Vụ VN Pharma: Cục Quản lý dược không ký, 8 hồ sơ giả có dễ dàng “chui lọt”?
Theo HĐXX, hồ sơ đăng ký lô thuốc giả nhưng Cục Quản lý dược không phát hiện ra, Cục trưởng vẫn ký cho nhập khẩu lô thuốc là có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng. Việc làm tắc trách của Cục Quản lý dược và Bộ Y tế đã tạo điều kiện thực hiện khống 7 hồ sơ thuốc khác.
Ngày 30/10, TAND Cấp cao tại TPHCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và buôn lậu xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma.
Các bị cáo tại phiên xử sáng nay.
Phó Tổng giám đốc VN Pharma che giấu tội phạm?
Đáng chú ý trong phần nhận định HĐXX yêu cầu làm rõ trách nhiệm của ông Phan Xuân Thiện (Phó Tổng giám đốc VN Pharma).
Ông Phan Xuân Thiện là người giới thiệu cho Trúc Vy thuê Phạm Văn Thông viết hồ sơ kỹ thuật lô thuốc, Thiện biết rõ xuất xứ lô thuốc và biết con dấu mang tên công ty Helix Canada là dấu giả đã có ở công ty VN Pharma từ trước nhưng vẫn để mặc cho bị cáo Hùng và cấp dưới của mình thực hiện hành vi hợp thức hóa để tiêu thụ lô thuốc khi về Việt Nam.
Hành vi của Thiện có dấu hiệu che giấu, không tố giác tội phạm.
Đối với Hoàng Trúc Vy (nhân viên phòng nghiên cứu phát triển công ty VN Pharma) có hành vi thuê các dược sĩ chỉnh sửa nhiều bộ hồ sơ thuốc khác và là người đi thuê Phạm Văn Thông viết khống hồ sơ kỹ thuật thuốc. Như vậy Vy biết rõ hành vi xuất xứ lô thuốc trên và đã thực hiện công đoạn làm giả thủ tục cho Hùng cấp phép nhập khẩu lô thuốc về Việt Nam.
Nguyễn Quang Huy được bị cáo Phan Cẩm Loan (Phó trưởng phòng nhập khẩu Công ty VN Pharma) thuê làm thủ tục nhập khẩu. Huy đã cung cấp hồ sơ cho hải quan, bao gồm bản sao công chứng giấy phép hoạt động (đã hết hạn) của công ty Austin Hồng Kông. Huy nhận số tiền 10.000 USD của bị cáo Hùng chuyển cho với lý do chi phí sử dụng pháp nhân pháp nhân công ty Austin Hồng Kông.
Hành vi của Thiện, Vy, Huy cần được điều tra làm rõ.
Tiếp tục tạm giam bị cáo Hùng và Cường nhằm phục vụ công tác điều tra xét xử.
7,5 tỷ đồng tiền hoa hồng chi cho lô thuốc nào?
Bị cáo Hùng bị đề nghị điều tra tội buôn bán thuốc giả và làm giả tài liệu cơ quan tổ chức.
Ngoài ra lô thuốc H – Capita 500mg Caplet, Nguyễn Minh Hùng và các đồng phạm còn thực hiện các hành vi tương tự đối với 7 bộ hồ sơ của 7 loại thuốc khác lấy tên công ty Helix Canada và đã được Cục Quản lý dược cấp giấy phép nhập khẩu, cấp số đăng ký lưu hành. HĐXX cho rằng cần được điều tra làm rõ để xử lý chung trong cùng một vụ án để đảm bảo tính khách quan, toàn diện nhằm đánh giá đúng tính chất, quy mô của vụ án.
Đánh giá về vai trò và trách nhiệm của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), HĐXX nhận định, hội đồng giám định lô thuốc gồm 10 cán bộ do Đỗ Văn Thông làm chủ tịch hội đồng. Có 10 chuyên gia giám định, tuy nhiên trong biên bản chỉ có 7 chuyên gia ký tên, 3 chuyên gia còn lại không ký cũng không có đánh giá đạt hay không đạt.
Hồ sơ đăng ký lô thuốc giả nhưng Cục Quản lý dược không phát hiện ra, Cục trưởng vẫn ký cho nhập khẩu lô thuốc là có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng.
Việc làm tắc trách của Cục Quản lý dược và Bộ Y tế đã tạo điều kiện để các đối tượng thực hiện khống 7 hồ sơ thuốc khác.
Vụ án này, các bị cáo nhập thuốc bằng hồ sơ giả, xuất phát từ việc làm tắc trách của các cán bộ cấp phép thuộc Bộ Y Tế.
Các bị cáo đã nhập thuốc, được Cục quản lý Dược cấp số lưu hành, sau khi nhập khẩu, bị phát hiện, xử lý mới thu hồi giấy phép.
HĐXX cho rằng trong quá trình xét hỏi, ông Đỗ Trung Hưng, đại diện Bộ Y tế, trả lời buộc phải có giấy phép vào thời điểm xem xét hồ sơ xin nhập khẩu thuốc. Đây là sai phạm nghiêm trọng.
Trong biên bản Thẩm định cấp phép nhập khẩu, có ba chuyên gia không ký tên, ghi ý kiến. Đại diện Cục quản lý Dược nói không cần ý kiến của các chuyên gia này là không phù hợp. Cục Quản lý Dược đã nhận đơn xin gia hạn giấy phép hoạt động các thời điểm xét hồ sơ xin nhập khẩu trong khi tại toà đại diện Cục quản lý Dược khẳng định phải có giấy phép này mới được cấp phép là mâu thuẫn với nhau.
Trong quá trình xét xử, bị cáo Cường cung cấp các giấy tờ chứng minh sự tồn tại của Công ty Helix Canada chứ không phải là giả như cơ quan chức năng khẳng định. Do đó, cần điều tra, xem xét để làm rõ.
Như vậy, việc cấp phép nhập khẩu cho VN Pharma và giấy phép cho Công ty Helix Canada cần phải được làm rõ. Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa các bị cáo khai nhận đã chi số tiền 7,5 tỷ đồng (lớn hơn cả giá trị lô thuốc) là tiền chi hoa hồng cho các bác sỹ bệnh viện để tiêu thụ thuốc. Như vậy cần điều tra làm rõ số tiền này chi hoa hồng cho những lô thuốc nào vì nếu chi cho lô thuốc 9.300 hộp H- Capita 500 mg Caplet thì không phù hợp vì tiền mua thuốc thấp hơn tiền chi hoa hồng. Mâu thuẫn này chưa được làm rõ.
Mặt khác đây là số tiền liên quan tới vụ án sử dụng vào việc phạm pháp cần điều tra làm rõ những người có liên quan và tuyên tịch thu sung công quỹ.
Xuân Duy
Theo Dantri
Cục Quản lý Dược chính thức trả lời câu hỏi của Tòa án liên quan vụ thuốc ung thư giả
Ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã thừa lệnh Bộ trưởng Y tế, kí thay Cục trưởng Cục Quản lý dược biên bản trả lời các câu hỏi của Toa an Nhân dân Câp cao tai TP. Hô Chi Minh với Bộ Y tế, trong phiên xet xư phuc thâm ngay 19 tháng 10 năm 2017 vu an "Buôn lâu, lam gia con dâu, tai liêu cua cơ quan, tô chưc xay ra tai Công ty Cô phân VN Pharma".
Hai bị cáo Hùng và Cường được dẫn giải tới phiên xử sáng 24/10.
3/10 chuyên gia không ký tên, không ý kiến là đúng hay sai?
Trả lời câu hỏi về việc biên ban thâm đinh hô sơ nhâp khâu thuôc H-Capita thiêu môt sô chư ky cua chuyên gia, trong đó có 3/10 chuyên gia không ky tên, không co y kiên la đung hay sai? Bộ Y tế cho biết, để phục vụ hoạt động thẩm định các đơn hàng nhâp khâu thuốc thanh phâm chưa co sô đăng ky theo quy định của Luật dược năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành Luật dược năm 2005, Cục trưởng Cục Quản lý Dược đã ban hành:
Quy trình xét duyệt đơn hàng nhập khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký của Cục Quản lý Dược số QT.QLD.01 ngày 12 tháng 6 năm 2007.
Quyết định số 88/QĐ-QLD ngày 06 tháng 7 năm 2006 của Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam về việc ban hành Quy chế hoạt động của tổ thẩm định hồ sơ nhập khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký ban hành theo (sau đây gọi tắt là Quyết định số 88/QĐ-QLD). Theo quyết định này không có quy định bắt buộc tất cả các chuyên gia có tên đều phải có ý kiến và ký biên bản thẩm định mà tại Khoan 4 Điêu 7 về trach nhiêm cua nhom trương cac nhom thâm đinh chỉ quy định: "Nhom trương môi nhom kêt luân khi co it nhât 2 thanh viên cua nhom tham gia thâm đinh".
Đồng thời, đại diện Cục Quản lý Dược cũng cho biết cụ thể về số lượng chuyên gia, nội dung thẩm định hồ sơ nhâp khâu thuôc H-Capita Caplet 500mg.
Cụ thể, nhom thâm đinh tinh phap ly co 03/04 chuyên gia tham gia thâm đinh; Nhom thâm đinh tiêu chuân chât lương va phương phap kiêm tra chât lương co 02/03 chuyên gia tham gia thâm đinh; Nhom thâm đinh dươc ly, lâm sang co 02/03 chuyên gia tham gia thâm đinh.
Như vậy, việc các trưởng nhóm thẩm định kêt luân sau khi co đu sô lương cac chuyên gia thâm đinh, ghi y kiên va ky tên là phù hợp với quy định của Quyết định số 88/QĐ-QLD.
Cục Quản lý Dược một lần nữa khẳng định, cac đôi tương lam gia hô sơ như giây chưng nhân ban tư do (FSC), giây chưng nhân GMP la rât tinh vi, không thê phat hiên băng măt thương.
"Cac giây tơ nay cung đa đươc chưng thưc sao y ban chinh cua Phong Tư phap Quân 10, TP. Hô Chi Minh, va chi đươc khăng định la gia sau khi co kêt qua giam đinh cua Viên Khoa hoc hinh sư Bô Công an trong qua trinh điêu tra", đại diện Cục Quản lý Dược trả lời trong văn bản.
Vì sao giấy phép hết hiệu lực vẫn được cấp phép nhập khẩu thuốc?
Trước câu hỏi của tòa án với Bộ Y tế, tai sao Giấy phép hoạt động cua Công ty cung câp thuôc Austin Pharma Specialty Co., Hông Kông hêt hiêu lưc vân câp phep nhâp khâu thuôc H-Capita?
Ông Đông cho biết, theo quy đinh tai khoản 2 Điều 11 Thông tư số 47/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc (sau đây gọi tắt là Thông tư số 47/2010/TT-BYT) thì hô sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu đôi vơi thuôc hoa dươc không phai la thuôc mơi, không phai la thuôc gây nghiên, hương tâm thân, tiên chât gôm các giấy tờ sau:
- Đơn hàng nhập khẩu;
- Giấy chứng nhận sản phẩm dược (CPP). Trường hợp không có Giấy chứng nhận sản phẩm dược, có thể thay thế bằng FSC và GMP;
- Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm tra chất lượng thuốc;
- Nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng.
Như vậy, doanh nghiệp không phải nộp giây phep hoat đông vê thuôc cua công ty cung câp cung như giây chưng nhân đu điêu kiên kinh doanh cua công ty nhâp khâu mà chỉ phải xuất trình các giấy tờ này khi làm thủ tục thông quan tại cưa khâu để chứng minh doanh nghiệp của mình đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 của Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg).
Ngoài ra, Cục Quản lý Dược cũng trả lời 9 câu hỏi khác mà Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đặt ra với Bộ Y tế.
Clip lô thuốc lậu của VN Pharma bị phát hiện như thế nào
Theo Hồng Hải (Dân trí)
Tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ VN Pharma Sau 12 ngày xét và nghị án, sáng 30/10, TAND cấp cao tại TPHCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và buôn lậu xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma. HĐXX nhận định, cần phải khởi tố điều tra về hành vi buôn bán thuốc...