Vụ vợ siết cổ giết chồng: Bố mất, mẹ đi tù, hai đứa trẻ bơ vơ
Chưa đủ lớn để nhận ra tấn bi kịch gia đình bố mất, mẹ bị công an bắt giữ nên hai cháu Phan Văn Kh (9 tuổi), Phan Văn H (6 tuổi) hàng đêm vẫn gọi tên bố mẹ. Đôi lúc Kh và H khóc lóc đòi bố mẹ đưa tới trường như những ngày bình yên trước đây.
Giết chồng tạo hiện trường giả
Khoảng 23h40′ ngày 19/9 tại thị trấn Trần Cao (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) xảy ra một vụ án mạng nghiêm trọng. Do mâu thuẫn gia đình, An Thị Thêu (SN 1985, trú tại thôn Cát Dương, xã Tống Phan, huyện Phù Cừ) nhẫn tâm dùng dây thắt cổ anh Phan Văn Khang (SN 1982, chồng đối tượng Thêu) đến chết. Sau khi gây án, Thêu tạo dựng hiện trường giả nhằm đánh lạc hướng cơ quan chức năng.
Trao đổi với PV, Thượng tá Hoàng Chí Dũng, Phó trưởng Công an huyện Phù Cừ cho biết, rạng sáng ngày 20/9, Công an huyện nhận được tin báo của quần chúng về vụ án mạng xảy ra tại số nhà 189K2, phố Cao Xá. Tại đây, anh Phan Văn Khang đã tử vong, trên thi thể có nhiều vết trầy xước, thâm tím ở vùng mặt, cổ. Kết quả giám định pháp y khẳng định đây là một vụ án mạng. Nghi phạm được xác định chính là An Thị Thêu.
Tại CQĐT, ban đầu Thêu một mực chối tội, cho rằng đêm hôm đó chị ta đang ngủ cùng hai con trong nhà thì bất ngờ nghe thấy tiếng động ngoài cửa. Thêu chạy ra thì phát hiện chồng mình đang nằm bất tỉnh dưới hiên nhà. Sau một phút định thần, Thêu gọi cậu con trai lớn ra đưa anh Khang vào bên trong nhà thì phát hiện nạn nhân đã tử vong.
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ án mạng.
Tuy nhiên, lời khai của Thêu đã nhanh chóng bị cơ quan công an “bóc mẽ”. Một số hàng xóm cho biết, trước thời điểm xảy ra vụ án mạng họ có nghe thấy tiếng cãi nhau rất to giữa hai vợ chồng. Cho rằng đấy là chuyện bình thường nên không có ai qua can ngăn. Trước những mâu thuẫn trong lời khai của nghi phạm, bằng các biện pháp nghiệp vụ, các điều tra viên đã buộc hung thủ phải cúi đầu nhận tội.
Thêu khai, tối 19/9, anh Khang đi uống bia tới gần nửa đêm mới về. Thấy mẹ con Thêu đang ngủ, anh Khang buông lời chửi bới. Do tức giận vì chồng suốt ngày chỉ biết tới rượu, không chịu chăm lo tới cuộc sống gia đình nên Thêu cãi lại vài câu. Đỉnh điểm của vụ việc khi Thêu lao vào bóp cổ chồng mình. Thấy chiếc dây sạc điện thoại để gần đấy, Thêu liền vớ lấy, siết cổ anh Khang cho tới khi nạn nhân bất động. Phát hiện chồng đã chết, Thêu vô cùng hốt hoảng, liền phi tang hung khí ra phía sau nhà. Sau đó, Thêu bế chồng đặt nằm lên ghế xếp giả vờ hô hoán mọi người tới cứu.
Video đang HOT
Lời kể của nhân chứng vụ vợ siết cổ chồng đến chết chấn động
Nỗi đau người ở lại
Trong ngôi nhà ngói 3 gian cũ kĩ nằm lọt thỏm giữa thôn Cát Dương (xã Tống Phan, huyện Phù Cừ), bà Hoàng Thị Hoản (mẹ anh Khang) nghẹn ngào chia sẻ: “Tôi biết cuộc sống hai vợ chồng nó có nhiều lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” nhưng chẳng thể ngờ rằng Thêu lại hành động nhẫn tâm giết chồng mình như vậy. Rạng sáng ngày 20/9, tôi đang ngủ thì nhận được điện thoại của Thêu hốt hoảng nói chồng bị tai nạn đã tử vong. Nghe xong tôi như rụng rời chân tay, chạy sang nhà Thêu để hỏi rõ sự tình”.
Bà Hoàng Thị Hoản (mẹ nạn nhân) đau xót trước cái chết của con. Ảnh: X.T
Theo tìm hiểu của PV, vợ chồng anh Khang kết hôn từ năm 2004. Thời điểm mới lấy nhau, vợ chồng anh Khang đều chăm chỉ làm ăn để vun vén cho mái ấm gia đình. Hạnh phúc hơn khi Thêu lần lượt sinh hạ hai cậu con trai kháu khỉnh. Đầu năm 2014, vợ chồng anh Khang bàn tính thuê nhà ở thị trấn Trần Cao (huyện Phù Cử) để kinh doanh, buôn bán. Tuy vậy, công việc làm ăn chẳng được thuận lợi khiến cuộc sống vợ chồng có nhiều xích mích. Anh Khang lao vào rượu chè, trong khi đó, Thêu vẫn lam lũ làm đủ mọi việc để lo toan cho gia đình. Nhiều lúc, Thêu đã khuyên bảo chồng nên từ bỏ rượu chè để chú tâm làm ăn, nhưng anh Khang đều bỏ ngoài tai. Thậm chí, mỗi lần rượu chè say xỉn về anh Khang còn buông lời chửi bới, đánh đập vợ con.
Chị Nguyễn Thị Y (hàng xóm sống cạnh nhà nạn nhân) chia sẻ, anh Khang vốn bản tính hiền lành, nhưng mỗi tội rượu chè bê tha. Thêu đã nhiều lần tâm sự, chỉ muốn chấm dứt mối quan hệ vợ chồng càng sớm càng tốt, nhưng vì thương hai đứa con còn quá nhỏ dại nên lại thôi. “Vụ việc là kết quả của những uất ức, kìm nén trong lòng lâu ngày. Chỉ thương hai đứa trẻ, chúng còn quá nhỏ vậy mà đã phải chịu đựng một nỗi đau quá lớn, bố mất, mẹ đi tù”, chị Y chia sẻ.
Theo những người thân trong gia đình, nhiều lúc nhìn cảnh hai cháu Phan Văn Kh (9 tuổi) và em trai Phan Văn H (6 tuổi) khóc lóc đòi bố mẹ mà không ai có thể cầm được nước mắt. Mong rằng, tình yêu thương, chăm sóc của những người ở lại một phần nào đó sẽ giúp hai cháu xoa dịu đi được nỗi đau, sự mất mát quá lớn này.
Theo Gia đình Xã hội
Tổn thất tinh thần của ông Chấn được bồi thường chưa bằng 1 ổ bánh mì thịt/ngày!
Thiệt hại về vật chất của "người tù chung thân" Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), dù sao cũng dễ cân đo, đong đếm hơn. Còn thiệt hại tổn thất về tinh thần của ông Chấn do phải hơn 10 năm ngồi tù oan và những đau khổ, mất mát mà những người thân của ông phải gánh chịu, là con số mà không ai có thể thể tính ra bằng tiền cho đủ được.
Điều 47 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định: "Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khỏe bị tổn hại nhưng không quá 30 tháng lương tối thiểu".
Mức lương tối thiểu hiện hành là 1.150.000 đồng. Như vậy, tối đa khoản tiền bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần cho ông Chấn là 30 tháng lương tối thiểu, tức chỉ 34.500.000 đồng.
"Đây là con số quá nhỏ bé so với thiệt hại về tinh thần gây ra cho một người bị ngồi tù oan hơn 10 năm. Người xưa có câu "nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại". Ông Chấn bị tù oan tới 3.686 ngày, nghĩa là 3.686 cái "thiên thu" mà chỉ được bồi thường tinh thần có 34,5 triệu đồng là quá bèo bọt. Tính ra mỗi ngày chỉ có 9.359 đồng, mua chưa được ổ bánh mì thịt.
Không lẽ hàng bao nhiêu năm trời gánh chịu nỗi oan ức, sức khỏe thì tổn hại, tâm trí luôn căng thẳng, tâm sinh lý bất ổn nên dẫn đến bệnh đau đầu kinh niên vì không biết ngày nào được ra tù... mà chỉ rẻ vậy thôi sao? Đây là điều bất hợp lý, không thể chấp nhận được.
Ông Nguyễn Thanh Chấn trong vòng tay người thân ngày trở về
Do đó, luật cần phải sửa đổi, thậm chí có thể nâng mức bồi thường tinh thần lên thành 300 thậm chí 3.000 tháng lương tối thiểu", luật sư Lê Quang Vũ (Văn phòng luật sư Người Nghèo) đề nghị.
Đó là chưa nói 10 năm phải xa vợ, xa con, những nỗi nhớ thương người thân đến mức gần phát điên đó... thì tính toán thế nào?
"Daniel Chong, sinh viên Đại học California San Diego (Mỹ) vừa nhận được khoản bồi thường kỷ lục, trị giá 4,1 triệu USD sau khi bị bỏ quên trong phòng giam chỉ có 4 ngày mà không có cơm ăn, nước uống, thậm chí phải uống nước tiểu để sống. Tính ra, mỗi ngày bị tù oan, anh sinh viên này được bồi thường tới hơn 1 triệu USD, tức hơn 20 tỉ đồng. Con số bồi thường cao kỷ lục như vậy là do ở Mỹ, họ tính toán mức bồi thường về tinh thần rất cao. Tất nhiên Việt Nam thì không thể so sánh với Mỹ, nhưng với mức bồi thường tinh thần quá thấp như hiện nay là điều không thể chấp nhận được", luật sư Vũ nói.
Tiền bạc không phải là vấn đề quan trọng nhất. Nhưng chuyện 10 năm ông Chấn ngồi tù thì cha mẹ, vợ con, anh em trong nhà không dám ngẩng mặt lên nhìn ai, đi đâu cũng bị mang nỗi nhục là có chồng, có cha, có anh em phạm tội giết người là câu chuyện hoàn toàn có thật.
Anh Nguyễn Chí Quyết (con trai cả của ông Chấn) cho hay bệnh viện vừa yêu cầu mẹ anh phải nhập viện để chữa trị dứt điểm bệnh suy nhược về thần kinh.
Theo anh Quyết, mặc dù đang phải điều trị, chữa bệnh tại Bệnh viện tâm thần Bắc Giang, nhưng nhiều việc liên quan đến vấn đề tù oan của cha anh nên mẹ anh thường xuyên phải xin ở nhà để làm việc với các cơ quan chức năng.
Anh Quyết cho biết mức bồi thường thiệt hại trong việc cha anh bị tù oan sẽ theo quy định của nhà nước. Còn mức bồi thường về những thiệt hại của gia đình trong suốt thời gian đi kêu oan cho cha anh, họ nói sẽ được thỏa thuận sau.
Thế nhưng thỏa thuận sau là bao giờ? Và mức bồi thường sẽ là bao nhiêu cho hợp lý? Vụ án quan trọng như thế mà xét xử sai, khiến người ngay phải chịu oan tới 10 năm trời, biết phải đền bù sao cho xứng đáng?
Đành rằng Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước cũng có quy định mức bồi thường cho "chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc cho người bị thiệt hại". Tuy nhiên, thế nào là "chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất" thì hiện luật vẫn còn bỏ ngỏ.
Theo Một thế giới
Vụ đốt xác xe ôm: Giết người dã man vì tưởng mình là "đại gia" Để có tiền chơi ngông, xài sang, bao gái, gã thợ sơn Nguyễn Văn Đạt đã dã man gây trọng án giết lái xe ôm rồi đốt xác. Ngày 2-12-2013, Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Đạt, SN 1993, trú tại thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện...