì....