Vũ trụ vừa rung chuyển bởi điều khủng khiếp chưa từng thấy
Một làn sóng xung kích “tương tự tiếng nổ siêu thanh từ máy bay chiến đấu” đã dội vào Trái Đất từ vùng vũ trụ cách xa 290 triệu năm ánh sáng.
Một nhóm ngiên cứu quốc tế đã bắt được hiện tượng hiếm hoi mà họ mô tả là “làm rung chuyển vũ trụ”, xảy ra cách địa cầu tận 290 năm ánh sáng.
Mặc dù xa xôi nhưng sóng xung kích từ sự kiện đã giải phóng quá mạnh vào không gian. Nếu chuyển nó thành dạng âm thanh tai người nghe được, chúng ta sẽ cảm giác như có tiếng nổ siêu thanh từ máy bay chiến đấu đang vang vọng bên mình.
Hiện tượng đó được tạo nên bởi 5 quái vật cổ đại đang nuốt nhau.
Hệ thống Stephan Quintet với các thành viên liên tục lướt gần nhau. Một cú lướt gần đây đã làm rung chuyển vũ trụ
Sự kiện rung chuyển vũ trụ này xảy ra tại hệ thống Stephan Quintet, một nhóm gồm 5 thiên hà ở gần nhau.
Mới đây, thiên hà lớn nhất trong số đó NGC 7318b đã va chạm mạnh với 4 thiên hà nhỏ còn lại và bắt đầu một cuộc sáp nhập, hay nói đúng hơn là 4 thiên hà kia sẽ bị NGC 7318b nuốt mất.
Đó là một sự kiện giải phóng năng lượng dữ dội. Sóng xung kích từ hiện tượng đã được bắn ra với tốc độ lên đến 3,2 triệu km/giờ.
Video đang HOT
“Về cơ bản, đây là một trường mảnh vỡ liên thiên hà khổng lồ. Kẻ xâm nhập mới NGC7318b đã đâm vào trường mảnh vỡ, và nén plasma và khí trong đó” – nhà vật lý thiên văn Marina Arnaudova từ Đại học Hertfordshire giải thích với Live Science.
Khi làm như vậy, NGC 7318b đã tái tạo năng lượng cho plasma khiến nó phát sáng rực rỡ ở tần số vô tuyến.
Tuy có vẻ chết chóc và tàn khốc, nhưng điều này đã thúc đẩy gia tăng quá trình hình thành sao trong vùng sáp nhập.
Được đặt theo tên nhà thiên văn học người Pháp Édouard Stephan, người đã phát hiện ra thiên hà này vào thế kỷ 19, Stephan’s Quintet là một nhóm gồm 5 thiên hà “bị khóa trong một điệu nhảy vũ trụ gồm những cuộc chạm trán gần nhau lặp đi lặp lại”, theo NASA.
Nhóm thiên hà này đã được chụp từ nhiều kính viễn vọng không gian mạnh nhất, bao gồm Hubble và James Webb, những sứ mệnh do NASA dẫn đầu.
Các nhà khoa học hy vọng kỳ vọng phát hiện mới này sẽ tiết lộ những bí mật quan trọng về quá trình tiến hóa dữ dội của vũ trụ chúng ta.
Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng khi chi 7.600 tỷ đồng xây siêu cỗ máy lớn nhất hành tinh để bắt 'hạt ma", nằm sâu 700m dưới lòng đất, chứa 45.000 ống đèn đặc biệt
Cỗ máy bao gồm một quả cầu khổng lồ có thể phát hiện được thứ mà cả thế giới đang quan tâm ngiên cứu.
Sau hơn 9 năm xây dựng, phần thân chính của đài quan sát Jiangmen Underground Neutrino Observatory (JUNO) đã hoàn thành vào ngày 20/11. Cỗ máy trị giá 300 triệu USD (khoảng 7.626 tỷ VNĐ) này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm sau.
Ảnh: Tân Hoa Xã
Đài quan sát này nằm ở thành phố Giang Môn, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Dưới lớp đá granit của một ngọn đồi, cỗ máy bao gồm một quả cầu trong suốt lớn nhất thế giới nằm sâu 700 mét dưới lòng đất. Nhiệm vụ của nó là thu thập neutrino, hay còn được gọi là "hạt ma" (ghost particles), từ đó khám phá bí mật từ những thứ vô cùng nhỏ bé đến vô cùng lớn trong vũ trụ.
Neutrino không mang điện tích và khối lượng gần như bằng 0. Vì thế chúng gần như không tương tác với các loại vật chất khác. Đúng như biệt danh ma quái, neutrino bay xuyên qua vật chất thông thường với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Vì thế để "bắt" neutrino, các nhà vật lý Trung Quốc đã dày công ngiên cứu và cho xây dựng cỗ máy ròng rã nhiều năm trời.
Ảnh: Tân Hoa Xã
Ảnh: Tân Hoa Xã
Một bể hình trụ 44 mét trong lòng đất là nơi đặt JUNO. Quả cầu có lớp vỏ lưới thép không gỉ đường kính 41 mét, bên trong là một quả cầu acrylic đường kính 35,4 mét, chất lỏng phát quang nặng 20.000 tấn được sử dụng để phát hiện neutrino, 45.000 ống đèn nhân quang điện và một số thành phần khác.
Ảnh: CMG
Sau khi lớp vỏ lưới và quả cầu thủy tinh được lắp ráp lại với nhau, việc lắp đặt các ống nhân quang điện đã hoàn thiện vào chiều 20/11. Sau khi hoàn thành, nơi này sẽ trở thành một trong những trung tâm chính cho ngiên cứu neutrino quốc tế.
Ảnh: Tân Hoa Xã
Khi neutrino đi qua máy dò, một phần rất nhỏ trong số chúng sẽ tương tác với chất lỏng phát quang, tạo ra ánh sáng có thể nhìn thấy bằng các ống nhân quang điện xung quanh.
Trong quá trình xây dựng, nhóm ngiên cứu đã vượt qua một số thách thức kỹ thuật, chẳng hạn như phát triển các ống nhân quang có hiệu suất phát hiện photon cao nhất trên toàn cầu. Họ cũng đã phát triển một hệ thống tinh chế có độ tinh khiết cao, độ kín cao và hiệu suất cao cho chất lỏng phát quang.
Ảnh: Tân Hoa Xã
Sau khi hoàn thành, JUNO sẽ bắt kịp với cỗ máy Super-Kamiokande của Nhật Bản và Deep Underground Neutrino Experiment của Mỹ, củng cố vị thế hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực ngiên cứu neutrino.
Mặt Trời có thể giải phóng sức mạnh của 10 tỷ tấn bom hydro trong một giây, tại sao nó có thể cháy mọi lúc mà không phát nổ? Không chỉ mang lại ánh sáng và hơi ấm, Mặt Trời còn cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho toàn bộ sinh quyển. Nhưng ít ai biết được, bên trong Mặt Trời đang diễn ra những phản ứng phức tạp và mạnh mẽ đến mức có thể duy trì sự sống hàng tỷ năm. Nguồn năng lượng khổng lồ của Mặt Trời...