Vụ tài xế Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không: Mẹ bị cáo không đồng ý kê biên căn hộ
Tại phiên tòa xét xử vụ ‘ tài xế Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không’, bà Trần Hoàng Họa Mi, mẹ của bị cáo Nguyễn Trần Hoàng Phong, bật khóc, không đồng ý với việc kê biên căn hộ để bồi thường cho các bị hại.
Sáng nay (12.7), TAND Q.Phú Nhuận (TP.HCM) sẽ xét xử sơ thẩm lần 2 vụ án “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” đối với bị cáo Nguyễn Trần Hoàng Phong (34 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM). Bị cáo Phong là tài xế Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không Nguyễn Thị Bích Hường thương tật vĩnh viễn 79%. Nạn nhân khác trong vụ tai nạn là ông Lê Mạnh Thường (64 tuổi, ngụ Q.12, người chạy Grabbike) đã tử vong.
“Lỗi là do bị cáo gây ra”
Tại phần xét hỏi, bị cáo Phong thừa nhận cáo trạng truy tố đúng bị cáo về hành vi lái xe tông tiếp viên hàng không thương tật và tài xế Grabbike tử vong. Tuy nhiên, Phong trình bày không đồng ý với Điểm c, Khoản 4, Điều 260 tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” trong cáo trạng VKS truy tố là bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn. Bị cáo Phong cũng đề nghị HĐXX xem xét lại số tiền mà các bị hại yêu cầu bồi thường.
Bị cáo biết hậu quả bị cáo gây ra, khiến bị hại Hường thương tật, bị hại Thường tử vong. “Lỗi là do bị cáo gây ra, chưa có bằng lái mà đi thuê xe, phóng nhanh gây tai nạn”, Phong trình bày.
Bị cáo Nguyễn Trần Hoàng Phong. Ảnh NHẬT THỊNH
HĐXX cũng giải thích cho bị cáo Phong, việc bị cáo gây tai nạn xong bị cáo bỏ trốn, gây khó khăn cho CQĐT nên VKS truy tố bị cáo theo Điểm c, Khoản 4, Điều 260 là đúng.
Bà Lê Thường Vân, đại diện hợp pháp của ông Lê Mạnh Thường (tài xế Grabbike đã mất) trình bày yêu cầu bồi thường 417 triệu đồng gồm tiền tổn thất tinh thần, chi phí mai táng… Bị cáo Phong đồng ý bồi thường.
Nữ tiếp viên hàng không bị thương tật 79%, bị hại Nguyễn Thị Bích Hường, bị cáo trình bày không hợp lý vì Phong không gọi 115 đến cấp cứu lúc tai nạn xảy ra, như cáo trạng truy tố. Bị hại Hường yêu cầu bồi thường 1,4 tỉ đồng thu nhập thực tế bị mất, chi phí nuôi con nhỏ… và thêm 300 triệu tiền chi phí mổ sắp tới, tổng cộng 1,7 tỉ đồng. Bị cáo Phong chấp nhận bồi thường 1,4 tỉ đồng.
Mẹ bị cáo Phong không đồng ý kê biên căn hộ
HĐXX hỏi: “Căn hộ bị cáo đứng tên là tài sản của ai?”. Bị cáo Phong trình bày: “Căn hộ là tài sản của mẹ bị cáo. Mẹ bị cáo đi xem và mua căn hộ đó, do mẹ bị cáo không có giấy tờ nên nhờ bị cáo đứng tên từ năm 2018″. HĐXX hỏi tiếp: “Giữa bị cáo và mẹ bị cáo có làm văn bản làm chứng cho việc nhờ đứng tên giùm căn hộ này?”, Phong khai: “Không có”.
Về sang tên căn hộ trong lúc bị tạm giam, bị cáo Phong khai, mẹ bị cáo nói sang tên căn nhà để bán, cầm cố khắc phục cho bị hại nên bị cáo ký sang tên. CQĐT đã kê biên căn nhà của bị cáo để đảm bảo quá trình bồi thường, bị cáo Phong khai không có ý kiến. “Nếu CQĐT đã kê biên, bị cáo không có ý kiến gì”, Phong trình bày.
Bà Trần Hoàng Họa Mi, mẹ bị cáo Phong tại phiên tòa. Ảnh NHẬT THỊNH
Bà Trần Hoàng Họa Mi trình bày, về nguồn gốc căn nhà, trước lúc cha bà mất có bán căn nhà ngoài chợ và cho bà tiền để mua nhà.
Tại tòa, bà Mi mang ra giấy tờ bà đứng tên bà lúc đặt tiền cọc mua căn hộ. “Lúc đi xem căn hộ và đặt cọc đều là tôi đứng tên, nhưng tôi không có giấy tờ, nên khi công chứng và đứng tên căn nhà tôi nhờ Phong công chứng, đứng tên căn hộ”, bà Mi nói.
Khi xảy ra tai nạn, bà Mi vào CQĐT gặp và nói với Phong sang tên căn hộ để bà mang đi cầm cố để bồi thường. “Nhưng căn hộ chưa có sổ hồng, đến thời điểm hiện tại cũng không có nên tôi không thể vay mượn tiền, lực bất tòng tâm. Gia đình có căn nhà duy nhất để ở, giờ bán đi tôi và hai đứa em của Phong không biết ở đâu”, bà Mi nói.
Về đề nghị của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đề nghị HĐXX tuyên hủy bỏ hợp đồng mua bán giữa bị cáo Phong và bà Mi, để đảm bảo trong việc kê biên căn hộ bồi thường.
Bà Mi không đồng ý, trình bày: “Tôi cũng đồng ý khắc phục cho bị hại, nhưng mong tòa xem xét lại hoàn cảnh của tôi. Tôi chỉ đồng ý cầm cố, không đồng ý hủy hợp đồng mua bán, kê biên căn hộ. Tôi còn hai đứa con, một đứa đi học, một đứa khờ khạo. Tôi hứa, khi tôi có được sổ hồng căn hộ, tôi sẽ đi cầm cố khắc phục. Hiện tại tôi còn mắc nợ 500 triệu tiền vay mượn để mua căn hộ đó.”, bà Mi trình bày.
Vụ tài xế Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không xét xử lần 2
Tài xế Mercedes gây tai nạn: 'Dương tính ma túy sau khi uống ly nước bạn mời'
Sau hơn 2 năm, sáng nay (12-7) Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, TP.HCM xử lại vụ tai nạn giao thông do tài xế xe Mercedes gây ra khiến tài xế Grab tử vong, nữ tiếp viên hàng không mang thương tật 79%.
Nguyễn Trần Hoàng Phong được đưa đến tòa từ sớm - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Hôm nay (12-7) Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 2 đối với bị cáo Nguyễn Trần Hoàng Phong (34 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Tại phiên tòa, Phong khai ngày 30-1-2020, Phong dùng giấy phép lái xe giả thuê xe Mercedes tự lái chở theo 4 người khác đi từ tầng hầm tòa nhà Botanica (phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM) đến ngã tư Hoàng Minh Giám, quận Phú Nhuận.
Do không làm chủ được tốc độ nên khi đến trước số 123 Hồng Hà (phường 9, quận Phú Nhuận), xe của Phong lao sang trái làn đường, tông vào xe máy do ông Lê Mạnh Thường (tài xế Grab) lái chở chị Nguyễn Thị Bích Hường đang chạy chiều ngược lại.
Hậu quả, ông Thường tử vong tại bệnh viện, chị Hường bị đa chấn thương, mang thương tật 79%.
Sau tai nạn, bị cáo Phong gọi điện thoại đến Trung tâm cấp cứu 115 trình báo rồi rời khỏi hiện trường, đến Phan Thiết và Đà Lạt lẩn trốn. Sau khi hay tin ông Thường tử vong, Phong đến công an đầu thú. Kết quả kiểm tra ma túy, xác định Phong dương tính.
Về việc này, Phong khai 2 ngày trước khi xảy ra tai nạn, Phong đi bar ở Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) thì có người bạn mời uống nước, Phong cho rằng trong ly nước này có ma túy. "Sau khi uống ly nước do bạn mời, bị cáo thấy chóng mặt, người đổ mồ hôi nhiều, rất khó chịu", Phong khai.
Bị cáo Phong trong giây phút hiếm hoi gặp lại mẹ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Phong đồng ý bồi thường 417 triệu đồng theo yêu cầu từ phía gia đình tài xế Grab (đã bồi thường trước 60 triệu đồng).
Còn đối với chị Hường, trước đây chị yêu cầu bồi thường hơn 1,4 tỉ đồng. Nay chị Hường yêu cầu bồi thường thêm chi phí dự kiến sắp tới phải phẫu thuật khoảng 300 triệu đồng, trừ đi 60 triệu đồng đã nhận, chị Hường yêu cầu Phong bồi thường hơn 1,6 tỉ đồng.
Đối với yêu cầu này, Phong chỉ đồng ý bồi thường 1,4 tỉ đồng, không đồng ý chi phí phát sinh.
Trước đó, tháng 12-2020, Phong bị Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận tuyên 7 năm 6 tháng tù. Tuy nhiên, tháng 4-2021 cấp phúc thẩm đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Quá trình giải quyết vụ án, ngày 14-2-2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Phú Nhuận đã ra lệnh kê biên đối với căn hộ tại chung cư Dream Home (phường 14, quận Gò Vấp) là tài sản của bị can Phong để đảm bảo trách nhiệm bồi thường dân sự cho các bị hại.
Vụ tài xế Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không: Kê biên căn hộ của bị can Liên quan vụ tài xế Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không, CQĐT đã ra lệnh kê biên tài sản đối với căn hộ là tài sản của bị can Nguyễn Trần Hoàng Phong để đảm bảo việc bồi thường thiệt hại. Liên quan vụ tài xế Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không, ngày 17.5, theo nguồn tin của Thanh Niên, Viện...