Vụ thất thoát, thua lỗ tại ALC II: “Quên” trách nhiệm người đứng đầu
Mới đây, Viện KSND Tối cao đã trả hồ sơ vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thất thoát, thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng tại Cty cho thuê tài chính II ( ALC II) – Ngân hàng NNPTNT Việt Nam.
Viện KSND Tối cao yêu cầu CQĐT Bộ CA làm rõ trách nhiệm của một số cá nhân liên quan nguyên là cán bộ lãnh đạo của Agribank Việt Nam.
Góc khuất ALC II
Xin bắt đầu bằng năm 2006, một cái mốc quan trọng trong quá trình “bùng nổ tín dụng” của ALC II. Đây là năm “bản lề” vì ngay sau đó, vào đầu năm 2007, NHNN bắt đầu siết lại vấn đề đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng bằng QĐ số 03 (ngày 19.1.2007).
Theo số liệu Kiểm toán Nhà nước và báo cáo tài chính của ALC II thì tính đến cuối năm 2006, số vốn điều lệ của ALC II là 300 tỉ đồng được cấp bởi Agribank. Đến lúc này, số vốn mà ALC II vay của Agribank là hơn 2.200 tỉ đồng nhưng lại cho vay ra ngoài tới gần 3.200 tỉ đồng. Với mức cho vay như thế, nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước là nhãn tiền.
Giữa bối cảnh đó, ngày 19.1.2007, NHNN đã ban hành QĐ số 03 với các quy định ngặt nghèo hơn nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo quy định này, tổng mức cho vay và bảo lãnh của Agribank đối với một DN mà Agribank nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có, còn tổng mức cho vay và bảo lãnh với các DN dạng này không được vượt quá 20% vốn tự có.
Video đang HOT
Thời điểm đó, vốn tự có của Agribank là 12.373 tỉ đồng. Theo QĐ số 03, Agribank chỉ có thể cho ALC II vay không quá 1.237 tỉ đồng và cho tất cả các DN mà mình nắm quyền kiểm soát (trong đó có ALC II) vay không quá 2.475 tỉ đồng. Thế nhưng, Agribank lại đang cho ALC II vay 2.206 tỉ đồng, gấp gần 2 lần quy định.
Ngày 15.2.2007, hội đồng quản trị Agribank đã ban hành QĐ số 100/QĐ-HĐQT về việc sửa đổi bổ sung việc thực hiện các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Agribank. Các điều khoản được bổ sung phù hợp với QĐ03 của NHNN như việc cho các Cty mà mình nắm quyền kiểm soát vay không quá 20% vốn tự có. QĐ này có hiệu lực từ ngày 18.2.2007. Lúc này, quyền Tổng GĐ Agribank là ông Nguyễn Thế Bình.
Những tưởng, với cảnh báo từ NHNN, Agribank sẽ phải tìm mọi biện pháp thu hồi vốn nhằm giảm dư nợ tại ALC II về dưới mức 10%. Vậy nhưng, Agribank đã làm ngược lại. Tháng 4.2007, quyền Tổng GĐ Nguyễn Thế Bình đã ký 2 thông báo về hạn mức vay nội tệ, ngoại tệ quý II cho ALC II.
Với nội tệ, thông báo này đẩy hạn mức cho ALC II lên 3.100 tỉ đồng, với hạn mức ngoại tệ đó là 12 triệu USD. Ngày 11.7.2007, ông Bình thông báo nâng hạn mức cho vay vốn nội tệ với ALC II lên 3.600 tỉ đồng cho quý III. Cuối cùng, đến cuối năm 2007, số tiền mà Agribank cho “đứa con cưng” ALC II vay đã lên tới hơn 3.758 tỉ đồng. Nếu quy chiếu theo quy định của NHNN tại QĐ số 03 thì con số này đã vượt hạn mức hơn 3 lần. Sự ưu ái còn được thể hiện ở thời hạn cho vay mà Agribank dành cho ALC II khi hầu hết các khoản vay đều được ấn định 60 tháng.
Có tiền trong tay, ALC II đã tự tung tự tác, thuê mua tùm lum với nhiều thương vụ mờ ám “tay trong tay ngoài” rút tiền chia chác, dẫn tới hậu quả thất thoát hàng nghìn tỉ đồng của Nhà nước sau này như Kiểm toán Nhà nước đã chỉ rõ. Là tổng GĐ, người điều hành chính hoạt động của Agribank và cũng là người trực tiếp ký phân bổ hạn mức các khoản cho vay, các khoản bảo lãnh trái quy định với ALC II nhưng dường như vai trò của ông Nguyễn Thế Bình đã bị “lãng quên” một cách đầy khó hiểu(?!).
Theo laodong
Lãnh đạo ALC2 đã nhận "lại quả" hàng chục tỉ đồng
Liên quan đến việc thua lỗ, thất thoát hàng ngàn tỉ đồng tại Công ty cho thuê tài chính 2 (ALC2) thuộc Ngân hàng NN-PTNT (Agribank), bước đầu các cơ quan tố tụng xác định, lãnh đạo ALC2 đã nhận được nhiều tỉ đồng qua việc giải ngân cho đối tác.
Di lý bị can từ TP.HCM ra Hà Nội - Ảnh: Hoài Nam
Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 16.4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam các ông Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng giám đốc ALC2, Tôn Quang Việt, nguyên Phó trưởng phòng Cho thuê tài chính của ALC2 và Đặng Văn Hai, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH xây dựng và thương mại Quang Vinh (Công ty Quang Vinh) về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Quá trình điều tra ban đầu xác định, ALC2 chỉ có chức năng cho thuê tài chính, không được thực hiện nghĩa vụ cho vay. Tuy nhiên, ông Võ Quốc Hảo đã cho các đối tác vay tiền, dưới hình thức đầu tư mua tài sản để cho thuê. Cụ thể, ông Hảo đã thông đồng với ông Hai ký 7 hợp đồng mua bán tài sản do Công ty Quang Vinh cung ứng nhưng trên thực tế, đây là các hợp đồng khống vì Công ty Quang Vinh không có tài sản bán cho ALC2. Bằng cách này, ông Hảo đã giải ngân cho Công ty Quang Vinh trên 587 tỉ đồng. Từ số này, Quang Vinh đã chi lại hàng chục tỉ đồng cho ông Hảo để chi dùng vào việc cá nhân.
Bị can Tôn Quang Việt, Phó phòng Cho thuê tài chính của ALC2 được xác định có vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Hảo khi đã thẩm định và đề xuất 7 hợp đồng đầu tư mua bán tài sản cho thuê giữa ALC2 và Quang Vinh. Đổi lại, ông Việt đã được Quang Vinh "lót tay" khoản tiền gần 1 tỉ đồng.
Đối với bị can Đặng Văn Hai, cơ quan chức năng xác định, sau khi được ALC2 giải ngân hơn 587 tỉ đồng, ông này đã cho nhiều đối tác vay, chi trả vào việc huy động vốn khoảng trên 540 tỉ đồng, số còn lại sử dụng mục đích riêng.
Cơ quan tố tụng cũng xác định, từ giữa năm 2009, Ngân hàng NN-PTNT đã phát hiện, do thực hiện việc kinh doanh, huy động vốn trái nguyên tắc ALC2 bị mất cân đối vốn khoảng 7.000 tỉ đồng. Tiếp đó, Kiểm toán Nhà nước cũng xác định năm 2009, ALC2 lỗ tới 3.000 tỉ đồng, chưa kể nếu phải trích lập dự phòng rủi ro các khoản đầu tư tài sản cho thuê thì khoản lỗ sẽ tăng thêm hơn 1.260 tỉ đồng. Vào tháng 4.2011, cơ quan thanh tra của Ngân hàng Nhà nước VN bước đầu cũng xác định ALC2 tổn thất trên 1.800 tỉ đồng.
Cho thuê tài chính là gì?
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và bên thuê là khách hàng.
Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với các tài sản thuê trong suốt quá trình thuê.
Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đó theo các điều kiện đã được hai bên thỏa thuận.
Theo Thanh Nien
Vụ thất thoát gỗ sưa: Lãnh đạo BCH Bộ đội Biên phòng Quảng Trị thừa nhận sai phạm Tại buổi làm việc với thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị chiều qua (22.10), đại tá Nguyễn Đình Hà - Phó Chỉ huy trưởng BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh - đã thừa nhận sai phạm, với lý do thất thoát gỗ sưa là bởi "Chỉ huy trưởng chỉ đạo cho lại đối tượng bị mất hàng". Theo đó, thường trực Tỉnh ủy...