Vụ trộm kim cương chấn động London: Thủ phạm gây hỏa hoạn ở ga điện ngầm?
Một cựu lãnh đạo cao cấp thuộc Sở Cảnh sát London nhận định thủ phạm gây ra vụ trộm kim cương táo tợn ở London (Anh) có thể cũng đứng sau vụ hỏa hoạn ở ga điện ngầm Kingston trước đó.
Vụ trộm tại Hatton Garden gây chấn động thế giới – Ảnh: Reuters
Tờ Mirror của Anh hôm 8.4 dẫn lời ông John O’Connor, cựu lãnh đạo của biệt đội Flying Squad thuộc Sở Cảnh sát London (Anh) nhận định rằng vụ hỏa hoạn tại ga điện ngầm Kingsway, vốn làm náo loạn cả trung tâm London hôm thứ tư tuần trước có thể có dính líu tới vụ cướp như phim vừa xảy ra.
Ông nói: “Tôi chưa từng nghe nói đến một vụ chập điện mà lại gây hỏa hoạn kéo dài đến thế. Một sự trùng hợp đến khó tin”.
Theo lời ông này, thủ phạm đã tính toán rất kỹ lưỡng để phá hoại một số đường dây điện chủ chốt, khiến cho vụ đột nhập vào công ty cho thuê két sắt Hatton Garden càng dễ dàng.
Tờ Express thì dẫn lời ông O’Connor diễn giải rằng gây hỏa hoạn, mất điện là để vô hiệu hóa hệ thống an ninh tại Hatton Garden.
Ga Kingsway chỉ cách Hatton Garden chừng hơn nửa cây số.
Được biết trong vụ hỏa hoạn nêu trên, phải mất hơn 24 giờ đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn. 2.000 người đã phải sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm.
Vụ cháy gây mất điện trên diện rộng. Sức nóng quá dữ dội từ dưới lòng đất khiến nhiều khu vực vỉa hè phát nổ.
Video đang HOT
Vụ hỏa hoạn tại Kingsway khiến tới 2.000 người phải sơ tán – Ảnh: Reuters
Cho tới giờ phút này, vụ hỏa hoạn vẫn gây xáo trộn sinh hoạt ở khu vực xung quanh.
Phát ngôn viên của Sở Cảnh sát London phát biểu rằng cho tới nay chưa tìm thấy mối liên hệ nào giữa vụ trộm kim cương và vụ hỏa hoạn, tuy nhiên các nhà điều tra không loại trừ một khả năng nào.
Trong khi đó, một sếp cũ khác của Flying Squad là Barry Phillips thì nhận định thủ phạm rất có tổ chức và hành động rất tinh vi.
Ông phát biểu với Sky News: “Tất cả hệt như trên tivi hoặc trên phim Hollywood”.
Được biết thủ phạm đã đột nhập vào Công ty cho thuê két sắt Hatton Garden tại trung tâm kim cương Hatton Garden của London, cạy khoảng 70 két sắt, lấy đi rất nhiều kim cương, nữ trang, đồng hồ quý giá… Chưa xác định được quy mô vụ trộm nhưng báo chí Anh đưa tin tổng số hàng hóa mất đi có thể mang đơn giá tới 300 triệu USD.
Năm vụ trộm táo tợn nhất nước Anh
1. Hai người đàn ông đội tóc giả vào vai khách hàng đã trộm số nữ trang trị giá 40 triệu bảng Anh (khoảng 60 triệu USD) tại Graff Dianmonds, trung tâm London hồi năm 2009. Bốn người đã bị bắt và nhốt tù sau vụ này.
2. Trộm đột nhập vào một cuộc triển lãm kim cương ở nhà vòm thiên niên kỷ (Millennium Dome) ở đông nam London hồi năm 2000, lấy đi số nữ trang trị giá 350 triệu USD. Chúng định tẩu thoát trên một chiếc xuồng máy nhưng đã bị chặn lại.
3. Một nhóm trộm đã bắt cóc giám đốc của ngân hàng Securitas và gia đình ông ta tại Tonbridge (Kent) năm 2006. Tổng cộng 53 triệu USD đã bị cướp đi. Bốn kẻ tham gia đã bị tóm sau đó.
4. Vụ cướp tại Knightbridge Security Deposit (London) hồi năm 1987 đã đem về cho thủ phạm người Ý Valerio Viccei và đồng bọn 60 triệu USD. Viccei chạy thoát ra nước ngoài nhưng bị tóm khi đang mua một chiếc Ferrari.
5. Các thỏi vàng xếp trong 76 thùng cả thảy đã bị lấy trộm gần Heathrow vào năm 1983.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Thủ phạm thảm sát ở Kenya từng gây ra những vụ tấn công đẫm máu
Tổ chức vũ trang Hồi giáo al-Shabaab ngày 2.4 thực hiện vụ thảm sát khiến 147 người thiệt mạng tại trường đại học Garissa (Kenya) hiện là mối đe dọa lớn đối với an ninh trong khu vực.
Lực lượng al-Shabaab tại Somalia - Ảnh: Reuters
Liên kết với al-Qaeda
Al-Shabaab trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "tuổi trẻ". Nhóm này liên kết với tổ chức Liên minh Tòa án Hồi giáo kiểm soát thủ đô Mogadishu của Somalia vào năm 2006 trước khi rút về kiểm soát một phần miền trung và nam Somalia. Tổ chức này muốn đưa Somalia trở thành một quốc gia Hồi giáo, CNN dẫn tin từ Hội đồng Quan hệ quốc tế cho biết.
Có rất nhiều phần tử nước ngoài được cho là đã đến Somalia giúp đỡ al-Shabaab. Nhiều nguồn tin cho biết al-Shabaab có thể có liên kết với những tổ chức Hồi giáo khác tại châu Phi như Boko Haram ở Nigeria và al-Qaeda tại sa mạc Sahara. Al-Shabaab được cho có khoảng 7.000 đến 9.000 thành viên và bị Mỹ, Anh xem là tổ chức khủng bố, theo BBC. Ngoài ra, al-Shabaab còn thiết lập một mạng lưới tuyển mộ tại Kenya, đặc biệt là gần bến cảng của thành phố Mombasa, nơi có nhiều người Hồi giáo sinh sống.
Mỹ cáo buộc nhiều thành viên của al-Shabaab có liên kết với al-Qaeda và một số lãnh đạo cấp cao của tổ chức này từng được al-Qaeda huấn luyện và chiến đấu tại Afghanistan. Năm 2012, thủ lĩnh al-Qaeda Ayman al-Zawahiri tuyên bố sự liên kết chính thức của 2 tổ chức, theo ABC News.
CNN cho biết nhóm này làm giàu bằng các hình thức thu thuế và các lệ phí tại các sân bay, cảng biển, thuế hàng hóa và nhiều hình thức tống tiền khác. Tổ chức này kiếm được khoảng 70 đến 100 triệu USD mỗi năm, CNN dẫn thông báo của tổ chức Giám sát Liên Hiệp Quốc tại Somalia và Eritrea.
Al-Shabaab liên kết với al-Qaeda tại Somalia - Ảnh: AFP
Tấn công đẫm máu
Tổ chức Hồi giáo al-Shabaab từng thực hiện vụ tấn công đẫm máu kéo dài 4 ngày tại trung tâm mua sắm Westgate ở thủ đô Nairobi (Kenya) khiến 67 người thiệt mạng. Những người Hồi giáo đã được 4 tay súng thả đi trong khi những người không đọc được một đoạn kinh Koran thì bị giết hại, theo ABC News.
Al-Shabaab cũng từng nhận trách nhiệm nhiều cuộc tấn công khủng bố khác trong khu vực, như vụ đánh bom tại Uganda khiến hơn 70 người thiệt mạng năm 2010.
Ngoài ra, tổ chức này còn thực hiện nhiều cuộc tấn công tại Kenya, nhắm mục tiêu vào binh lính thuộc Liên minh châu Phi và các tòa nhà chính phủ tại Somalia. Al-Shabaab còn áp đặt luật đạo Hồi Sharia hà khắc tại những khu vực mà tổ chức này kiểm soát, trong đó có việc ném đá đến chết những phụ nữ ngoại tình và chặt tay những ai ăn cắp, theo BBC.
Mỹ cùng lực lượng châu Phi đã chiến đấu và tăng cường các hoạt động chống khủng bố lên al-Shabaab. Trong 2 năm qua, Mỹ đã thực hiện nhiều cuộc không kích bằng máy bay không người lái nhắm vào các thủ lĩnh al-Shabaab.
Tháng 3 vừa qua, máy bay không người lái của Mỹ đã tiêu diệt thủ lĩnh Adnan Garar của al-Shabaab, người được cho là đã lên kế hoạch cho vụ tấn công tại Westgate. Mỹ gọi đây là một đòn mạnh đối với tổ chức khủng bố này, theo ABC News. Các cuộc không kích vào năm 2014 và trước đó là năm 2013 cũng đã tiêu diệt nhiều thủ lĩnh khác của al-Shabaab.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Thảm sát chấn động Kenya Ít nhất 147 người thiệt mạng trong vụ tấn công tại Trường ĐH Garissa ở Kenya do các tay súng al-Shabab tiến hành ngày 2.4. Lực lượng an ninh Kenya tiến đến hiện trường - Ảnh: AFP Một nữ sinh bị thương trong vụ tấn công - Ảnh: AFP Đang say ngủ, Julia Gichuki choàng tỉnh khi nghe tiếng súng chát chúa gần...