Vụ sạt lở đất ở Đà Lạt làm 2 người chết: ‘Do… mưa lớn kéo dài’
Sở Xây dựng Lâm Đồng đánh giá ban đầu về nguyên nhân gây sạt lở đất tại Đà Lạt khiến 2 người chết: do mưa lớn kéo dài.
Bờ taluy còn lại với điểm kết nối cho thấy phần đã sạt lở gây tai nạn chết người đã mất kết nối tổng thể – Ảnh: M.V.
Ngày 1-7, Sở Xây dựng Lâm Đồng đã có báo cáo nhanh về nguyên nhân sự cố gây sạt lở đất tại hẻm 36 Hoàng Hoa Thám (phường 10, TP Đà Lạt) làm 2 người chết.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, 2h30 ngày 29-6, tại đường Hoàng Hoa Thám xảy ra một vụ sạt lở sau trận mưa kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ. Hàng trăm tấn đất đá cùng bờ taluy bê tông ở đường Yên Thế (nằm cao hơn đường Hoàng Hoa Thám khoảng 20m) đổ ập xuống.
Khối đất đá khủng khiếp này đổ thẳng vào nhà dân và khu lán trại công nhân xây dựng đang ở, có khoảng 20 người.
Vụ sạt lở đã khiến 6 người mắc kẹt. Lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Lâm Đồng đã tiếp cận hiện trường giải cứu nạn nhân.
Sau khoảng 1 giờ, 4 nạn nhân đã được giải cứu từ đống đổ nát đưa đi cấp cứu.
Phần đất công trình ở đường Yên Thế sau khi bờ ta luy sạt thì đổ xuống đường Hoàng Hoa Thám – Ảnh: M.V.
Sạt lở xảy ra do mưa kéo dài?
Theo Sở Xây dựng Lâm Đồng, nguyên nhân xảy ra sự cố là do trong thời gian gần đây, tại khu vực TP Đà Lạt mưa liên tục, lưu lượng mưa lớn.
Ở phía đường Yên Thế (cao hơn hẻm 36 Hoàng Hoa Thám 30m) chủ đầu tư đang triển khai công tác đắp đất để tạo mặt bằng thi công.
Lượng nước thấm xuống đất lớn cộng với khối lượng đất đắp sau lưng tường chắn lớn làm gia tăng áp lực lên taluy, gây mất khả năng chịu lực dẫn đến gãy taluy bê tông chắn đất, gây sạt lở đất và sụp đổ công trình.
Khu đất có bờ taluy lớn sạt lở rơi xuống làm hư hại, sụp đổ 3 căn nhà trong khu vực, làm chết 2 người do 4 hộ gia đình quản lý sử dụng. Khi xảy ra sự cố, tại khu đất (diện tích khoảng 2.153m 2), 4 hộ gia đình đang đắp đất để tạo mặt bằng thi công.
Đoạn taluy xảy ra sự cố nằm dọc theo ranh đất công trình phía taluy âm, gồm 2 cấp taluy cách nhau 1,2m, chiều dài khoảng 29m.
Khởi tố vụ sập tường làm chết 5 người ở Bình ĐịnhĐỌC NGAY
Hạng mục taluy đã hoàn thành thi công cách đây khoảng 1 năm theo giấy phép xây dựng được UBND TP Đà Lạt cấp. Tổng chiều dài taluy trong hồ sơ là 381m, chiều cao taluy 13,4m (3 cấp từ 4 – 4,7m).
Thi công taluy có vấn đề?
Sở Xây dựng Lâm Đồng đánh giá phần taluy còn lại có một số vết nứt trên bề mặt đất đắp tại đỉnh taluy, có nguy cơ tiếp tục gây sạt trượt gây mất an toàn xung quanh khu vực.
Cảnh tan hoang sau vụ sạt lở – Ảnh: M.V.
Trái với quan điểm của Sở Xây dựng Lâm Đồng, tại hiện trường một cán bộ ngành xây dựng của TP Đà Lạt nhìn nhận việc thi công taluy và mặt bằng có vấn đề.
Vị này nói: “Trong quá trình cải tạo mặt bằng có sử dụng taluy, khi trời mưa phải có bạt phủ để tránh thấm nước vào nền đất đang thi công, gây áp lực lớn lên taluy. Ngoài ra, thân bờ taluy phải có lỗ thoát nước.
Về kỹ thuật, không được sử dụng xà bần (gạch đá phế phẩm công trình – PV) kèm đất để cải tạo nền công trình, thay vào đó phải hoàn toàn dùng đất và phải đầm chặt ở mỗi lớp để kìm hãm sạt trượt. Đối với công trình bờ taluy và phần nền cải tạo ở đây, chúng tôi không thấy có yếu tố kỹ thuật vừa nêu”.
Vụ sạt lở đất ở Đà Lạt: Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm nếu có vi phạm
Ngày 29.6, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký công điện của Thủ tướng Chính phủ về tập trung khắc phục hậu quả sạt lở đất ở Đà Lạt (Lâm Đồng) và chủ động ứng phó sạt lở trong mùa mưa lũ.
Công điện nêu rõ, trong những ngày qua, tại một số địa phương khu vực miền núi phía bắc và Tây nguyên đã xảy ra mưa lớn, gây sạt lở đất, lũ quét cục bộ.
Sáng sớm 29.6 đã xảy ra vụ sạt lở đất ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) làm 2 người bị vùi lấp, một số người bị thương, nhà cửa của người dân bị hư hại. Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất tới thân nhân gia đình có người bị nạn.
Lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng nỗ lực tìm kiếm cứu nạn. Ảnh LÂM VIÊN
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tập trung chỉ đạo, chủ động triển khai công tác phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
Yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả vụ sạt lở đất nêu trên; tổ chức cứu chữa người bị thương; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, nhất là gia đình có người bị nạn; chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra, đánh giá, xác định cụ thể nguyên nhân xảy ra sự cố sạt lở để rút kinh nghiệm, tránh xảy ra các sự cố sạt lở tương tự, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý đất đai và hoạt động xây dựng (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.
Vụ sạt lở kinh hoàng ở Đà Lạt: Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm nếu có vi phạm
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chỉ đạo cơ quan chức năng và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở chủ động rà soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn kéo dài, nhất là các khu dân cư, trường học, trụ sở cơ quan, doanh trại, công trường, hầm mỏ để chủ động sơ tán, di dời và có phương án bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Các bộ: NN-PTNT, TN-MT, Xây dựng, GD-ĐT, GTVT, Công thương, Quốc phòng, Công an chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc triển khai công tác phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn cho lực lượng và công trình thuộc trách nhiệm quản lý và theo chức năng quản lý nhà nước được giao.
Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai...
Như Thanh Niên đã thông tin, khoảng 2 - 3 giờ sáng nay 29.6, đã xảy ra vụ sạt lở đất, ta luy tại đường Hoàng Hoa Thám (P.10, TP.Đà Lạt), gây thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng của người dân. Đến chiều cùng ngày đã ghi nhận có 2 người chết do vụ sạt lở gây ra.
Xem nhanh 20h ngày 29.6: Tìm thấy 2 nạn nhân vụ sạt lở ở Đà Lạt
Hướng tới cộng đồng bền vững, thích ứng với thiên tai Tác động của biến đổi khí hậu khiến thiên tai diễn biến ngày càng bất thường và cực đoan, gây thiệt hại lớn về người, tài sản. Dông lốc thổi bay mái nhà tại xã Thanh Bình, thị xã SaPa, ngày 5/8/2022. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN Do vậy, tìm giải pháp đồng bộ, có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện của...