Vụ tấn công tạp chí Charlie Hebdo: Tiết lộ bất ngờ
Thị trưởng thành phố Ankara, ông Malih Gokcek tố cáo các vụ tấn công chết người ở tạp chí biếm họa Charlie Hebdo và một siêu thị thực phẩm ở Paris làm 17 người thiệt mạng là do hậu quả Chính phủ Pháp kiên quyết ủng hộ nhân dân Palestine thành lập một quốc gia độc lập…
Người dân Paris tuần hành phản đối vụ tấn công tạp chí Charlie Heldo
… và tình báo Israel (Mossad) “đứng sau”.
Theo một bài viết đăng trên báo Tiểu lục địa châu Á (Anadolu) của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Gokcek đã tham dự Hội nghị lần thứ tư Đoàn Thanh niên Đảng Công lý và Phát triển vào Chủ nhật tuần qua, thị trưởng Ankara có nhắc đến các vụ tấn công khủng bố ở Pháp. Ông tuyên bố Israel cảm thấy “chướng tai, gai mắt” khi Hạ viện Pháp bỏ phiếu ủng hộ Palestine độc lập đồng thời kêu gọi Liên Hợp Quốc công nhận.
“Israel thật sự không muốn tình trạng này lan rộng khắp châu Âu. Đó là lý do vì sao mà người ta tin chắc rằng Mossad đứng sau những sự cố đó. Mossad phóng hỏa tư tưởng chính trị Islam cực đoan (Islamphobia) bằng cách gây ra những vụ tấn công như vậy” – ông Gokcek nói với báo chí Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông khẳng định sau các vụ tấn công ở Paris, có khoảng 50 thánh đường và không ít người Muslim trở thành mục tiêu tấn công tuy nhiên báo chí phương Tây không đưa tin hoặc đưa tin sơ sài.
Ông Malih Gokcek
“Người Palestine đang được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận là một quốc gia, đó là lý do vì sao mà những vụ tấn công xảy ra”, ông nói.
Ông Gokcek là một chính trị gia rất nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ, người luôn chống lại các giá trị “dân chủ”, “tự do” của phương Tây. Mùa hè năm ngoái, ông tuyên bố trên mạng xã hội Twitter: Lãnh sự quán Israel phải đóng cửa hoạt động ở Ankara vì “chúng tôi không muốn một đại diện cho những kẻ giết người ở Thổ Nhĩ Kỳ”.
Năm 2013, ông vận động một chiến dịch trên Twitter tẩy chay Thông tấn Vương quốc Anh (BBC), tố cáo BBC lợi dụng phóng viên bản địa hoạt động tình báo.
Video đang HOT
Ngày 2-12 năm ngoái, Quốc hội Pháp thông qua một nghị quyết yêu cầu Pháp công nhận Palestine là một quốc gia độc lập. Kết quả, 339 phiếu thuận, 151 phiếu bác bỏ. Hiện nay, Palestine đã gia nhập Tòa án Quốc tế, tố cáo Chính phủ Israel phạm tội diệt chủng.
Một tuần trước khi xảy ra các vụ tấn công ở Paris, Chính phủ Israel thông báo cho Paris biết rằng họ “vô cùng thất vọng” với cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội Pháp sẽ buộc Israel phải rút quân khỏi đường biên giới được quốc tế phân định năm 1967 vào trước năm 2017.
Thật ngạc nhiên, những cáo buộc mà ông đưa ra trùng hợp với nội dung trong thư điện tử mà một người phụ nữ có tên Ellie Katsnelson, một công dân Đức gửi cho tiến sĩ- nhà báo kiêm nhà phân tích chính trị Pandora Pushkin (Montenegro) vào ngày 11-1 vào lúc 5 giờ 50 phút sáng (giờ Montenegro), Ellie khẳng định: người Muslim không làm điều đó, tôi nhắc lại không làm bất cứ điều gì có liên quan đến vụ tấn công ở Paris vào tuần trước.
Bà Ellie tiết lộ “kịch bản” tấn công Paris được lên kế hoạch ở Brussel (Bỉ). Thậm chí, Ahmed Merabet, sĩ quan cảnh sát đầu tiên của Pháp bị bắn, thật sự không phải là một người Muslim, tên thật ông ấy là Avigdor, và tên thật anh trai là Maloch, gần đây đổi thành Melek – tất cả đều như mật mã nhân viên Cơ quan tình báo Israel (Mossad).
Cũng theo bà Ellie, sau khi “hoàn thành nhiệm vụ”, Avigdor hiện đang ở một nơi bí mật tại Buenos Aires (Argentina) và sẽ ở nước ngoài trong khoảng 6 năm để trở thành “người khác” trước khi Mossad đưa về Israel.
Bà Ellie
Bà Ellie còn tiết lộ thêm, Pháp bỏ ra ra chi phí rất tốn kém hơn 600.000 euro cho đại diện một quốc gia tham gia cuộc tuần hành ở Paris.
“Nghi vấn” Mossad thực hiện hành vi “ném đá giấu tay” càng tăng cao sau khi Báo Quan sát vùng Trung Đông và Hãng tin Haaretz. (Israel) đưa một nguồn tin bí mật bị rò rỉ từ Paris, Tổng thống Pháp yêu cầu Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu không tham gia cuộc tuần hành để tránh kích động “những vấn đề căng thẳng” có liên quan đến quan hệ Israel và Palestine.
Hôm qua (13-1), Hãng tin nước Pháp 24 đưa tin các vụ tấn công ở Paris đang gây ra hậu quả đáng quan ngại: giáo viên, học sinh ở các trường học của Pháp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bày tỏ tự do ngôn luận về vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo. Pháp hiện đang triển khai hàng chục ngàn binh sĩ bảo vệ các địa điểm có người Do Thái sinh sống trên khắp toàn quốc.
Trong khi đó Báo Xã hội Chủ nghĩa Toàn cầu Anh tố cáo Chính phủ nước này bắt đầu “lợi dụng” sự kiện Charlie Hebdo triển khai chiến dịch đàn áp báo chí và tự do ngôn luận.
Charlie Hebdo xuất bản gấp 3 lần dự kiến Đúng như lời tuyên bố, tranh bìa tạp chí Charlie Hebdo tuần nay in hình một “Tiên tri Muhammad” đang cầm một bảng hiệu có dòng chữ “tôi là Charlie” và dòng chữ bên dưới “tất cả sẽ được tha thứ.”
Đây được cho là dấu hiệu thể hiện sự công khai chống lại những kẻ khủng bố đang cố gắng bịt miệng một tạp chí biếm họa như Charlie Hebdo sau vụ thảm sát giết chết 12 nhân viên.
Ảnh bìa tuần này do họa sĩ Willem Luz, cho thấy một “tiên tri” đang “khóc” cho thế giới và các nạn nhân cùng quyền tự do ngôn luận với dòng chữ “tôi là Charlie”.
Theo dự kiến trước đó, Charlie Hebdo sẽ in 1 triệu bản, tuy nhiên do nhu cầu của độc giả đột ngột tăng cao, tạp chí này quyết định tăng số lượng ấn bản gấp 3 lần, lên đến 3 triệu bản và được dịch ra 16 ngôn ngữ khác nhau.
Số lượng ấn bản định kỳ hàng tuần trước đây 60.000 bản.
Theo ông Michel Salion, một người phát ngôn Tập đoàn phát hành báo chí MPL (Pháp): 1 triệu ấn bản đầu tiên sẽ ra vào hôm nya (14-1) và ngày mai Thứ năm (15-1). Và 2 triệu ấn bản còn lại sẽ được in theo nhu cầu độc giả.
“Chúng tôi nhận được đơn hàng 300.000 bản trên khắp thế giới – và nhu cầu tăng lên hàng giờ,” Salion cho biết, ông cho biết thêm trước đây, tạp chí này xuất bản khoảng 4.000 để xuất ra thị trường quốc tế.
Theo Phạm Khai Tâm
Đại đoàn kết
Ấn bản mới của Charlie Hebdo đã chính thức lên sạp
Một tuần sau vụ tấn công kinh hoàng, tạp chí biếm họa Charlie Hebdo hôm nay 14/1 đã chính thức phát hành ấn bản mới với trang bìa khắc họa Nhà tiên tri Mohammed tay cầm biểu ngữ "Tôi là Charlie" và phía trên là dòng chữ "Mọi chuyện đều được tha thứ".
Tạp chí Charlie Hebdo ngày 14/ đã chính thức phát hành ấn bản mới. (Ảnh:AFP)
Đây là số báo đầu tiên của Charlie Hebdo kể từ khi bị những kẻ khủng bố tiến hành vụ xả súng đẫm máu hôm 7/1 làm 12 người chết, trong đó có Tổng biên tập và họa sĩ vẽ tranh biếm họa đấng tiên tri của người đạo Hồi.
Đúng như các thông tin trước đó do truyền thông Pháp đăng tải, trên trang bìa của ấn bản mới số ra ngày 14/1, tạp chí Charlie Hebdo tiếp tục cho đăng tải hình ảnh của Nhà tiên tri Mohammed kèm theo biểu ngữ: "Tôi là Charlie".
Khẩu hiệu này được nhiều người dân Pháp sử dụng trong các cuộc tuần hành chống khủng bố và bạo lực cực đoan những ngày qua, để thể hiện sự ủng hộ đối với tạp chí Charlie Hebdo và nền tự do báo chí phương Tây.
Trước khi ấn bản mới chính thức lên sạp, luật sư của tòa báo Richard Malka khẳng định tòa soạn sẽ không lùi bước trước các hành động khủng bố.
"Chúng tôi sẽ không lùi bước. Vốn dĩ tinh thần của câu nói này là ủng hộ quyền tự do ngôn luận báo chí", vị luật sư nhấn mạnh.
Tuy nhiên, rất nhiều lãnh đạo hội, đoàn Hồi giáo tại Pháp đã bày tỏ quan ngại và kêu gọi các bên kiềm chế, tránh đẩy nước Pháp vào một cuộc va chạm lớn giữa hai nền văn minh Hồi giáo và phương Tây.
Trong tuyên bố cùng ngày tạp chí Charlie Hebdo ra ấn bản mới, Thủ tướng Pháp Manuel Valls khẳng định nước Pháp chỉ tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, chứ không tuyên chiến với người Hồi giáo.
Dẫu vậy, điều này cũng không giúp làm giảm bớt những lo ngại sau khi ấn bản mới của tuần báo Charlie Hebdo chính thức lên sạp, dù trong số báo này tranh biếm họa Nhà tiên tri Mohammed chỉ được đăng tải ỏ trang bìa chứ không có trong trang ruột như số ra trước đó.
Theo BBC, ấn bản mới của Charlie Hebdo được in tổng cộng 3 triệu bản, gấp 50 lần số lượng phát hành trước khi xảy ra vụ tấn công đẫm máu trưa 7/1.
Toàn bộ các công việc liên quan đến việc phát hành ấn bản mới đều do các thành viên còn lại của tòa soạn Charlie Hebdo thực hiện ở một địa điểm bí mật. Trong đó người chịu trách nhiệm chính là Tổng biên tập Gerard Biard và họa sĩ vẽ tranh là Renald "Luz" Luzier.
Charlie Hebdo là tuần báo trào phúng nổi tiếng ở Pháp và châu Âu. Năm 2011, tòa báo này cũng đã bị ném bom cháy sau khi đăng biếm họa gây tranh cãi về nhà tiên tri Mohammed. Tuy nhiên, trong vụ tấn công này,Charlie Hebdo không bị thiệt hại nặng về người như trong vụ xả súng kinh hoàng trưa 7/1 vừa qua.
Để ngăn chặn nguy cơ khủng bố tái diễn, Pháp đã huy động 10.000 cảnh sát tăng cường tuần tra trên toàn quốc, đặc biệt tại các công trình mang tính biểu tượng, các nhà thờ Hồi giáo và sân bay.
Vũ Anh
Theo Dantri/BBC
Tạp chí Charlie Hebdo ra số đầu sau vụ tấn công: Tự do đến đâu là đủ? Với hình ảnh nhà tiên tri Mohammed xuất hiện trên ấn phẩm mới nhất của Charlie Hebdo, những câu hỏi về giới hạn của tự do ngôn luận lại được đặt ra. Theo Christian Science Monitor, trong ấn phẩm mới nhất của mình, tạp chí Charlie Hebdo đã đưa hình ảnh nhà tiên tri Mohammed lên trang nhất với tuyên bố "Tôi là...