Vụ việc “mẹ ngàn lần xin lỗi con”: Phó Giám đốc BV Nhi tiết lộ con số mới đáng lo ngại sau câu chuyện đau xót
Theo PGS.BS Nguyễn Tiến Dũng, virus hợp bào hô hấp RSV chỉ là 1 trong cả trăm virus gây ra bệnh hô hấp cho trẻ. Virus này có thể lây qua tiếp xúc, hôn bé.
Thêm trường hợp trẻ nhỏ bị nhiễm virus RSV
Cộng đồng mạng tiếp tục phát đi những cảnh báo về dịch viêm phổi do virus RSV. Câu chuyện chia sẻ về trường hợp của bé Đậu điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bé Đậu bị viêm tiểu phế quản và nhiễm virus. Mẹ bé kể ban đầu em bé chỉ có biểu hiện ho sổ mũi thông thường, sốt nhẹ. Mẹ đã cho e uống hết 1 đợt thuốc kháng sinh kết hợp rửa mũi nhưng vẫn không đỡ. Cha mẹ chủ quan để ở nhà gần tuần.
Đến khi sốt ruột quá người nhà đưa bé đi khám. Khám trước ở phòng khám ngoài, bác sĩ đã kết luận bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Triệu chứng đang nặng dần bởi vì sốt càng ngày càng cao, thở gấp.
Bố mẹ đưa bé sang Bệnh viện Nhi Trung ương. Bé sốt cao 39,8 độ. Uống thuốc gì cũng trớ, bú cũng trớ, người lả đi. Phải đi lấy máu làm xét nghiệm và chụp XQ. Đậu bị nhiễm RSV bắt buộc phải nằm phòng riêng nên bác sĩ khuyên chuyển về tuyến huyện để tiện chăm sóc.
Bố mẹ của bé nhận thấy, ngoài lí do thời tiết đang giao mùa, dễ ốm thì nguyên nhân nhiễm virus RSV 1 phần cũng vì bé phải tiếp xúc với quá nhiều người trong khi hệ miễn dịch đang còn yếu trong đó có việc hôn trẻ.
Người lớn ho, cảm cúm… cần tránh hôn trẻ
Video đang HOT
PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết, thời gian này tại bệnh viện tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm phổi do virus hợp bào hô hấp RSV.
Hiện tại Trung tâm Hô hấp của bệnh viện có khoảng 50 bệnh nhi điều trị bệnh này trong đó đa phần là các bé dưới 3 tháng tuổi. Virus lây lan qua không khí, qua tiếp xúc với vật bị nhiễm virus.
PGS. BS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, virus RSV là virus gây ra tiểu phế quản cho trẻ. Hầu như bé nào vào điều trị viêm tiểu phế quản cũng do virus này. Bác sĩ Dũng cho biết sự nguy hiểm của virus này thường ở trẻ nhỏ, trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng tuổi. Đối với người lớn, trẻ lớn khi nhiễm virus này đa phần tự khỏi.
PGS Dũng cho biết giai đoạn giao mùa như hiện nay là khoảng thời gian không khí chuyển lạnh, ẩm hơn, ánh sáng mặt trời ít hơn làm cho virus sinh sôi nảy nở trong môi trường mạnh hơn.
Trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu nên cũng dễ bị nhiễm vius đang có trong môi trường xung quanh.
Theo lý giải củ PGS. BS Nguyễn Tiến Dũng, có hàng trăm virus khác nhau và các virus này trẻ đều có khả năng tấn công trẻ không riêng vì virus RSV.
Các bà mẹ đều cảnh báo với thông điệp “Nụ hôn là cánh cửa bệnh viện, Xin đừng hôn con, Đừng hôn trẻ…” . PGS Dũng cho rằng việc hôn trực tiếp trẻ nguy cơ lây khi người hôn bé đang ốm. Vì vậy người lớn cần tránh hôn bé khi bị cảm cúm.
Không chỉ riêng virus RSV, người lớn hôn hít trẻ nhỏ cũng thể lây cho trẻ các bệnh cúm khác, tay chân miệng…
Người lớn cần tránh hôn trẻ sơ sinh khi thấy mình có dấu hiệu ho, cảm cúm…
PGS.TS Trần Minh Điển cho biết dù mắc bất cứ virus gì đều nguy hiểm với trẻ sơ sinh, trẻ sức đề kháng kém, bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ đẻ non. Virus xâm nhập qua đường mũi họng có thể gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Ban đầu trẻ nhỏ thường có các triệu chứng gồm sổ mũi, thở khò khè, thở nhanh, khó thở, ho và sốt
Chính vì vậy, PGS Điển khuyến cáo nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh phòng ốc. Với trẻ sơ sinh, nhũ nhi hạn chế hôn hít bé nhất là người đang có dấu hiệu ho, cảm cúm.
Ngoài ra, khi trẻ sốt cao kèm theo chảy nước mũi cần cho trẻ đến các cơ sở y tế khám.
Trường hợp trẻ viêm tiểu phế quản không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm vì có thể gây suy hô hấp, tử vong.
Ở trẻ nhỏ diễn biến thường nhanh hơn trẻ lớn nên cha mẹ cần theo dõi kỹ nhịp thở của bé, bé bỏ bú, li bì cần đến bác sĩ nhi sớm.
Trẻ em nhập viện điều trị bệnh hô hấp ở TP HCM tăng đột biến
Thời tiết TPHCM và các tỉnh lân cận mưa kéo dài cả tuần qua đã tạo điều kiện cho mầm bệnh, virus, vi khuẩn phát triển.
Trước ảnh hưởng của mưa bão, những ngày qua tình trạng trẻ em mắc bệnh hô hấp nhập viện điều trị tại các bệnh viện nhi ở TPHCM gia tăng kỷ lục. Bên cạnh đó, bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng cũng đang liên tục tấn công trẻ em.
Dù chưa phải là thời điểm đỉnh của bệnh hô hấp nhưng những ngày gần đây, số trẻ đến thăm khám, điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM tăng gấp đôi so với đợt sau mùa dịch Covid-19 vừa qua. Các bệnh khiến trẻ đi khám nhiều nhất là: viêm mũi họng, viêm phế quản cấp, viêm tiểu phế quản, viêm họng, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi...
Trẻ bị nhiều bệnh tấn công dễ bỏ ăn, bỏ bú.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, khoảng 3 tuần nay, bệnh nhân bị bệnh hô hấp gia tăng đột biến, gây nên tình trạng quá tải. Kỷ lục, có ngày số ca mắc hô hấp điều trị nội trú hơn 400 bé.
Bệnh nhi quá đông, bác sĩ chủ yếu chỉ định điều trị ngoại trú, chỉ xem xét ca sốc nặng, biến chứng cần theo dõi, hoặc cần can thiệp kỹ thuật mới nhập viện. Tuy nhiên, các ca ngoại trú cũng rất đông, ngay cả khám dịch vụ cũng quá tải, vì vậy nhiều phụ huynh không thể chờ đợi lâu đành phải chọn qua khám dịch vụ VIP, với hy vọng ít người khám để được nhanh hơn.
Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 nhận định, thời tiết TPHCM và các tỉnh lân cận mưa kéo dài cả tuần qua đã tạo điều kiện cho mầm bệnh, virus, vi khuẩn phát triển. Trẻ không thích nghi kịp thời với sự thay đổi của thời tiết sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh, nhất là mắc bệnh hen suyễn. Đối với trẻ có cơ địa bị hen chỉ cần bị cảm sẽ dễ bị lên cơn hen. Vì vậy phụ huynh cần mặc quần áo đủ ấm và thường xuyên vệ sinh mũi cho bé, theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bé.
"Chẳng hạn như thấy em bé co giật thì có thể do nhiễm trùng hô hấp, thậm chí do nhiễm trùng thần kinh trung ương, như viêm não, viêm màng não thì rất nguy hiểm...Trong nhiễm trùng hô hấp thì có các dấu hiệu như nôn, không ngủ được", Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Anh Tuấn cho biết.
Nếu trẻ suy hô hấp nặng phải hỗ trợ thở máy.
Không chỉ riêng hô hấp, mà các bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng đang là mối đe dọa tấn công sức khỏe trẻ em tại TPHCM và các tỉnh lân cận.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố đã có dấu hiệu tăng sau nhiều ngày chững lại. Trong tuần vừa qua, thành phố ghi nhận 886 ca tay chân miệng. Trong đó Quận 5, Bình Thạnh, Gò Vấp và huyện Cần Giờ, ghi nhận số ca bệnh trong tuần tăng trên mức độ cảnh báo. Thành phố cũng ghi nhận 55 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 49 phường, xã thuộc 19/24 quận, huyện.
Các bác sĩ cho biết, dịch sốt xuất huyết không có nhiều diễn biến bất thường so với các năm trước. Giai đoạn từ tháng 10 và 11, khi thời tiết vào mùa mưa, sẽ rất thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi, phát triển, vì vậy người dân cần có ý thức diệt trừ loăng quăng. Cộng đồng dân cư cũng nên tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch, đồng thời thực hiện công tác vệ sinh môi trường./.
Bố mẹ nên nhớ: Đến 80% các trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản là do virus và không cần dùng kháng sinh Thời tiết chuyển lạnh là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh. Thời gian này, trẻ em rất dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp, trong đó viêm tiểu phế quản là bệnh thường gặp, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời....