Vụ sản phụ cầm dép đánh chồng vì không được tiêm giảm đau khi đẻ: Mũi tiêm này có đáng sợ như nhiều người nghĩ?
Theo các bác sĩ, gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giúp giảm khoảng 70-80% các cơn đau, làm cho cuộc “vượt cạn” của sản phụ không còn quá đau đớn, ít mất sức, cuộc chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn…
Mới đây, một đoạn video ghi lại cảnh một sản phụ mới sinh tại Trung Quốc liên tục la hét, thậm chí rút cả chiếc dép đang đi để đánh chồng ngay tại bệnh viện đã khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Được biết, nguyên nhân của hành động này bắt nguồn từ khi cô vợ trong quá trình trở dạ đau đớn đã yêu cầu được tiêm thuốc giảm đau nhưng người mẹ chồng lại không đồng ý vì sợ rằng thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến cháu của bà khi sinh ra.
Sản phụ cầm dép lao đến đánh chồng vì không được tiêm giảm đau khi đẻ. Ảnh TL
Đứng giữa mẹ và vợ, anh chồng cuối cùng quyết định nghe theo mẹ, không cho vợ tiêm thuốc giảm đau. Người vợ sau đó đã phải vượt cạn trong đau đớn mà không có biện pháp hỗ trợ giảm đau nào. May mắn, đứa bé được sinh ra an toàn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, ngay sau khi vừa hồi sức sau sinh, người vợ đã ngay lập tức tìm chồng để “tính sổ” vì đã không cho cô tiêm mũi giảm đau này.
Phương pháp giảm đau hiệu quả cho sản phụ
Theo BS Tào Tuấn Kiệt, Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Từ Dũ), hiện nay, để giảm đau trong sinh thường, phương pháp gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật hiệu quả và phù hợp nhất cho cả mẹ và bé. Kỹ thuật này được thực hiện để giảm đau do cơn co thắt tử cung trong chuyển dạ.
Video đang HOT
Theo đó, bác sĩ gây mê hồi sức sẽ đặt một ống thông rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng ở cột sống lưng. Ống thông này sau đó được dán cố định bằng băng keo dọc theo lưng về phía vai của sản phụ. Thuốc gây tê sẽ được truyền liên tục qua ống thông này để ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn cơn đau trong quá trình chuyển dạ.
Kỹ thuật này được thực hiện khi cổ tử cung mở từ 3 đến 8 cm, tuy nhiên cũng có thể được thực hiện sớm hơn nếu thai phụ đau nhiều gây mất sức hoặc trong một số trường hợp thai phụ có bệnh lý, không nên kéo dài thời gian chuyển dạ.
Cũng theo BS Kiệt, phương pháp gây tê ngoài màng cứng giúp giảm khoảng 70-80% các cơn đau, làm cho cuộc “vượt cạn” của sản phụ không còn quá đau đớn, ít mất sức, cuộc chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn mà không làm mất cảm giác rặn. Đây là phương pháp được khuyến cáo trên những sản phụ có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp hoặc hen phế quản.
Gây tê ngoài màng cứng có nguy hiểm cho con không?
Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật hiệu quả và phù hợp cho cả mẹ và bé. Ảnh minh họa
Xung quanh việc nhiều người lo ngại phương pháp giảm đau này sẽ gây đau lưng sau sinh, thậm chí ảnh hưởng đến đứa trẻ khi được sinh ra, BS Tào Tuấn Kiệt cho biết, về phương diện khoa học, không một nghiên cứu nào chỉ ra rằng đau lưng sau sinh là do gây tê ngoài màng cứng.
” Trên thực tế, 50% sản phụ không dùng phương pháp “đẻ không đau” khi đi sinh, vẫn gặp đau lưng sau sinh. Đau lưng sau sinh có thể do những nguyên nhân như: sự biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai, giãn dây chằng vùng cột sống lưng, tư thế không phù hợp trên bàn sinh do đau …”, BS Kiệt cho biết.
Còn với em bé, theo BS Kiệt, thuốc tê sử dụng để gây tê ngoài màng cứng không gây nguy hiểm gì cho bé. Gây tê ngoài màng cứng chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh (cảm giác đau) ở bà mẹ, không gây độc cho bé.
Theo các bác sĩ, thực tế, mũi tiêm giảm đau khi sinh rất an toàn cho mẹ và bé, song cũng có một số tác dụng phụ nhất định. Một số sản phụ có thể cảm thấy khó chịu do tình trạng hạ huyết áp thoáng qua.
Đôi khi có thể xuất hiện cảm giác lạnh run và ngứa. Sản phụ cũng có thể thấy tê 2 chân hoặc hơi nặng, khó khăn khi nhấc lên. Tình trạng này sẽ hết sau 24-48 giờ sau khi sinh.
Ai không được thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng?
- Sản phụ sốt cao không rõ nguyên nhân, có nhiễm trùng tại vùng thắt lưng (có mụn mủ, nhiễm trùng da…)
- Sản phụ có bệnh lý vùng cột sống thắt lưng, bệnh lý thần kinh, bệnh lý rối loạn đông máu hoặc đang ra máu.
- Những trường hợp thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, vẹo cột sống…
Theo các bác sĩ, một số người vẫn thường nhầm lẫn giữa hai phương pháp là gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống, thậm chí coi chúng là một. Tuy nhiên, đây là hai phương pháp khác nhau. Gây tê tủy sống là phương pháp vô cảm áp dụng trong mổ lấy thai còn gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật áp dụng để giảm đau trong chuyển dạ sinh thường và cả giảm đau sau mổ đẻ.
Cảm động gương 4 bạn trẻ Đà Lạt kịp thời hiến máu cứu sống sản phụ trong đêm
4 bạn trẻ ở Đà Lạt (Lâm Đồng) cấp tốc đến bệnh viện ngay trong đêm không hề do dự khi nhận được lời kêu gọi hiến máu khẩn cấp cứu sản phụ đang nguy cấp khi sinh con lần đầu tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng.
Chiều 23-3, ông Võ Đăng Thái Bình, Hội Chữ Thập đỏ TP Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết vào khoảng 23 giờ khuya 22-3, chỉ sau 90 phút kêu gọi trên nhóm zalo, đã có 4 bạn trẻ tình nguyện đến hiến máu cấp cứu cho sản phụ qua cơn nguy kịch.
Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm này một sản phụ có tên Liêng Hót K.S (22 tuổi, ngụ ở xã Liên Hà, Lâm Hà), mang thai lần đầu, 39 tuần tuổi, chuyển dạ, bị rối loạn đông máu sau sinh, giảm tiểu cầu đã chuyển viện lên tuyến trên và đang cần gấp máu nhóm máu O.
Qua lời kêu gọi trên nhóm Zalo của "Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng", các tình nguyện viên nhóm máu O đã lên bệnh viện hiến máu ngay trong đêm, chỉ trong 90 phút tiếp nhận đủ 4 đơn vị máu để cấp cứu kịp thời cho sản phụ.
Cảm động tấm gương 4 bạn trẻ hiến máu cứu sản phụ qua cơn nguy kịch ngay trong đêm.
4 bạn trẻ là những tấm gương cứu người hết sức cảm động trong đêm là: Đặng Thị Ngọc Linh, Vũ Thị Phương Dung (Trường Đại học Yersin), Phan Xuân Tấn (Tỉnh đoàn Lâm Đồng) và Vũ Thị Kim Chi (huyện Đức Trọng) hiện đang sống và làm việc tại TP Đà Lạt.
"Chuyển dạ, bị rối loạn đông máu sau sinh, giảm tiểu cầu... trong tình trạng mang thai lần đầu là vô cùng nguy hiểm đến tính mạng cả 2 sản phụ và cháu bé. Nhờ các bạn cung cấp máu kịp thời mà sản phụ này được chuyển về TP HCM tiếp tục điều trị kịp thời, an toàn" - vị lãnh đạo này nói.
Con 50 ngày tuổi nhập viện do bị chảy máu não, mẹ ân hận vì chế độ ăn uống sai lầm trong lúc mang thai Thông tin bé gái 50 ngày tuổi bị xuất huyết não vì thiếu vitamin K do chế độ ăn của mẹ khiến nhiều bà mẹ thêm hoang mang lo lắng. Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) cho biết bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhi là bé gái 50 ngày tuổi đột nhiên bị rơi vào hôn...