Vụ vào tù thăm con mới biết con đã chết: Phó Chủ tịch phường xin lỗi
Sau bài viết “Vào tù thăm con mới biết con đã chết hơn 16 tháng” đăng tải trên Dân trí, Phó Chủ tịch phường thừa nhận phường chưa làm hết trách nhiệm, tuy nhiên bản thân gia đình và phía trại giam cũng chưa thực sự sâu sát.
Vợ chồng ông Đứng bức xúc trình bày sự việc.
Theo phản ánh của ông Trần Đứng, cha của phạm nhân Trần Anh Tuấn (SN 1981, trú phường Vĩnh Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa), năm 2001, Tuấn phạm tội “giết người” và bị cơ quan công an khởi tố, bắt giam ngày 25/6/2001. Bản án số 07 ngày 22/1/2002 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt Tuấn 12 năm tù về tội danh nói trên. Ngày 21/3/2002, phạm nhân Tuấn đến chấp hành hình phạt tù tại Trại giam Xuân Phước (Tổng Cục VIII, Bộ Công an, đóng tại Phú Yên). Theo án phạt, ngày 25/6/2013, Tuấn mãn hạn tù.
Về việc Tuấn đã hết hạn tù từ giữa năm ngoái nhưng gia đình không quan tâm thăm nom, mà phải đến tháng 10/2014 mới nhớ ra đi thăm con, bà Trần Thị Ngọc, mẹ Tuấn, giải thích, trong các lần thăm trước, có lần gia đình không được gặp con. Cán bộ trại giam nói do Tuấn vi phạm kỷ luật nên không được gặp người thân. Năm vừa rồi, chồng bà đau tim nặng, không ai chăm sóc, lại không có tiền nên bà không thể đi thăm con. Thấy con chưa về, ông bà cứ ngỡ con tiếp tục phạm kỷ luật nên trại chưa cho về.
Ngày 13/10/2014, bà Ngọc qua Phú Yên thăm Tuấn thì hay tin con đã chết vào ngày 12/6/2013 do bệnh AIDS giai đoạn cuối.
Theo luật sư Nguyễn Hồng Hà (Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa), để tiến hành thủ tục chôn cất phạm nhân phải có giấy chứng tử từ nơi cư trú cuối cùng của người đó. Trường hợp này, phạm nhân có địa chỉ rõ ràng ở phường Vĩnh Thọ (TP Nha Trang) nên trách nhiệm cấp giấy báo tử, báo cho thân nhân người chết thuộc về Thủ trưởng trại giam Xuân Phước. Việc giải quyết đăng ký khai tử trường hợp này thuộc thẩm quyền của UBND phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang – là nơi cư trú cuối cùng của phạm nhân chết.
Video đang HOT
Theo giấy tờ thu thập được, sau khi phạm nhân Tuấn chết, trại giam đã gửi giấy thông báo cho UBND phường Vĩnh Thọ, đồng thời cũng gửi cho gia đình phạm nhân, cùng một số cơ quan liên quan.
Theo luật sư Hà, sau khi phạm nhân Tuấn chết, việc UBND xã Xuân Phước (Đồng Xuân, Phú Yên) – nơi trại giam đóng chân – đã ký giấy chứng tử là không đúng quy định. “Trong vụ việc này, các cơ quan chức năng đều chưa làm hết trách nhiệm với gia đình ông Đứng”, luật sư Hà nhấn mạnh.
Ngày 22/10, ông Phạm Nguyễn Tất Nhiên, cán bộ tư pháp phường Vĩnh Thọ thừa nhận thẩm quyền cấp giấy chứng tử cho phạm nhân Tuấn là của phường. Theo quy định, thời hạn làm thủ tục khai tử không quá 15 ngày.
Về sự tắc trách của phường, ông Nhiên cho rằng giấy thông báo trại giam gửi cho phường không hề ghi ngày, tháng, năm phạm nhân chết nên phường không rõ. Tuy nhiên qua kiểm tra thì thấy văn bản trại giam gửi có thể hiện rõ ngày, tháng, năm phạm nhân chết.
Văn bản thông báo trại giam gửi cho phường có ghi rõ thời điểm phạm nhân chết
Làm việc với phóng viên ngày 22/10, ông Trình Xuân Minh Thế, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Thọ, thừa nhận trong vụ việc này phường có khuyết điểm, nhưng cũng cần sự cộng tác của trại giam, cần sự quan tâm của gia đình. “Tất nhiên cán bộ tư pháp hộ tịch cần phải có cái tâm đôn đốc tại sao trường hợp này chưa làm giấy chứng tử. Mặt khác, yêu cầu phải có những quy định chặt chẽ bởi lâu nay vấn đề này hầu như bỏ ngỏ”, ông Thế thừa nhận.
Ông Thế chia sẻ: “Thông qua báo chí tôi xin lỗi và chia sẻ những mất mát, buồn bã với gia đình”. Ông Thế cho biết sắp tới sẽ sắp xếp đến gặp gia đình ông Đứng để giải quyết vụ việc.
Được biết, hiện gia đình ông Đứng đã gửi đơn lên Công an TP Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị làm rõ vụ việc.
Viết Hảo
Theo Dantri
Lừa chạy án, luật sư vào tù
Sau hai ngày xét xử sơ thẩm, sáng 21.5, TAND TP.HCM tuyên phạt Lương Anh Tiến (44 tuổi, nguyên luật sư Đoàn luật sư TP.HCM) 16 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Bị cáo Tiến ở tòa
Theo cáo trạng, ngày 15.10.2010, Bộ Công an khởi tố vụ án Trương Công Dũng và đồng bọn can tội "làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức" và "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Liên quan đến vụ án này, Nguyễn Minh Tuấn cũng bị tạm giam, khởi tố điều tra về 2 hành vi trên.
Qua sự giới thiệu của người quen, tháng 3.2011, gia đình Tuấn thuê Tiến làm luật sư bào chữa cho Tuấn. Sau nhiều lần trao đổi, hai bên thỏa thuận "miệng" chi phí dịch vụ để luật sư Tiến tham gia bào chữa cho Tuấn là 100 triệu đồng. Gia đình Tuấn đã chuyển đủ số tiền này cho Tiến. Tiến cũng tiến hành các thủ tục để được cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận bào chữa, tiếp cận hồ sơ.
Mặc dù biết hành vi của Tuấn rõ ràng phạm tội, nhưng Tiến vẫn nhiều lần gặp gia đình Tuấn nói sẽ "lo" cho Tuấn được tại ngoại, bỏ một tội "lừa đảo", tác động Viện KSND để hoàn hồ sơ điều tra Tuấn với chỉ một tội, đồng thời Tuấn sẽ được tòa tuyên trắng án hoặc chỉ bằng thời hạn tạm giam.
Trước, trong và sau khi nhận tiền, Tiến thường xuyên nhắn tin cho gia đình Tuấn hứa "chạy án" và nói cần rất nhiều tiền mới chạy được án. Từ tháng 3.2011 đến tháng 9.2012, gia đình Tuấn đã đưa cho Tiến bốn lần, tổng cộng hơn 1,8 tỉ đồng. Sau khi nhận tiền, Tiến chiếm đoạt luôn và không thực hiện.
Ngày 21.9.2012, TAND TP.HCM xử phạt Tuấn 11 năm tù về cả hai tội. Biết bị lừa, gia đình Tuấn làm đơn tố cáo Tiến đến cơ quan chức năng. Do tố cáo trước khi vụ án bị phát hiện nên người nhà của Tuấn không bị xử lý hình sự.
Tại tòa, Tiến kêu oan, cho rằng mình không lừa đảo, những bản cung thừa nhận hành vi phạm tội là bị ép cung.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử nhận định, hành vi của Tiến đã đủ chứng cứ kết luận Tiến lừa đảo chiếm đoạt trên 1,8 tỉ đồng của gia đình Tuấn.
Ngoài hình phạt trên, Hội đồng xét xử còn tuyên buộc Tiến nộp lại 1,8 tỉ đồng để xung công quỹ nhà nước.
Theo TNO
Têm cướp đổ lỗi cho... ma ám Chuyện là có một số ý kiến lại... thương cảm cho tên cướp. Nhiều hàng xóm bàn tán phân tích về câu chuyện báo mộng của cô em họ. Tuấn ngang nhiên giật túi xách rồi rú ga bỏ chạy nhưng đã bị cảnh sát khống chế. (Ảnh minh họa) Sau 2 lần phạm tội cướp giật tài sản phải ngồi tù tổng...