Vụ rơi MiG-29 thứ ba trong năm tại Ấn Độ mở ra cơ hội cho Rafale và F-18
Báo chí Ấn Độ tiếp tục bàn luận về vụ rơi tiêm kích trên tàu sân bay MiG-29K xuống Biển Ả Rập.
Cần nhắc lại rằng chiếc máy bay này là một phần của phi đội trên tàu sân bay Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ. Mặc dù thông tin chính thức về nguyên nhân gây ra sự cố này vẫn chưa được công bố, tuy nhiên ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng tai nạn là do “tình trạng kỹ thuật kém của một máy bay chiến đấu lỗi thời”.
Những tuyên bố như vậy được các phương tiện truyền thông khác tích cực đăng tải. Cụ thể, tờ Eurasian Times đã đăng một bài báo của Mansija Astkhani, trong đó tuyên bố rằng “vụ rơi thứ ba của MiG-29 ở Ấn Độ kể từ đầu năm nay sẽ mở ra cánh cửa rộng hơn cho các máy bay chiến đấu Rafale của Pháp và F-18 do Mỹ sản xuất”.
Ấn Độ có thể lựa chọn tiêm kích hạm F-18 của Mỹ để thay thế MiG-29K. Ảnh: Topwar.
Video đang HOT
Có ý kiến cho rằng New Delhi “nên xem xét mua tiêm kích hạm F-18 của Mỹ”.
“Đây là thảm họa thứ ba như vậy đối với MiG-29K của Ấn Độ trong một năm, dẫn đến các câu hỏi đặt ra về tình trạng của chiếc máy bay. Giới chuyên gia ước tính rằng chỉ có một phần ba trong số 45 máy bay còn hoạt động do các vấn đề kỹ thuật”, báo cáo cho biết.
Giới chức quốc phòng tại New Delhi không thảo luận về câu hỏi tại sao những “vấn đề kỹ thuật” này phát sinh. Trước đó, phía Ấn Độ liên tục tuyên bố rằng “trình độ của các kỹ thuật viên máy bay Ấn Độ rất cao để duy trì các tiêm kích ở trạng thái sẵn sàng hoạt động”.
“Ấn Độ cần xem xét một yếu tố quan trọng khi lựa chọn tiêm kích trên hạm. Ví dụ, các chuyên gia tin rằng F-18 Super Hornet cung cấp cho phi công khả năng nhận thức tình huống tốt hơn, đây là yếu tố then chốt trong chiến đấu”, bài báo ghi rõ.
Hải quân Ấn Độ thuê UAV Mỹ 'đối phó Trung Quốc'
Ấn Độ thuê hai máy bay không người lái Sea Guardian của Mỹ để tuần tra Ấn Độ Dương, có khả năng điều chúng đến gần biên giới Trung Quốc.
Hải quân Ấn Độ tuần trước tiếp nhận hai máy bay không người lái (UAV) MQ-9B Sea Guardian phi vũ trang thuê từ tập đoàn General Atomics của Mỹ trong thời hạn một năm. New Delhi có toàn quyền sử dụng hệ thống UAV và dữ liệu được chúng thu thập, trong khi tập đoàn Mỹ chỉ có nhiệm vụ bảo dưỡng và duy trì khả năng vận hành. Các máy bay sẽ mang phù hiệu hải quân Ấn Độ trong thời gian thuê.
Các quan chức quốc phòng cấp cao Ấn Độ cho biết phi đội Sea Guardian sẽ được triển khai tại khu vực Ấn Độ Dương, nhưng cũng có thể làm nhiệm vụ ở vùng Ladakh giáp với Trung Quốc. "Chúng được bàn giao hồi đầu tháng và đóng quân tại căn cứ hải quân Rajali", một quan chức giấu tên cho biết hôm 28/11.
Nguyên mẫu MQ-9B của Mỹ bay thử. Ảnh: General Atomics .
Đây là hợp đồng thuê khí tài đầu tiên được thực hiện theo Quy trình Mua sắm Quốc phòng 2020 được Ấn Độ áp dụng trong năm nay, cũng là hệ thống vũ khí thứ hai được Ấn Độ thuê từ nước ngoài, bên cạnh tàu ngầm hạt nhân Chakra được Nga cho thuê hồi năm ngoái.
Ấn Độ hồi năm 2017 lên kế hoạch mua 22 chiếc Sea Guardian, phiên bản tuần thám hàng hải phi vũ trang của dòng MQ-9 Reaper, để trang bị cho lực lượng hải quân. New Delhi sau đó thay đổi ý định và quyết định mua các phiên bản vũ trang của dòng Reaper để trang bị cho cả ba quân chủng.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ thường mất vài năm để hoàn thành một hợp đồng mua sắm vũ khí. Tuy nhiên, căng thẳng với Trung Quốc ở khu vực biên giới dường như thúc đẩy Ấn Độ đẩy nhanh quy trình, nhằm nhanh chóng sở hữu phi đội 6 máy bay MQ-9B và tăng cường khả năng trinh sát ở khu vực tranh chấp.
Nguồn tin giấu tên trong quân đội Ấn Độ hồi tháng 9 cho biết tài liệu xác định tính cần thiết của UAV Mỹ sẽ được trình lên Hội đồng Mua sắm Quốc phòng để thúc đẩy thương vụ. Hợp đồng sẽ chia làm hai giai đoạn, trong đó 6 chiếc MQ-9B với giá trị khoảng 600 triệu USD được đặt mua lập tức và bàn giao trong vài tháng, 24 chiếc còn lại bàn giao trong 3 năm tiếp theo.
Hải quân Ấn Độ coi những chiếc MQ-9 là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong khu vực, nhờ hàng loạt thiết bị trinh sát và vũ khí hiện đại, cùng khả năng hoạt động liên tục đến 35 giờ và tầm bay lớn. Chúng cũng có thể hiệp đồng tác chiến cùng máy bay tuần thám P-8I Poseidon và trực thăng đa năng MH-60R trong biên chế hải quân Ấn Độ.
Trung Quốc phủ nhận việc đạt được phương án rút quân khỏi khu vực tranh chấp với Ấn Độ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho rằng, việc báo chí Ấn Độ dựa vào kết quả của vòng đàm phán lần này để đưa ra cái gọi là phương án rút quân giữa hai bên là thông tin không chính xác. Theo Thời báo Hoàn cầu, việc báo chí Ấn Độ công bố về phương án rút quân giữa Trung Quốc...