Vụ xe công an đâm xe quân đội: Phạm nhân tử vong mắc tội gì?
Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, công an đã bàn giao thi thể phạm nhân tử vong trong vụ tai nạn ở địa bàn xã Pà Cò cho gia đình tổ chức mai táng.
Liên quan đến vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên quốc lộ 6, đoạn đi qua địa bàn xã Pà Cò, (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) khi xe chuyên dụng chở phạm nhân của Công an tỉnh Hưng Yên đâm xe chở dầu của quân đội khiến 1 phạm nhân tử vong và 5 chiến sỹ Công an bị thương nặng, PV đã có cuộc trao đổi với Đại tá Đỗ Đình Hào – Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên.
Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: Thu L.)
Theo lời Đại tá Đỗ Đình Hào: Cả 5 cán bộ chiến sỹ Công an tỉnh Hưng Yên ngồi trên xe đều bị thương rất nặng và đã được chuyển tới Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) tiếp tục điều trị ngay trong đêm 14/12.
“Rất may, cho tới thời điểm này, không có chiến sỹ nào bị nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, có người bị gãy chân, gãy tay đến 8 vết.
Hiện tại, 1 chiến sỹ bị mất một phần ba chân chưa thể nối lại song không nguy hiểm đến tính mạng”, Đại tá Hào thông tin.
Video đang HOT
Còn về phạm nhân tử vong trong vụ tai nạn, Đại tá Hào cho biết, phạm nhân này quê ở Gia Lộc, Hải Dương phạm tội làm giả con dấu của cơ quan và tổ chức.
Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình để tiến hành các thủ tục mai táng.
Trong sáng ngày hôm nay, gia đình đã tổ chức lễ mai táng cho nạn nhân.
(Theo Soha News)
Nam thanh niên tự cắt của quý: Bác sĩ tâm thần nói gì?
"Người tự cắt của quý do rối loạn cảm xúc có thể gây hại cho người xung quanh", Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cảnh báo.
Bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc có thể gây nguy hiểm cho người khác
Ngày 24/11, Bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 26 tuổi ở Thái Nguyên mắc chứng rối loạn cảm xúc, không uống thuốc đều đặn nên đã tự cắt cả dương vật và hai tinh hoàn.
20% thanh thiếu niên bị rối loạn cảm xúc
Bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư cho biết, đối với ca bệnh tự cắt của quý, bác sĩ phải thăm khám mới xác định được chứng bệnh cụ thể. Tuy nhiên, trong y văn có một căn bệnh gọi là rối loạn cảm xúc về cơ thể. Có những người luôn cảm thấy mình đang đau ốm nhưng thăm khám không tìm ra bệnh nhưng bỗng dưng lại có hành động không ai tưởng tượng được.
Theo bác sĩ Cương, ước chừng có khoảng 20% thanh thiếu niên có dấu hiệu rối loạn về sức khoẻ tâm thần và cảm xúc cần được phát hiện và điều trị. Căn bệnh nàu khiến không ít trường hợp phải nhập viện điều trị. Đặc biệt, tuổi từ 9-17 tuổi được coi là độ tuổi phát bệnh rối loạn cảm xúc cao nhất trong tổng số ca mắc chứng bệnh này.
Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương phân tích, thanh thiếu niên bị bệnh này từ các yếu tố sinh học (di truyền, chấn thương sọ não...), môi trường (bị bạo hành, bị thảm họa, mất người thân...) hoặc kết hợp cả hai.
Bệnh viện Tâm thần Trung ương cũng từng tiếp nhận trường hợp Nguyễn Văn H. 25 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng rối loạn cảm xúc cao độ. Khởi phát của cơn sang chấn tâm lý do sự ra đi đột ngột của người cha. Từ đó, H. sống khép mình, gần như người thân không nhìn thấy cười bao giờ. Lúc nào cũng lầm lì, buồn rầu, ức chế. H. luôn cảm thấy chán nản, bi quan, tuyệt vọng...
Không những thế, H còn hành xác và đỉnh điểm là lấy dao rạch tay tự sát hụt khiến người thân tá hỏa đưa vào nhập viện tâm thần. Các bác sỹ chẩn đoán Nguyễn Văn H bị rối loạn cảm xúc.
Có thể gây nguy hiểm cho người khác
Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, có nhiều chứng bệnh biểu hiện rối loạn cảm xúc như: Tâm thần phân liệt, stress hay loạn thần phản ứng hoặc hoang tưởng trong hoặc ngay sau khi sử dụng chất gây nghiện. Có trường hợp tự cắt của quý, có trường hợp đánh đập người khác.
"Người tự cắt của quý do rối loạn cảm xúc có thể gây hại cho người xung quanh. Điều này khác hẳn với người mắc chứng rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (không làm hại người khác, chỉ khát khao được tàn phế, thấy ghê tởm chính một phần cơ thể của mình nên muốn được cắt đi", bác sĩ Cương phân tích.
Tuy nhiên, những trường hợp rối loạn cảm xúc và rối loạn nhận dạng cơ thể mà bác sĩ Cương từng gặp thường là cắt gân, tự gây vết thương chảy máu ở tay chân hay cơ thể....
Bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc BV Tâm thần Trung ương
Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, ông từng tiếp nhận một người bệnh tự cắt rời dương vật vì hoang tưởng...Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân cắt của quý được nối thành công tại Bệnh viện Việt Đức phải thăm khám mới chẩn đoán được chính xác bệnh nhân có hành vi này do nguyên nhân gì.
Theo các bác sĩ, trạng thái đầu tiên của bệnh rối loạn cảm xúc là cảm giác buồn bã; đánh mất ý chí, nghị lực; thờ ơ với cuộc sống cũng như mất đi những thú vui hằng ngày; xuất hiện những ý nghĩ bi quan, đau khổ, tang tóc về cuộc sống và thế giới xung quanh; dằn vặt bản thân vì lỗi lầm trong quá khứ; tự cho mình là vô dụng dẫn đến ý tưởng và hành vi tự sát. Các triệu chứng này thường gia tăng vào buổi sáng và giảm nhẹ vào buổi chiều.
Cùng với sự tác động từ cảm xúc, cơ thể người bệnh cũng phát ra những dấu hiệu như: Chán ăn, mất ngủ, gầy sút; hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên; không chú ý đến việc vệ sinh cơ thể, ăn mặc lôi thôi hơn so với thói quen hằng ngày. Vì thế, khi con có những biểu hiện bất thường, cần đi khám ngay tại chuyên khoa tâm thần.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Tỉnh dậy thấy chân bị cưa, con tôi chỉ muốn tự tử Bị gãy chân nhưng anh Lâm (ở Long An) được bác sĩ chẩn đoán chỉ... bong gân, kê toa thuốc rồi cho về. Vài ngày sau, chân bệnh nhân bị hoại tử nên buộc phải cưa đến đùi. Lâm từ trụ cột trở thành gánh nặng gia đình. "Tội nghiệp thằng nhỏ, nó hiền lành và khỏe mạnh cả xóm ai cũng thương....