Vụ thẩm phán tiếp bị cáo tại nhà riêng: Toà án và VKSND tỉnh Lâm Đồng cùng lên tiếng
2 cơ quan tố tụng của tỉnh Lâm Đồng có văn bản phản hồi gửi CQĐT VKSND Tối cao trong việc đề nghị xử lý trách nhiệm của các thẩm phán, kiểm sát viên vi phạm tố tụng.
Ngày 1-7, theo nguồn tin của PLO, Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản trả lời CQĐT VKSND Tối cao về nội dung kiến nghị phòng ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.
Đây là động thái bắt nguồn từ việc ngày 12-4, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã có văn bản đề nghị Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng và Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm lãnh đạo TAND, VKSND và các thẩm phán, kiểm sát viên vi phạm tố tụng trong quá trình xử lý vụ án xâm phạm chỗ ở của công dân đối với bà Lê Thị Thanh Thủy (ngụ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng).
Chánh án và thẩm phán của TAND huyện Đức Trọng bị Cơ quan điều tra VKSND Tối cao trong việc đề nghị xử lý trách nhiệm do vi phạm tố tụng. Ảnh: HIẾU NGHĨA
Trong văn bản trả lời, Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng cho biết, ngày 12-4 đã nhận được văn bản kiến nghị của CQĐT VKSND Tối cao với nội dung: Bà Lê Thị Thanh Thủy bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội “Xâm phạm chỗ ở của công dân” theo khoản 1 Điều 124 BLHS năm 1999; nhưng VKSND huyện Đức Trọng ra lệnh bắt bị can để tạm giam và TAND huyện Đức Trọng ra quyết định tạm giam đối với bà Thủy là vi phạm khoản 3 Điều 119 Bộ luật TTHS.
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đề nghị Viện trưởng VKSND tỉnh kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với Viện trưởng Lê Thị Ngọc Hương, kiểm sát viên Nguyễn Phi Hùng của VKSND huyện Đức Trọng do vi phạm quy định BLTTHS.
Viện trưởng và Kiểm sát viên của VKSND huyện Đức Trọng cũng bị đề nghị xử lý trách nhiệm liên quan đến vi phạm tố tụng. Ảnh: HIẾU NGHĨA
VKSND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, trong quá trình điều tra, bị can Thuỷ vi phạm Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú trong lúc huyện Đức Trọng đang áp dụng Chỉ thị 16 để phòng chống dịch Covid-19… Trong vụ án này có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn điều tra, truy tố gần hết và không có căn cứ để tạm đình chỉ vụ án.
Ngoài ra, VKSND huyện Đức Trọng không làm việc được với bị can nên không thể truy tố, vì vậy đã áp dụng biện pháp bắt tạm giam đối với bị can trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày 4-6-2021, để đảm bảo cho việc truy tố, xét xử.
Cũng liên quan đến vụ việc, TAND tỉnh Lâm Đồng cũng đã có văn bản trả lời Cơ quan điều tra VKSND Tối cao liên quan đến đề nghị xử lý trách nhiệm của thẩm phán Nguyễn Thị Sinh và Chánh án TAND huyện Đức Trọng trong quá trình giải quyết vụ án xâm phạm chỗ ở của công dân đối với bị cáo Lê Thị Thanh Thủy, ngụ thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương.
Video đang HOT
Theo ông Đào Chiến Thắng, Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng, hành vi tiếp bị cáo Lê Thị Thanh Thủy tại nhà riêng của thẩm phán Nguyễn Thị Sinh, TAND huyện Đức Trọng đã tổ chức kiểm điểm trước cơ quan. Hiện lãnh đạo TAND tỉnh Lâm Đồng đang xem xét đề xuất của TAND huyện Đức Trọng và Phòng Tổ chức cán bộ đối với hành vi của thẩm phán Nguyễn Thị Sinh.
Đối với kiến nghị xử lý trách nhiệm lãnh đạo TAND huyện Đức Trọng về hành vi ra quyết định tạm giam bà Lê Thị Thanh Thủy trái quy định của pháp luật vì hành vi của bị cáo này thuộc tội ít nghiêm trọng, Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, để đảm bảo việc giải quyết, xét xử vụ án, thẩm phán – chủ tọa phiên tòa đã tham mưu, đề xuất ông Trịnh Văn Hùng, Chánh án TAND huyện Đức Trọng tiếp tục ký quyết định tạm giam bị cáo Lê Thị Thanh Thủy với thời hạn 30 ngày là đúng quy định.
Trước đó, như PLO đã thông tin, ngày 28-5-2020, thẩm phán Nguyễn Thị Sinh chủ tọa phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ xâm phạm chỗ ở của công dân, tuyên phạt bà Lê Thị Thanh Thủy chín tháng tù. Bà Thủy có đơn kháng cáo kêu oan.
Đến ngày 9-11-2020, TAND tỉnh Lâm Đồng mở phiên tòa phúc thẩm, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Ngày 11-5-2021, Công an huyện Đức Trọng ra kết luận điều tra vẫn đề nghị truy tố bà Thủy về tội xâm phạm chỗ ở của công dân. Sau đó, VKSND huyện Đức Trọng ban hành cáo trạng truy tố bà Thủy về tội danh trên.
Ngày 14-6-2021, VKSND huyện Đức Trọng ra quyết định tạm giam bà Thủy cho đến ngày xét xử. Trước khi bị bắt tạm giam, bà Thủy đã có đơn tố cáo thẩm phán xét xử nhận hối lộ và hứa cho bị cáo hưởng án treo. Tuy nhiên, án sơ thẩm tuyên bà Thủy chín tháng tù.
Sau gần hai năm điều tra, Cơ quan điều tra VKSND tối cao xác định hành vi của bà Thủy về xâm phạm chỗ ở của công dân theo khoản 1 Điều 124, Bộ luật Hình sự năm 1999 có mức phạt tù từ ba tháng đến một năm do phạm tội ít nghiêm trọng.
Tuy nhiên, kiểm sát viên Nguyễn Phi Hùng đã tham mưu trình bà Lê Thị Ngọc Hương, Viện trưởng VKSND huyện Đức Trọng ký lệnh bắt tạm giam bà Thủy 10 ngày là không đúng quy định.
Bị xét xử tại Hà Nội, cựu Chủ tịch Bình Thuận có 7 luật sư bào chữa
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai có 7 luật sư bào chữa trong vụ án giao "đất vàng" giá rẻ, gây thiệt hại 45,3 tỉ đồng.
Sáng nay 10.5, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử 12 bị cáo trong vụ án giao đất giá rẻ, xảy ra tại tỉnh Bình Thuận. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài 5 ngày, kể cả thứ bảy và chủ nhật.
Khoảng 7 giờ 30, các bị cáo được dẫn giải đến trụ sở tòa án bằng xe chuyên dụng và nhanh chóng di chuyển vào trong phòng xử.
Theo quyết định, thẩm phán Nguyễn Thanh Nhã sẽ ngồi ghế chủ tọa. 4 kiểm sát viên được phân công giữ quyền công tố trong quá trình xét xử, bao gồm 1 kiểm sát viên cao cấp và 3 kiểm sát viên trung cấp.
Gần 30 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Trong đó, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai có 7 luật sư, 2 cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lương Văn Hải và Nguyễn Văn Phong lần lượt có 2 và 1 luật sư...
Ông Nguyễn Ngọc Hai, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, tại tòa sáng 10.5. Ảnh PHÚC BÌNH
Đáng chú ý, để phục vụ xét xử, tòa án triệu tập đại diện UBND tỉnh Bình Thuận với tư cách tố tụng là nguyên đơn dân sự. Công ty cổ phần Tân Việt Phát được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Hội đồng xét xử (HĐXX) còn triệu tập người định giá, một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác, nhằm làm rõ các tình tiết có trong vụ án.
Vụ án này, các bị cáo hầu tòa đều là các cựu lãnh đạo, cán bộ tại tỉnh Bình Thuận. Ông Nguyễn Văn Phong, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cựu Giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận, là người duy nhất bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
11 bị cáo còn lại cùng bị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, gồm: Nguyễn Ngọc Hai; Lương Văn Hải; Hồ Lâm, cựu Giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận; Lê Nguyễn Thanh Danh, cựu Phó giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận; Ngô Hiếu Toàn, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận...
Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài trong 5 ngày . Ảnh PHÚC BÌNH
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, ông Nguyễn Ngọc Hai với vai trò đứng đầu chính quyền tỉnh, biết rõ các quy định của pháp luật về căn cứ giá đất thời điểm giao đất.
Tuy nhiên, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cùng một số cựu thuộc cấp vẫn cố tình tham mưu, chỉ đạo và quyết định giao 3 lô đất số 18, 19 và 20 cho Công ty cổ phần Tân Việt Phát không đúng quy định pháp luật.
Hành vi này vi phạm khoản 3 điều 108 và khoản 4 điều 114 luật Đất đai năm 2013, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 45,3 tỉ đồng.
Riêng ông Nguyễn Văn Phong bị xác định thiếu trách nhiệm, không thực hiện đầy đủ các quy định về giá đất, do đó bị cáo buộc thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Vẫn theo cơ quan tố tụng, quá trình điều tra, các bị cáo đều thành khẩn khai báo, cùng với gia đình đã nộp một khoản tiền để khắc phục hậu quả. Đây là vụ án đầu tiên trong tổng số các dự án có dấu hiệu sai phạm trong việc giao đất, cho thuê đất tại Bình Thuận bị tố giác sai phạm.
Các bị cáo được dẫn giải đến tòa . Ảnh PHÚC BÌNH
Trong vụ án này, 11/12 bị cáo bị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí . Ảnh PHÚC BÌNH
Hành vi sai phạm của các cựu lãnh đạo, cán bộ tỉnh Bình Thuận gây thiệt hại ngân sách 45,3 tỉ đồng. Ảnh PHÚC BÌNH
12 bị cáo sẽ được gần 30 luật sư bào chữa tại tòa. Ảnh PHÚC BÌNH
Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra trong 5 ngày . Ảnh PHÚC BÌNH
Ngoài vụ án này, Bộ Công an đang xác minh 8 dự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận . Ảnh PHÚC BÌNH
Xét xử phúc thẩm vắng mặt cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn TAND cấp cao tại Hà Nội đã quyết định mở phiên toà xét xử phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của người liên quan trong vụ AIC. Phiên tòa được mở vào ngày 22/5. HĐXX gồm 3 người, do thẩm phán Mai Anh Tài ngồi ghế chủ toạ phiên toà. Đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội tham gia...