Vụ phản đối trưởng khoa, 11 giáo viên xin thôi việc: Tiếng nói người trong cuộc
11/18 giảng viên khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV TPHCM), ĐHQG TPHCM cho rằng họ rất đau lòng khi “dứt áo” ra đi song họ không thể tiếp tục ở lại bởi cách hành xử của nhà trường.
Trong khi đó, phía Trường ĐH KHXH&NV TPHCM khẳng định họ làm đúng quy trình và đã tìm người để thay thế những giảng viên nghỉ việc ở trên…
Mặc dù, lùm xùm ở khoa Hàn Quốc học đến nay vẫn chưa có hồi kết nhưng có thể thấy rõ, nhà trường đã chọn cách giữ lại trưởng khoa thay vì 11 giảng viên nêu trên.
Trường khẳng định làm đúng!
Trong thông cáo gửi báo chí liên quan đến vụ việc này, Trường ĐH KHXH&NV TPHCM khẳng định đã làm đúng quy trình khi bổ nhiệm TS Nguyễn Thị Phương Mai làm trưởng khoa Hàn Quốc học. Trường cũng đã báo cáo Thanh tra Chính phủ và ĐHQG TPHCM.
Theo nhà trường, TS Nguyễn Thị Phương Mai đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm trưởng khoa theo quy định như: Tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành giáo dục tiếng Hàn và thạc sĩ chuyên ngành Hàn Quốc học tại Trường ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc); có đầy đủ các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ ĐH như chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ ngoại ngữ….
Từ năm 2003, TS Mai đã tham gia giảng dạy tại Khoa Hàn Quốc học và thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, có nhiều bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Bà Mai còn có kinh nghiệm quản lý ở vị trí trưởng bộ môn và phó trưởng khoa trước khi được bổ nhiệm trưởng khoa. Quy trình bổ nhiệm trưởng khoa được triển khai công khai, minh bạch tới toàn thể viên chức – người lao động của Trường, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, giám sát của Công đoàn trường, đại diện Ban chủ nhiệm Khoa đương nhiệm, đại diện Chi ủy, Chủ tịch Công đoàn bộ phận Khoa, đại diện Phòng Tổ chức – Cán bộ và sự tham gia của toàn thể viên chức – người lao động trong Khoa. Trong buổi lấy thư giới thiệu để bổ nhiệm trưởng khoa, bà Mai đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất của tập thể viên chức và người lao động…
Về việc bà Phương Mai có 4 con và 2 quốc tịch là Việt Nam và Hàn Quốc, sau khi viện dẫn các luật như Luật Quốc tịch, Luật Viên chức, Luật Phòng chống tham nhũng, Pháp lệnh dân số… Trường cũng khẳng định không làm trái pháp luật khi bổ nhiệm bà Phương Mai.
Về việc tổ chức giảng dạy thời gian tới, ThS Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường cho biết, do các giảng viên đều đã có đơn xin nghỉ việc và nhà trường đã giải quyết theo nguyện vọng nên không xếp lịch dạy nữa.
Theo ông Nam, đến ngày 3/3, trường đã ra 3 quyết định chấm dứt hợp đồng. Các trường hợp còn lại, nhà trường đang giải quyết tuần tự. “Việc các giảng viên nghỉ việc là điều nhà trường hoàn toàn không mong muốn, vì họ đều là những người gắn bó lâu năm với trường. Nhà trường đã xử lý vụ việc này căn cứ trên các quy định và xác minh rất kỹ lưỡng. Các cấp lãnh đạo nhà trường cũng đã nhiều lần trao đổi, tiếp xúc với các giảng viên này. Các quyết định, kết luận về vụ việc không phải của cá nhân hiệu trưởng mà của tập thể lãnh đạo nhà trường sau rất nhiều cuộc họp” ông Nam thông tin.
Video đang HOT
Cũng theo ông Nam, để đảm bảo đúng tiến độ và chủ động trong công tác giảng dạy, Khoa Hàn Quốc học phải bố trí giảng viên khác đứng lớp thay những người đã nghỉ việc. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục giải quyết cho thôi việc, trường vẫn mời họ thỉnh giảng theo năng lực chuyên môn nếu họ đồng ý.
Giảng viên bức xúc!
Theo thông tin PV nắm được, ngày 25/1, 12 giảng viên nộp đơn tập thể xin nghỉ việc (sau đó 1 người xin chuyển công tác sang khoa khác). Trong đó có 1 phó trưởng khoa, 3 người là quyền trưởng bộ môn, 3 người là nguyên phó trưởng khoa cùng 5 giảng viên khác là các Tiến sĩ, Nghiên cứu sinh, Thạc sĩ cơ hữu của khoa Hàn Quốc học. Người gắn bó với khoa lâu nhất là 23 năm, người ít nhất cũng 5 năm.
Cùng thời điểm này, các giảng viên này cũng nộp đơn gửi Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT để tiếp tục phản ánh, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến việc bổ nhiệm TS Nguyễn Thị Phương Mai cũng như cách điều hành khoa của bà Mai.
“Các giảng viên chúng tôi là những người đã gắn bó cùng khoa Hàn Quốc học nhiều năm qua, cùng xây dựng khoa từ một Bộ môn trực thuộc Khoa Đông phương thành đơn vị đào tạo Hàn Quốc học có vị thế cả trong và ngoài nước như hiện nay. Tuy nhiên, từ khi bà Nguyễn Thị Phương Mai về khoa Hàn quốc học thì mọi thứ thay đổi theo hương xấu đi mà cái chính là do cách quản lý thiếu năng lực, thiếu dân chủ…”, một giảng viên bức xúc nói.
Theo giảng viên này: “Nếu nói chúng tôi vô kỷ luật, họp hành không đâu vào đâu nên cần phải siết chặt là thiếu căn cứ bởi nếu có điều đó thì làm sao khoa Hàn Quốc học lại ngày càng nổi trội, phát triển vững mạnh như ngày hôm nay. Việc cho rằng chúng tôi chống đối trưởng khoa chỉ vì quy định đi họp trễ 15 phút coi như vắng là rất oan, chúng tôi dạy tiếng Hàn, làm việc với đa phần người nước ngoài nên rất coi trọng việc họp hành đúng thời gian”.
Một giảng viên khác có thời gian làm việc ở khoa Hàn Quốc học hơn 20 năm nói: “Nhiều giảng viên hiện tại và kể cả trưởng khoa cũng là học trò, là đàn em của tôi nên sự việc diễn ra ở khoa Hàn Quốc học ngày hôm nay khiến tôi rất đau lòng, nhưng không thể khác, chúng tôi không thể ở lại “, giảng viên này nói.
Khi PV đặt câu hỏi về việc có hay không việc tranh chấp chiếc “ghế” trưởng khoa thì nhóm giảng viên này khẳng định “không có”. “Ngay từ đầu, chúng tôi đã nhận thấy cô Phương Mai không đủ năng lực làm trưởng khoa nhưng vẫn kỳ vọng cô sẽ có những thay đổi, sẽ cùng nhau phát triển khoa nhưng sự việc không như vậy, cách quản lý của cô Mai ngày càng làm mọi người bất đồng, không chú trọng đến nâng cao chất lượng nên chúng tôi phản đối”, một giảng viên nói.
Lùm xùm 12 giảng viên nghỉ việc: Chấm dứt hợp đồng theo nguyện vọng
Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TPHCM giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động cho các giảng viên muốn nghỉ theo nguyện vọng tự ý đơn phương nghỉ việc.
Liên quan đến sự việc 12 giảng viên khoa Hàn Quốc học, ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TPHCM xin nghỉ vì không tín nhiệm trưởng khoa, nhà trường xác nhận có nhận đơn xin nghỉ việc tập thể của 12 giảng viên này.
Các giảng viên nộp đơn xin nghỉ việc với lý do phản đối kết luận của nhà trường về kết quả xác minh các kiến nghị phản ánh liên quan đến Trưởng khoa Hàn Quốc học - TS Nguyễn Thị Phương Mai.
Vì kết luận của trường dựa trên các kết quả xác minh rõ ràng và minh bạch, do vậy trường không đồng ý cho nghỉ việc với lý do nêu trên.
Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TPHCM
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, các giảng viên này được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, nhà trường đã giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động cho các giảng viên này theo nguyện vọng tự ý đơn phương nghỉ việc.
ThS Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp của trường cho biết việc này xảy ra chủ yếu xuất phát từ việc các giảng viên không đồng ý với cách quản lý của Trưởng khoa và chưa nắm rõ các quy định.
Trong báo cáo kết quả xác minh dày 57 trang và báo cáo của nhà trường đã gửi cho Thanh tra chính phủ, ĐH Quốc gia TPHCM và tất cả 12 giảng viên này đã chỉ ra có đến 11 vấn đề kiến nghị phản ánh không đúng.
Như: phản ánh việc bổ nhiệm khi chưa đủ điều kiện là không có cơ sở, việc bổ nhiệm trưởng khoa nhà trường không làm trái quy định của pháp luật; Việc phản ánh trưởng khoa cho phép một công ty Hàn Quốc mở văn phòng làm việc tại văn phòng khoa cũng không đúng...
Bố trí người khác đứng lớp
Ông Trần Nam thông tin, hiện có 11 người nộp đơn xin nghỉ việc, 1 người rút đơn không nghỉ nữa, tiếp tục hợp đồng giảng dạy với trường.
"Đây là sự việc nhà trường hoàn toàn không mong muốn. Do các giảng viên đều đã có đơn xin nghỉ việc, trường đã giải quyết theo nguyện vọng nên không xếp lịch dạy nữa. Để đảm bảo đúng tiến độ và chủ động trong công tác giảng dạy nên Khoa phải bố trí giảng viên khác đứng lớp thay những người đã nghỉ việc
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục giải quyết cho thôi việc, trường vẫn mời họ thỉnh giảng theo năng lực chuyên môn, nếu họ đồng ý", ThS Trần Nam cho biết.
Về đề án mở ngành đào tạo thạc sĩ, nhà trường kiểm tra lại không có tên của các giảng viên đã xin nghỉ việc và cũng không sử dụng đề cương của giảng viên này. Trường khẳng định có đủ nguồn nhân lực để tổ chức đào tạo bình thường.
Trường đã điều chuyển giảng viên từ các đơn vị khác về (nhiều tiến sĩ tốt nghiệp ở Hàn Quốc) và tuyển dụng mới để bổ sung cho số giảng viên đã nghỉ việc. Một số cử nhân đủ điều kiện làm công tác trợ giảng cho các giảng viên. Tuyệt đối, không có trường hợp cử nhân đứng lớp độc lập.
Trong bối cảnh hiện nay, nhà trường sử dụng lực lượng nhân sự tại chỗ, luân chuyển nhân sự từ các khoa có chuyên môn về Hàn Quốc học, các tiến sĩ học ở Hàn Quốc về và tuyển dụng mới (đã có sẵn hồ sơ tuyển dụng trước đây), đảm bảo bù đắp được số giảng viên vừa nghỉ việc.
Theo phản ánh của 12 giảng viên xin nghỉ việc, họ bức xúc vì cho rằng nhà trường bổ nhiệm TS Nguyễn Thị Phương Mai làm trưởng khoa Hàn Quốc học không đúng quy trình, cô này chưa phải là Đảng viên, có 4 con.
Ngoài ra, trưởng khoa đưa ra nhiều quy định bình chọn, đánh giá giảng viên cứng nhắc như đi họp trễ 15 phút coi như vắng, vắng họp vài buổi bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
Trưởng khoa đáp ứng tiêu chuẩn được bổ nhiệm
Theo lãnh đạo Trường ĐH KHXH&NV, trường đã làm đúng quy trình, quy định bổ nhiệm.
Bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung về phẩm chất đạo đức, năng lực, độ tuổi, sức khỏe,... TS Nguyễn Thị Phương Mai hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm trưởng khoa theo quy định như: tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục tiếng Hàn và thạc sĩ chuyên ngành Hàn Quốc học tại Trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc.
Bà Mai cũng có đầy đủ các văn bằng chứng chỉ theo tiêu chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ đại học, như: chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Về thâm niên giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học, từ năm 2003 đến nay, bà Mai đã tham gia giảng dạy tại Khoa Hàn Quốc học và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia xuất bản sách và có nhiều bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước.
TS Nguyễn Thị Phương Mai còn có kinh nghiệm quản lý ở vị trí trưởng bộ môn và phó trưởng khoa trước khi được bổ nhiệm trưởng khoa.
Trong buổi lấy thư giới thiệu để bổ nhiệm Trưởng khoa, bà Mai đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất của tập thể viên chức và người lao động của khoa trong số những người đủ điều kiện được giới thiệu.
12 giảng viên khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn xin nghỉ việc 12 giảng viên khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã đồng thời nộp đơn xin nghỉ việc từ ngày 25-1-2021. Sinh viên khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong một buổi học thực tế - Ảnh: H.T. Trong đơn xin nghỉ...