Vụ vỡ kênh ở Thanh Hóa: Thông dòng nước phục vụ vụ chiêm xuân
Cơ quan chức năng đã cấp nước phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân cho khoảng 30.000 ha tại vùng hạ lưu Thanh Hóa sau sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã.
16h chiều 5/1, đại diện Bộ NN&PTNT, Tổng Cục thủy lợi, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có mặt tại kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã để chứng kiến việc thông dòng nước trở lại sau 10 ngày xảy ra sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã phục vụ tưới tiêu cho vụ chiêm xuân 2021.
Chiều 5/1 chính thức thông dòng chảy trở lại phục vụ tưới tiêu vụ chiêm xuân sau vụ vỡ kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã
Ông Trần Văn Tỉnh, Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 (Bộ NN&PTNT) cho biết: Ngay sau khi sự cố xảy ra đơn vị đã huy động 8 máy múc, 3 máy ủi, 3 máy lu, 40 ô tô các loại và huy động 60 công nhân thực hiện công việc liên tục 24/24h tại hiện trường từ ngày 29/12 đến ngày 5/1 thì hoàn thiện khối lượng công trình.
“Sự cố xảy ra ngoài mong muốn gây ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân ở vùng hạ lưu chúng tôi công ty vận hành sản xuất xin lỗi bà con và sẽ cố gắng phục vụ nước tưới tiêu cho bà con trong vòng 1 tháng với lưu lượng tối thiểu 21m3/1s đến khi hoàn thành sản xuất” ông Tỉnh nói.
Lực lượng chức năng nỗ lực để sớm thông dòng phục vụ tưới tiêu
Video đang HOT
Đoạn kênh được lu đè để phục vụ sản xuất cho vùng hạ lưu
Cũng theo các đơn vị vận hành thì từ ngày mai các đơn vị vận hành sẽ tăng lưu lượng đổ ải lưu lượng nước để phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân 2021.
Theo ghi nhận của PV, kênh được gia cố lớp đá hộc, sỏi được vận chuyển để đổ xuống xử lý đứt gãy và đắp hố móng, lu đè nền, dùng bạt để chống thấm để dẫn dòng nước…
Trước đó, vào ngày 27/12 xảy ra sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã tại xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) khiến hàng nghìn khối đất đá sạt lở, vùi lấp ao cá, hoa màu và ảnh hưởng đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân.
Ngay sau khi sự cố vỡ kênh xảy ra, sáng ngày 29/12, Đoàn công tác Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Thanh Hóa và các chuyên gia đã đi kiểm tra, đánh giá thực tế để làm rõ nguyên nhân cũng như chỉ đạo các biện pháp khắc phục sự cố.
Theo đó, đoạn kênh bị vỡ có chiều dài 70m (từ vị trí K5 170 đến K5 240) thuộc hạng mục cầu máng sông Âm trên kênh chính Bắc sông Chu-Nam sông Mã. Đoạn kênh này được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2013 và chính thức được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng năm 2014. Tuy nhiên, vào khoảng 9h45′ ngày 27/12 tại vị trí trên xảy ra sự cố trượt khối đất đá dưới đáy kênh dẫn đến vỡ kênh.
Cơ quan chức năng cũng nhận định nguyên nhân sơ bộ ban đầu xảy ra sự cố vỡ kênh là do đoạn kênh nằm trên nền địa chất có cấu trúc phức tạp, một bên là núi, một bên là suối, đất đào và đất đắp không đồng nhất. Đặc biệt đây là đoạn kênh đắp nổi, chiều cao lớn (khoảng 6-7m), nằm trên lớp đá phong hóa và có cung trượt phức tạp.
Cũng theo đại diện Tổng Cục thủy lợi thì Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu cơ quan khai thác, vận hành kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ tuyến kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã.
Thanh Hóa, Nghệ An kêu gọi hơn 10.000 tàu thuyền về tránh trú bão
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch UBND tỉnh cùng ra công điện khẩn kêu gọi hàng nghìn tàu thuyền về tránh trú bão an toàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra công điện khẩn gửi các cơ quan đơn vị trên địa bàn yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ.
Các đơn vị cần thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền địa phương và người dân biết để chủ động triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, tránh tư tưởng chủ quan.
Chủ tịch tỉnh cũng yêu cầu lực lượng chức năng kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực ven sông, suối, bãi sông, hạ lưu hồ đập, vùng trũng thấp, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
Đối với khu vực ven biển, cửa sông, các địa phương phải rà soát và chuẩn bị sẵn sàng sơ tán dân theo phương án đã lập khi có lệnh.
Tại Nghệ An, ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An cũng ra công điện khẩn về phòng chống bão số 7.
Chủ tịch tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chi cục Thủy sản và các đơn vị có liên quan khẩn trương sử dụng mọi phương tiện, bằng mọi biện pháp thông báo cho tàu thuyền trên biển biết diễn biến của bão, hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh, trú an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
Tàu thuyền ở Thanh Hóa và Nghệ An đã vào nơi tránh trú bão an toàn
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, đến chiều 13/10, tất cả 7.211 phương tiện tàu, thuyền của Thanh Hóa đều nắm được thông tin về cơn bão số 7, đồng thời duy trì liên lạc với đất liền. Các phương tiện đã và đang trên đường vào nơi tránh trú an toàn.
Hiện có 7.000 tàu thuyền với 25.378 lao động vào nơi tránh trú bão an toàn. Trong đó có 109 phương tiện với 522 lao động đã vào các âu, bến tránh trú của tỉnh. Một số phương tiện và lao động còn lại đã vào tránh trú tại các nơi tránh trú bão của TP Hải Phòng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Định.
Ngoài ra, còn 211 phương tiện với 1.238 lao động vẫn đang trên đường vào bờ, mỗi ngày đều duy trì liên lạc 2 lần với đất liền qua các kênh thông tin và Đài Thông tin Duyên hải.
Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 3.485 tàu thuyền với 17.473 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản trên biển. Tính đến 14h ngày 13/10, tất cả các phương tiện đang hoạt động trên biển đã vào bờ trú tránh bão an toàn.
Tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cũng đã lên phương án di dời 149 hộ dân với hơn 1.600 nhân khẩu nếu bão đổ bộ vào Nghệ An.
Quản lý tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hóa: Xử nghiêm sai phạm, hỗ trợ bảo vệ môi trường Các cơ quan ban, ngành tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách, giải pháp để quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm trong lĩnh vực khai khoáng. Quyết liệt trong chỉ đạo Từ đầu năm 2020 đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo Sở...