Vụ xử oan ông Chấn: Thẩm phán có thể nhận 12 năm tù
- Thâm phan Phạm Tuấn Chiêm xư ông Chân bi tu oan 10 năm đa bi khơi tô đê điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Vơi tôi danh cua minh, ông Chiêm co thê đôi diên mưc an 12 năm tu.
Liên quan đên vu an oan 10 năm cua ông Nguyên Thanh Chân, như bao Đơi sông va Phap luât đa đưa tin, Cuc Điêu tra hinh sư – Viên Kiêm sat Nhân dân Tôi cao đa khơi tô bi can đôi vơi ông Phạm Tuấn Chiêm (SN 1949, trú tại huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cu thê, trong phiên toa phuc thâm xet xư ông Nguyên Thanh Chân, ông Pham Tuân Chiêm vơi vai tro la Chu toa phiên toa đa tuyên y an sơ thâm, đo la buôc ông Chân phai nhân an chung thân vê tôi “Giêt ngươi” ma không xem xet môt cach thâu đao cac tinh tiêt trong vu an, khiên tên hung thu thât sư ra tay sat hai da man chi Nguyên Thi Hoan la Ly Nguyên Chung vân nhơn nhơ ngoai vong phap luât. Trong khi đo, tư môt ngươi nông dân thât tha chât phac va vô tôi, ông Chân đa trơ thanh ke tôi đô, ban thân ông va gia đinh đa phai chiu biêt bao đau đơn, tui khô va sư nhuc nha trong suôt hơn 10 năm qua.
Thâm phan Pham Tuân Chiêm đa khiên ông Nguyên Thanh Chân nhân an oan suôt 10 năm qua.
Trươc đo, trao đôi vơi PV bao Đơi sông va Phap luât trong phiên xet xư bi cao Ly Nguyên Chung, cha cua hung thu nay bay to, viêc xư oan ông Chân la lôi cua cơ quan tô tung, con trai ông hoan toan không liên quan gi.
Video đang HOT
Binh luân vê viêc đưa ông Pham Tuân Chiêm ra truy tô vơi hanh vi “”Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, bao Dân Viêt đa đưa tin, luât sư Trân Tuân Anh (Đoan luât sư Ha Nôi) nhân đinh, việc làm của thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm đã vi phạm một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán, chủ tọa phiên tòa trong đánh giá chứng cứ dẫn đến việc tuyên bản án oan sai. Với chức vụ tại thời điểm xảy ra vụ án và những hành vi này, ông Chiêm khó có thể tránh được tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 BLHS mà VKSNDTC đã khởi tố. Với hậu quả đã gây ra, ông Chiêm có thể đối mặt với khung hình phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.
Tuy nhiên, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS, không có tình tiết tăng nặng hoặc nếu có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể và hậu quả gây ra chỉ là hậu quả rất nghiêm trọng, thì tòa án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới 3 năm tù), nhưng không được dưới 6 tháng tù. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể hoặc chỉ là tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46, là người đã bị xử lý nhiều lần về hành vi thiếu trách nhiệm nhưng vẫn tái phạm, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt đến 12 năm tù.
Đông tinh vơi quan điêm trên, luât sư Nguyên Văn Nguyên (Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cung khăng đinh, vơi sai pham cua minh, viêc đưa ông Pham Tuân Chiêm ra truy tô la điêu hoan toan hơp phap. Tuy nhiên, luât sư Nguyên cung bay to, nêu chi quy trach nhiêm cho môt minh Thâm phan Chu toa phiên toa la ông Pham Tuân Chiêm thi chưa thoa đang va thuyêt phuc dư luân. Bơi theo quy định của bộ luật TTHS thì chỉ HĐXX mới có thẩm quyền phán quyết và đưa ra bản án nhân danh nhà nước để buộc tội đối với bị cáo, phiên tòa phúc thẩm xử vụ ông Nguyễn Thanh Chấn có ba thẩm phán, họ có quyền ngang nhau trong đưa ra quyết định của mình, vì thế họ phải liên đới chịu trách nhiệm trong phán quyết của mình.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ ông Chấn: Thẩm phán phúc thẩm vụ án đối mặt mức án nào?
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã khởi tố bị can đối với ông Phạm Tuấn Chiêm (SN 1949) để điều tra hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Như tin tức đã đưa, Cục Điều tra hình sự - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã khởi tố bị can đối với ông Phạm Tuấn Chiêm (SN 1949, trú tại huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội) để điều tra hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Ông Chiêm nguyên là thẩm phán Tòa phúc thẩm TAND Tối cao, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của ông Nguyễn Thanh Chấn vào ngày 27/7/2004. Sau khi xét xử, HĐXX do ông Chiêm làm chủ tọa đã tuyên y án chung thân với ông Chấn về tội "giết người" như bản án TAND tỉnh Bắc Giang tuyên phạt tại phiên sơ thẩm. Quyết định của Tòa phúc thẩm khiến ông Chấn ngồi tù oan 10 năm bởi hung thủ thật sự sát hại chị Nguyễn Thị Hoan là Lý Nguyễn Chung.
Bản án phúc thẩm đã tuyên ông Chấn tội giết người và phạt tù chung thân do ông Phạm Tuấn Chiêm là thẩm phán, chủ toạ phiên xét xử ngày 27/7/2004.
Trước quyết định của Cục Điều tra hình sự - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, PV đã có có cuộc trao đổi với luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư Hà Nội) để tìm hiểu về khung hình phạt các bị can phải đối mặt khi bị khởi tố điều tra về hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
- Luật sư có thể cho biết, các bị can bị cáo buộc phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" sẽ đối mặt khung hình phạt nào?
Luật sư Trần Tuấn Anh: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là tội phạm đã được quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1985. Tuy nhiên, do yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, nên Quốc hội đã hai lần sửa đổi, bổ sung vào ngày 12/8/1991 và ngày 22/12/1992 theo hướng nghiêm khắc hơn. Hiện nay, tội này được quy định tại Điều 285 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và so với Điều 220 BLHS 1985 trước đây không có sự thay đổi lớn, chỉ bổ sung loại hình phạt cải tạo không giam giữ và thêm trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng ở khoản 2 của điều luật, đồng thời quy định hình phạt bổ sung ngay trong điều luật.
Theo đó, khung hình phạt cao nhất được áp dụng theo quy định tại khoản 2 điều này khi người phạm tội "gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng" là hình phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.
- Theo luật sư, ông Phạm Tuấn Chiêm sẽ đối mặt với khung hình phạt nào khi bị Cục Điều tra hình sự - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố để điều tra hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"?
Theo thông tin báo chí đã đưa, ông Chiêm đã sử dụng các chứng cứ được thu thập trái quy định để kết tội ông Chấn sát hại chị Nguyễn Thị Hoan, người cùng thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình nạn nhân đã đề nghị xem xét tình tiết chị Hoan bị mất 2 chiếc nhẫn trước khi bị sát hại, nhưng ông Chiêm đã không kiểm tra đánh giá chứng cứ trong quá trình điều tra nên không phát hiện sai sót về tố tụng hình sự.
Đồng thời, trong quá trình xét xử phúc thẩm, thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm đã sử dụng chứng cứ duy nhất là lời khai nhận tội của ông Chấn tại CQĐT và sử dụng biên bản xác định kích thước bàn chân ông Chấn nhận định là "gần đúng với dấu vết bàn chân thu thập được tại hiện trường" làm chứng cứ buộc tội ông Chấn đã phạm tội giết người. Việc làm của thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm đã vi phạm một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán, chủ tọa phiên tòa trong đánh giá chứng cứ dẫn đến việc tuyên bản án oan sai. Với chức vụ tại thời điểm xảy ra vụ án và những hành vi này, ông Chiêm khó có thể tránh được tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 BLHS mà VKSNDTC đã khởi tố.
Tình tiết định khung hình phạt cho tội này là "hậu quả", việc ông Chiêm phải đối mặt với khung hình phạt nào phụ thuộc vào việc xác định hậu quả do hành vi trên gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về mức độ nghiêm trọng của hậu quả đối với các tội phạm chức vụ nói chung cũng như tội danh này nói riêng. Từ góc độ tiếp xúc vụ án qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi chỉ có thể đánh giá khách quan hậu quả do sai phạm của thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm gây ra có thể thuộc vào khoản 2 Điều 285 BLHS. Ông Chiêm đã tuyên án sai người sai tội, lại là án liên quan đến tội đặc biệt nghiêm trọng, khiến ông Chấn phải chịu bản án oan tù chung thân, phải ngồi tù oan một khoảng thời gian dài trong 10 năm, ảnh hưởng sâu sắc tới danh dự, nhân phẩm và các quyền cơ bản như quyền tự do, quyền nhân thân của một công dân. Với hậu quả đã gây ra, ông Chiêm có thể đối mặt với khung hình phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.
Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 285 BLHS, tòa án cũng sẽ phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII BLHS (từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS, không có tình tiết tăng nặng hoặc nếu có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể và hậu quả gây ra chỉ là hậu quả rất nghiêm trọng, thì tòa án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới 3 năm tù), nhưng không được dưới 6 tháng tù. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể hoặc chỉ là tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46, là người đã bị xử lý nhiều lần về hành vi thiếu trách nhiệm nhưng vẫn tái phạm, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt đến 12 năm tù.
Theo báo Dân Việt
Ông Chấn: Tôi bị ngồi tù oan không phải do Lý Nguyễn Chung Tội ác của Lý Nguyễn Chung là khởi nguồn cho chuỗi ngày tù oan nghiệt ngã hơn 10 năm, song ông Nguyễn Thanh Chấn vẫn không một lời oán trách đối tượng này. Ông Nguyễn Thanh Chấn lại được trở về sở thích giản dị tự tay pha trà, hút thuốc lào có từ trước khi tù oan Sáng 29-9, ông Nguyễn Thanh...