Vụ sạt lở đất tại Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 337: Cha già đau đớn khi biết tin con trai hy sinh
Những hy vọng mong manh về người con trai cả, Thượng tá Lê Văn Quế, là 1 trong 22 cán bộ, chiến sỹ gặp nạn trong vụ sạt lở núi ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã không còn. Người cha già gần như suy sụp, đau đớn mong đón anh trở về với quê cha, đất tổ.
Thông tin Thượng tá Lê Văn Quế (SN 1971) thôn 1 xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa là 1 trong 22 cán bộ, chiến sỹ của Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 337, Quân khu 4 gặp nạn trong vụ sạt lở núi ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã khiến gia đình, người thân bàng hoàng trước nỗi mất mát quá lớn.
Người dân cùng đồng đội đến chia sẻ, động viên gia đình ông Thế vượt qua nỗi đau, mất mát
Đã 3 ngày trôi qua, từ khi nghe tin con trai bị vùi lấp trong vụ sạt lở tại đơn vị, mặc dù đã từng là người lính vào sinh ra tử, mang trên mình những vết thương do bom đạn, tuy nhiên khi nghe tin con mình gặp nạn, ông Lê Văn Thế (đã hơn 70 tuổi, bố Thượng tá Quế) đã ngã gục và ốm nặng. Căn bệnh cao huyết áp và nhiều triệu chứng tuổi già vốn đã làm sức khỏe của ông suy kém, nay tin dữ báo về từ đơn vị của con trai càng khiến ông không thể gượng dậy.
Tuy tai đã kém nhưng ông Thế vẫn còn rất minh mẫn. Khuôn mặt người cha già nơi quê nhà như trai sạn trước nỗi đau, nỗi mất mát không thể bù đắp nổi. Những giọt nước mắt cứ lặng lẽ, âm thầm rơi trong căn phòng, nơi lưu giữ nhiều kỷ vật của người con trai cả.
Từ ngày nhận được tin chính quyền xã Hoằng Trinh cử người túc trực để hỗ trợ gia đình
Từ khi biết thông tin, bà con hàng xóm, các đoàn thể trong xã đã đến động viên, chia sẻ cùng gia đình. Theo người thân, Thượng tá Lê Văn Quế là con trai đầu trong gia đình có 5 anh em. Từ nhỏ, anh là một người anh mẫu mực và hiền lành. Nhà đông con, anh phải vừa học vừa phụ giúp bố mẹ dạy bảo cho từng đứa em của mình.
Khi anh theo con đường binh nghiệp, gia đình rất tự hào vì có người con, người cháu đã trưởng thành và đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thượng tá Quế có 2 người con trai, con trai lớn của anh đang học năm thứ 3 đại học và cậu trai út vừa tốt nghiệp cấp 3.
Đỡ bố ngồi dậy uống chút nước, anh Thành (con trai út của ông Thế) chia sẻ: “Khi nhận được thông tin, 2 bên nội ngoại đã cử 7 người vào trong Quảng Trị để chờ tin tức. Mẹ tôi mất cách đây hơn 10 năm. Sức khỏe bố tôi vốn đã yếu, khi biết tin anh Quế hy sinh ông càng suy sụp. Sáng nay, đại diện gia đình cũng đã lên tỉnh đội để thống nhất cách thức tổ chức tang lễ”.
Video đang HOT
Cố gặng ngồi dậy uống chút nước, ông Thế mong sao thi thể anh Quế sớm về với tổ tiên
Theo ông Nguyễn Văn Xuân, Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa cho biết: “Tháng 9/1990, anh Lê Văn Quế lên đường nhập ngũ rồi tiếp tục theo học để tiếp nối con đường quân sự chuyên nghiệp và công tác cho đến nay. Trước khi ra đi, anh đang giữ chức vụ Chủ nhiệm Hậu cần của Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 337, Quân khu 4.
Trong quá trình công tác, anh Quế đã không ngừng nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng. Sau khi nhận được thông tin, chính quyền địa phương đã đến động viên, chia sẻ, cử người túc trực 24/24 tại gia đình ông Thế. Anh Quế hy sinh là sự mất mát lớn đối với gia đình và địa phương”.
Tại quê nhà ở xã Định Tăng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, bố mẹ Thượng úy Lê Đức Thiện (SN 1980), 1 trong 22 cán bộ, chiến sĩ gặp nạn đã khóc cạn nước mắt khi nhận được tin dữ.
Trong căn nhà cấp 4 đã cũ, khi biết tin con trai mãi mãi không về, ông Lê Xuân Năm (bố Thượng úy Thiện) bó gối ngồi một chỗ. Dù cố tỏ ra điểm tĩnh nhưng mắt ông đỏ hoe, thỉnh thoảng ông lại đưa tay lên lau nước mắt.
“Lúc nghe chính quyền địa phương thông báo và thông tin từ báo đài, vợ chồng tôi vẫn mong mọi người sẽ bình an. Thế nhưng, hy vọng đã vụt tắt, đứa con ngoan hiền, hiếu thảo của chúng tôi đã mãi mãi không về. Cháu nó đã hi sinh, gia đình mong muốn đưa cháu về quê án táng”, ông Năm nghẹn ngào
Ông Năm, bố Thượng úy Lê Đức Thiện đau đớn trước sự hy sinh của người con trai
Vợ chồng ông Năm sinh được 5 người con, Thượng úy Lê Đức Thiện là con thứ 2. Dù đã 40 tuổi nhưng anh vẫn chưa lập gia đình. Học hết lớp 12, biết bố mẹ nghèo khó, anh Thiện nhất quyết không thi đại học mà xung phong đi nghĩa vụ để bố mẹ còn nuôi các em. Nhờ miệt mài phấn đấu, anh Thiện sau đó đã được vào chuyên nghiệp.
Đã nhiều cái Tết anh Thiện không về với bố mẹ, vì “chưa có gia đình nên tình nguyện ở lại trực thay cho đồng đội có gia đình”. Năm nay, anh dự định về quê ăn Tết và còn hứa sẽ tìm cho mẹ một nàng dâu thảo. Nào ngờ, tai họa bất ngờ ập xuống khiến dự định của anh chẳng bao giờ thực hiện được.
Trước đó, vào rạng sáng 18/10, tại khu vực đóng quân của Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 337 Quân khu 4 (thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) xảy ra vụ sạt lở núi vùi lấp nhiều dãy nhà khiến 22 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị gặp nạn. Đến chiều 19/10, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy toàn bộ 22 thi thể. Tất cả đã được đưa về TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị để tổ chức tang lễ.
Vụ 13 cán bộ, chiến sỹ hy sinh: Nhân viên trạm kiểm lâm 67 "lạnh người" khi chứng kiến hiện trường
Liên quan vụ 13 cán bộ, chiến sỹ hy sinh khi cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3, nhân viên trạm 67 đã kể lại giây phút "lạnh người" khi trước mặt ông khu nhà nghỉ, nhà làm việc chỉ là một bãi đất tan hoang.
Theo báo Tiền Phong, ông Hà Phước Đông, nhân viên quản lý và bảo vệ rừng của xã Phong Xuân, cho biết, trạm bảo vệ rừng 67 mà đoàn công tác Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên - Huế dừng chân đêm 12/10 bị núi lở khiến 13 người gặp nạn là nơi ông thường lưu lại khi vào rừng.
Ông Đông cho biết, mới đợt bão số 5 vừa qua, ông đã ngủ tại Trạm Kiểm lâm số 7, mà không thấy bất cứ hiện tượng gì, không có tiếng ì ầm của nứt núi. Tuy nhiên, đêm xảy ra thảm họa 12/10 khiến 13 người bị vùi lấp, ông đã không ngủ lại tại đây.
Nhân viên trạm bảo vệ rừng 67 kể lại giây phút có mặt tại hiện trường. Ảnh: Tiền Phong
Ông Đông cũng cho biết, vào sáng sớm ngày 12/10, ông và đồng nghiệp mang theo thực phẩm lên khu vực trạm bảo vệ rừng 67 để trực. Tuy nhiên khi cách trạm khoảng 10km thì thấy mực nước lũ dâng cao không thể qua được. Cùng lúc này, lãnh đạo gọi điện thông báo mưa lũ diễn biến phức tạp và yêu cầu quay trở về để đảm bảo an toàn.
Chia sẻ với PV báo Vietnamnet, ông Đông cho biết, nếu không nhận được cuộc gọi của Trạm trưởng trạm bảo vệ rừng 67, chắc số người gặp nạn vào rạng sáng hôm sau không dừng ở con số 13.
Theo ông Đông, trưa ngày 13/10, ông bất ngờ nhận được tin, đoàn cán bộ cứu hộ gồm lãnh đạo địa phương, lực lượng quân đội trên đường vào cứu hộ các công nhân bị vùi lấp tại thủy điện Rào Trăng 3 đã gặp nạn trong đêm khi đang dừng chân tại khu nhà nghỉ của Trạm bảo vệ rừng 67, hiện đang có 13 người mất tích. Ngay sau đó, ông lên đường cùng lực lượng chức năng tiếp cận, xác định hiện trường gặp nạn.
Sau nhiều giờ băng đèo, lội suối, ông Đông cùng mọi người tiếp cận hiện trường Trạm bảo vệ rừng 67 - nơi có 13 cán bộ cứu hộ gặp nạn.
"Tôi đã lạnh người khi tận mắt nhìn thấy cảnh hoang tàn, đổ nát. Châm vội điếu thuốc đưa lên miệng và trấn tĩnh lại, tôi mới nhận ra rằng, mình đã may mắn thoát nạn.
Là người có hơn 4 năm sống và làm việc tại đây, chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng như vậy. Nó chẳng khác gì hậu quả của một trận động đất có cường độ lớn", ông Đông chia sẻ.
Hiện trường bãi bùn đất, đá đổ nát nơi nhà nghỉ của trạm bảo vệ rừng 67. Ảnh: Vietnamnet
Theo ông Đông, trước mặt ông lúc này là một đống bùn đất, đá đổ nát. Khu nhà nghỉ, nhà làm việc của các nhân viên bảo vệ rừng trong phút chốc chỉ còn là một bãi đất tan hoang, không còn vết tích.
Sau đó, ông Đông đã định hình và đánh dấu vị trí của ngôi nhà của trạm- nơi đang vùi lấp 13 cán bộ, chiến sĩ của đoàn cứu hộ để lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân.
Đến 18h20 ngày 15/10, lực lượng chức năng đã hoàn tất công tác tìm kiếm, đưa thi thể 13 cán bộ hy sinh về tại Bệnh viện Quân y 268.
Trình Thủ tướng cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 13 người hy sinh khi cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3
Chiêu 16/10, Bô trương bô Lao đông, Thương binh va Xa hôi (LĐ-TB&XH) Đao Ngoc Dung đa ky tơ trinh sô 106 gưi Thu tương Chinh phu vê viêc câp Băng "Tô quôc ghi công" đôi vơi 13 cán bộ hy sinh khi thưc hiên nhiêm vu cưu nan tai thuy điên Rao Trăng 3.
Đê xuât cua bộ LĐ-TB&XH căn cư theo đê nghi cua bô Quôc phong tai Công văn sô 3895 va cua UBND tinh Thưa Thiên - Huê tai Tơ trinh sô 9249, vê viêc đê nghi truy tăng Băng "Tô quôc ghi công" đôi vơi 11 quân nhân va 2 can bô hy sinh ngay 13/10 trong thưc hiên nhiêm vu cưu hô, cưu nan, khăc phuc hâu qua thiên tai tai Thuy điên Rao Trăng 3, tỉnh Thưa Thiên-Huê.
Được biết, căn cứ đề xuất cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho các trường hợp trên theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ, trường hợp trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai sẽ được xem xét, xác nhận là liệt sĩ.
Phái đoàn Mỹ gửi lời chia buồn tới Việt Nam trước mất mát do lũ lụt Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam gửi lời chia buồn trước những mất mát to lớn về người và bày tỏ thiện chí sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai tại miền Trung. Theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam gửi lời chia buồn sâu sắc...