Vụ tàu vỏ thép nằm bờ: Kháng nghị giám đốc thẩm, xét xử sơ thẩm
Sau khi nghiên cứu hai bản án của Tòa án nhân dân TP Tam Kỳ và Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng quyết định kháng nghị bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam và đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm, giao hồ sơ cho Tòa cấp sơ thẩm để giải quyết lại.
Liên quan đến tàu vỏ thép được đóng theo Nghị định 67 của ông Trần Văn Liên (SN 1966, trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam), Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao (VKS cấp cao) tại Đà Nẵng vừa có quyết định kháng nghị đối với bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 12/2018/KDTM-PT ngày 30/1/2018 của TAND tỉnh Quảng Nam; đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án nêu trên và bản án sơ thẩm số 77/2017/DS-ST ngày 30.8.2017 của TAND TP Tam Kỳ (Quảng Nam) xung quanh việc khởi kiện của ngư dân Trần Văn Liên (chủ tàu vỏ thép QNa 94679 TS được đóng theo NĐ 67), giao hồ sơ cho tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại.
Chiếc tàu vỏ thép của ông Liên nằm bờ 2 năm nay. Đến nay vụ việc vẫn chưa có hồi kết
Đây là vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hệ thống máy đẩy thủy và hợp đồng dịch vụ đóng tàu” giữa nguyên đơn là ông Trần Văn Liên với bị đơn là Công ty CP Tập đoàn Liên Á (Cty Liên Á, quận Cầu Giấy, Hà Nội) và Công ty CP đóng tàu Bảo Duy (Cty Bảo Duy, quận Sơn Trà, Đà Nẵng).
Theo đơn kiện của ông Liên, ngày 30/8/2017, Tòa án nhân dân TP Tam Kỳ mở phiên sơ thẩm và tuyên buộc Cty CP đóng tàu Bảo Duy có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tài sản cho ông Liên số tiền 2,8 tỉ đồng.
Sau đó, Cty CP đóng tàu Bảo Duy đã kháng cáo. Ngày 30/1/2018, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tuyên buộc Cty CP Tập đoàn Liên Á hoàn trả cho ông Liên 1,57 tỉ đồng. Sau khi xét xử phúc thẩm, Cty CP Tập đoàn Liên Á có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án.
Ông Liên (giữa) cho hay đã quá mệt mỏi vì vụ việc
Video đang HOT
Trong hợp đồng mua bán giữa ông Trần Văn Liên và Cty Liên Á có ghi: “Sau khi hoàn thiện việc chạy thử, vận hành và bàn giao thiết bị cho chủ tàu, bên A và bên B cùng ký vào biên bản nghiệm thu với sự làm chứng của nhà máy đóng tàu”.
Như vậy, việc ông Liên và Cty Bảo Duy điều tàu từ nhà máy đến cầu Mân Quang để chạy thử đường dài mà không có cán bộ kỹ thuật của Cty Liên Á tham gia hỗ trợ kỹ thuật, để kịp thời khắc phục sự cố dẫn đến hậu quả trên có một phần lỗi của chủ tàu và Cty Bảo Duy.
“Trong trường hợp này cho dù có cơ sở khẳng định là máy hỏng do lỗi chế tạo thì Cty Bảo Duy (nếu tự vận hành) và ông Liên (nếu đồng ý cho Cty Bảo Duy vận hành) cũng có một phần lỗi để xảy ra thiệt hại. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng toàn bộ lỗi của Cty Liên Á là chưa đánh giá khách quan, toàn diện vụ án”, văn bản của VKS cấp cao phân tích.
Theo VKS cấp cao, đối với bản án sơ thẩm buộc Cty Bảo Duy chịu toàn bộ thiệt hại cũng không có cơ sở vì “chưa làm rõ nguyên nhân hỏng máy, chưa làm rõ được việc Cty Bảo Duy cho tàu chạy vào ngày 29/3/2017 có được sự đồng ý của chủ tàu (ông Liên) hay không.
Ngoài ra, Công ty đóng tàu khai là đã được ông Liên đồng ý. Tuy nhiên, ông Liên thì nhiều lần khai rằng ông yêu cầu phải có nhân viên kỹ thuật của Cty Liên Á mới được chạy tàu nhưng Công ty đóng tàu vẫn cho tàu chạy khi không có nhân viên của Cty Liên Á.
Vì các lý lẽ trên, VKS cấp cao quyết định kháng nghị đối với bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 12/2018/KDTM-PT ngày 30/1/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam. Đề nghị Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 77/2017/DS-ST ngày 30/8/2017 của Tòa án nhân dân TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại.
Trước quyết định kháng nghị đối với hai bản án trên của VKS cấp cao, ông Trần Văn Liên bức xúc vì 2 cấp tòa mỗi nơi xử mỗi kiểu dẫn đến sự việc kéo dài, phức tạp. Đến thời điểm này, ông Liên còn bị cả ngân hàng và công ty đóng tàu khởi kiện ngược trở lại. Ông cho biết, hiện ông đã quá mệt mỏi với vụ việc nên ông mong muốn các cấp chức năng giải quyết càng sớm càng tốt cho ông, để ông yên tâm làm ăn, có tiền trả nợ.
Công Bính
Theo Dantri
Vụ tàu vỏ thép nằm bờ: Đến lượt ngân hàng kiện ngư dân
Trong khi chủ tàu là ông Trần Văn Liên chưa giải quyết xong vụ kiện tụng để nhận tàu thì đến lượt Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV Chi nhánh Quảng Nam) thông báo khởi kiện ông.
Sáng 30/6, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Văn Liên (SN 1966, trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) cho biết, ông vừa nhận được văn bản của BIDV Chi nhánh Quảng Nam về việc ngân hàng này sẽ khởi kiện vợ chồng ông ra tòa.
Sau 3 năm kiện tụng nhưng đến nay, ông Liên vẫn chưa có tàu để ra khơi, trả nợ
Văn bản do bà Vũ Thị Tố Nga - Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh Quảng Nam ký, cho hay thực hiện chính sách hỗ trợ cho vay đóng mới tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ, ngân hàng đã cho ông Liên vay với tổng số tiền đã giải ngân gần 7,7 tỉ đồng, tài sản đảm bảo là tàu vỏ thép hình thành từ vốn vay mang số hiệu QNa 94679 TS và toàn bộ máy móc, trang thiết bị trên tàu.
"Trong suốt quá trình vay vốn, BIDV Quảng Nam luôn đề nghị khách hàng phải thực hiện đúng cam kết và nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, ông Trần Văn Liên đã nhiều lần vi phạm nghĩa vụ trả nợ và hiện khoản vay đã chuyển sang nợ xấu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng", văn bản của BIDV Quảng Nam nêu rõ.
Con tàu vỏ thép có "số phận" long đong lận đận của ông Liên hiện vẫn nằm bờ
Theo văn bản của BIDV Quảng Nam, ngoài số tiền gốc hơn 7,67 tỉ đồng, ông Liên còn nợ tiền gốc quá hạn 102 triệu đồng, nợ lãi quá hạn hơn 336 triệu đồng, phí trả chậm quá hạn hơn 480 triệu đồng.
BIDV Quảng Nam cho rằng hiện ông Liên không còn nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng và phía BIDV Quảng Nam cũng đã đề nghị ông Liên tiến hành thanh lý tài sản để thu hồi nợ nhưng không nhận được sự hợp tác.
"Bằng thông báo này, BIDV Quảng Nam sẽ tiến hành khởi kiện đối với ông Trần Văn Liên (khách hàng vay) và bà Nguyễn Thị Tám (bên có nghĩa vụ liên quan) ra Tòa án nhân dân TP Tam Kỳ (Quảng Nam) về việc vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng", văn bản của BIDV Quảng Nam nêu.
Ông Trần Văn Liên cho rằng, việc BIDV Quảng Nam kiện ông ra tòa là đúng vì ông không trả nợ vay đúng hạn; tuy nhiên để dẫn đến việc này, ông cho rằng do vướng mắc vụ kiện tụng với Công ty CP đóng tàu bảo Duy và Công ty Liên Á đến nay vẫn chưa giải quyết xong nên ông không thể lấy tàu về để đi biển.
"Ngân hàng có yêu cầu tôi là phải kiện bên kia để ra nguyên nhân, nhưng luật sư đòi 400-500 triệu tiền đâu tui lo cho nổi. Ngân hàng họ nói chỉ lo án phí thôi. Tui cũng mong muốn có chiếc tàu đi làm trả nợ chứ giờ biết làm sao", ông Liên buồn bã cho biết.
Liên quan đến vụ việc, Dân trí đã có nhiều bài viết về việc xảy ra sự cố đến những diễn biến tiếp theo trong quá trình kiện tụng để giải quyết. Tuy nhiên, vụ việc đến nay vẫn chưa ngã ngũ, giữa ông Liên cùng công ty đóng tàu, công ty cung cấp máy và ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung.
Sau 3 năm theo đuổi vụ kiện, từ một gia đình khá giả làm nghề biển có tiếng ở địa phương, hiện gia đình ông lâm cảnh nợ nần, phải đi làm thuê kiếm sống. Ông Liên rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng giải quyết vụ kiện để ông có tàu vươn khơi, kiếm tiền trả nợ.
Công Bính
Theo Dantri
Vụ tàu vỏ thép nằm bờ: Công ty đóng tàu cũng kiện ngư dân Vụ kiện của ngư dân với Công ty CP đóng tàu Bảo Duy và của ngân hàng BIDV với ngư dân chưa có kết quả thì nay đến lượt công ty đóng tàu phát đơn kiện ngư dân Trần Văn Liên ra tòa. Chiều 16/7, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Văn Liên (SN 1966, trú thôn Tân An, xã Bình...