Vụ tai nạn máy bay năm 2016 của PIA là do lỗi của bộ phận kỹ thuật
Ngày 19/11, Ủy ban Điều tra tai nạn hàng không của Pakistan (AAIB) đã công bố báo cáo cho biết vụ tai nạn máy bay của Hãng Hàng không Quốc tế Pakistan (PIA) xảy ra năm 2016 khiến 47 người thiệt mạng là do bộ phận kỹ thuật của PIA đã không xử lý lỗi kỹ thuật trong quá trình bảo dưỡng định kỳ máy bay.
Hiện trường vụ tai nạn máy bay của Hãng Hàng không Quốc tế Pakistan (PIA) tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan ngày 13/12/2016. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh PIA đang bị giám sát chặt chẽ sau vụ tai nạn máy bay Airbus 320 mang số hiệu PK 8303 của hãng hàng không này xảy ra vào ngày 22/5 khiến 98 người thiệt mạng. Ngoài ra, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cấm các chuyến bay của PIA do nghi vấn hàng chục phi công Pakistan sử dụng bằng giả hoặc đáng ngờ.
Theo báo cáo của AAIB, vụ tai nạn máy bay năm 2016 của PIA có một phần lỗi của bộ phận kỹ thuật khi trước khi vụ tai nạn xảy ra một tháng, các kỹ sư đã không thay thế một bộ phận bị lỗi trong quá trình bảo dưỡng định kỳ mặc dù nó đã đáp ứng tiêu chí thay thế.
Trong khi đó, khác với vụ tai nạn máy bay xảy ra năm 2016 là do bộ phận kỹ thuật, vụ tai nạn máy bay Airbus 320 mang số hiệu PK 8303 xảy ra vào tháng 5/2020 được cho là do lỗi thuộc về phi công và bộ phận kiểm soát không lưu.
Các báo cáo ban đầu của vụ tai nạn này cho biết phi công của chiếc máy bay này đã trao đổi với nhau về tình hình đại dịch COVID-19 trong quá trình hạ cánh cũng như giảm tốc độ quá nhanh. Bên cạnh đó, kiểm soát viên không lưu cũng mắc lỗi khi cho phép máy bay hạ cánh dù phát hiện vận tốc của nó cao hơn cho phép.
Nhiều tuần sau vụ tai nạn này, Bộ trưởng hàng không dân dụng nước này tuyên bố có khoảng 260 phi công trong số 860 phi công đang hoạt động tại nước này có bằng giả hoặc gian lận trong các kỳ thi. Một cuộc điều tra của PIA sau đó cho thấy có 17 phi công của PIA có giấy phép đáng ngờ.
PIA được coi là hãng hàng không hàng đầu của khu vực. Tuy nhiên, danh tiếng của PIA đã giảm mạnh trong những năm gần đây do việc quản lý yếu kém. Hiện PIA có 31 máy bay và 14.500 nhân viên.
Máy bay Pakistan ba lần quệt đường băng trước khi rơi
Cơ trưởng chuyến bay PK8303 cố hạ cánh mà không mở càng đáp, khiến động cơ liên tục mài trên đường băng, gây tai nạn làm 97 người chết.
"Phi công không thông báo rằng anh ta không thể mở được càng đáp máy bay. Anh ta cứ hạ cánh bừa, khiến động cơ quệt xuống mặt đất ba lần", Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Pakistan Ghulam Sarwar Khan hôm nay nói với các phóng viên, đề cập đến vụ tai nạn máy bay Airbus 320 mang số hiệu PK 8303 của hãng Hàng không Quốc tế Pakistan (PIA) gặp nạn hôm 22/5 khiến 97 người thiệt mạng.
Khan cho biết dấu vết của những lần va quệt này đều được thể hiện rõ trên đường băng. "Phi công đã ở độ cao không thích hợp trước khi hạ cánh. Tháp không lưu thông báo cho phi công rằng anh ấy đang bay quá cao và yêu cầu hạ độ cao", Khan nói, thêm rằng phi công trả lời: "Tôi sẽ cố".
Khan không nói rõ làm thế nào ông biết chi tiết của trao đổi giữa phi công và và tháp không lưu.
Hiện trường vụ rơi máy bay khiến 97 người thiệt mạng ở Pakistan hôm 22/5. Ảnh: Reuters.
Theo các chuyên gia hàng không, nếu phi công nhận thấy động cơ đã quệt xuống đường băng, ông này đáng lẽ phải tắt máy và để máy bay tự trượt rồi dừng lại. Nhưng thay vào đó, cơ trưởng Sajjad Gul lại tăng tốc, cho máy bay vọt lên để thực hiện cú hạ cánh lần hai.
Dữ liệu về độ cao chuyến bay và nhân chứng cho biết máy bay đã vọt lên ngay sau khi chạm mặt đất. Một video do nhân chứng trên mặt đất quay lại cho thấy khi máy bay tăng độ cao, vệt xước màu đen có thể nhìn rõ dọc theo mặt dưới cả hai động cơ.
Kiểm soát viên không lưu đã yêu cầu phi công bay lên độ cao 914 mét, nhưng máy bay đã không thể duy trì độ cao này. Khi đó, phi công nói với kiểm soát viên không lưu rằng "chúng tôi đã mất động cơ" rồi phát tín hiệu khẩn cấp. Chiếc Airbus 320 chúc đầu lao xuống, phi công dường như cố tìm cách lấy lại độ cao nhưng không thành công.
Video từ camera an ninh trên một nhà dân cho thấy máy bay đã ngóc mũi lên và chúc đuôi xuống, dường như đang lướt đi mà không có động cơ. Càng đáp dường như đã được thả ra khi máy bay tiếp cận sân bay lần hai. Máy bay mất độ cao rồi lao vào khu dân cư trước khi phát nổ. 97 người trên khoang thiệt mạng và chỉ hai người sống sót.
Phút cuối của máy bay gặp nạn ở Pakistan. Video: Twitter/Rjimranofficial,sneheshphilip.
Các đội tìm kiếm hôm nay đã thu thập được hộp đen ghi âm buồng lái tại hiện trường máy bay. Hộp đen ghi dữ liệu hành trình bay được tìm thấy đêm 22/5. Theo các quy tắc hàng không quốc tế, các nhà điều tra từ BEA, cơ quan điều tra an toàn hàng không của Pháp về hàng không dân dụng, đã tham gia cuộc điều tra do Pakistan dẫn đầu vì chiếc Airbus 15 năm tuổi được thiết kế ở Pháp.
BEA cho biết phòng thí nghiệm của họ ở ngoại ô Paris sẽ kiểm tra hai hộp đen của máy bay. Động cơ CFM56 của máy bay dự kiến là trọng tâm của cuộc điều tra sau khi phi công báo cáo cả hai động cơ bị hỏng ngay sau khi máy bay cố hạ cánh lần đầu.
Các động cơ này được chế tạo bởi CFM International, một liên doanh của Safran và General Electric của Pháp, và là một trong những thiết bị được sử dụng rộng rãi và đáng tin cậy nhất trong ngành hàng không.
Thân nhân nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay Boeing 737 MAX chỉ trích việc Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm bay Nhiều thân nhân của các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay Boeing 737 MAX ở Indonesia đã phản đối quyết định của Cơ quan Hàng không Dân dụng Mỹ (FAA) về việc chấm dứt cấm bay đối với dòng máy bay thương mại này. Theo họ, còn quá sớm để đưa ra quyết định trên. Máy bay Boeing 737 MAX trong...