Vụ nữ công nhân nhặt được 5 lượng vàng: Xác minh người nhận là chủ số vàng
Trong lúc cơ quan công an đang hoàn tất thủ tục giải quyết số vàng mà chị Phạm Tuyết Mai nhặt được khi phân loại rác cách đây 1 năm thì bất ngờ một người phụ nữ ở TP Cà Mau xuất hiện, nhận là chủ sở hữu số tài sản này.
Nguồn tin trên do Cơ quan công an thành phố Cà Mau cho biết vào sáng ngày 4/9. Theo đó, sau khi báo chí thông tin về vụ việc chị Phạm Tuyết Mai phát hiện một số vàng trong khi phân loại rác đã hết thời hạn 1 năm nhưng không có chủ sở hữu thì chiều ngày 31/8, chị Nguyễn Thị Bích Ngân (SN 1984, ngụ phường 8, TP.Cà Mau) đã bất ngờ đến cơ quan công an xuất trình biên bản do Công an phường 8 (TP Cà Mau) lập ngày 1/8/2014 và nhận là chủ sở hữu của số vàng.
Biên bản báo mất tài sản của người phụ nữ được cho là chủ sở hữu số vàng mà chị Mai phát hiện được.
Theo ghi nhận của PV, nội dung biên bản thể hiện, lúc 16h chiều ngày 1/8/2014, chị Nguyễn Thị Bích Ngân đến trụ sở Công an phường 8 (TP Cà Mau) trình báo vụ việc mất một số nữ trang là của hồi môn nhà chồng và cha mẹ ruột của chị gồm vòng, nhẫn, dây chuyền,…với trọng lượng khá phù hợp số vàng mà chị Phạm Tuyết Mai nhặt được.
Chị Ngân trình bày trong biên bản, vào khoảng 9h sáng ngày 1/8/2014, chị để số tài sản nói trên tại dàn máy vi tính trong nhà để đi làm công việc nội trợ. Sau khi trở lại thì phát hiện số vàng bị mất, hỏi thì người nhà không có ai lấy nên chị đã trình báo với cơ quan công an phường 8. Cơ quan công an cũng đã tiến hành lập biên bản vụ việc này.
Video đang HOT
Như Dân trí đã thông tin, vào ngày 4/8/2014, trong lúc đang phân loại rác tại Nhà máy rác thải tỉnh Cà Mau, chị Phạm Tuyết Mai (công nhân của nhà máy) phát hiện được cái bóp da có chứa nhiều nữ trang, trọng lượng khoảng 5 lượng vàng.
Sau đó, lãnh đạo Nhà máy yêu cầu sung công quỹ số vàng nói trên, tuy nhiên chị Mai không đồng ý và báo cơ quan chức năng. Sau đó, Công an thành phố Cà Mau tạm giữ số vàng và ra thông báo rộng rãi trên báo chí để chủ sở hữu đến nhận, nhưng hơn 1 năm vẫn không thấy ai liên hệ. Công an TP Cà Mau cũng đã có phương án áp dụng theo điều 241 Bộ luật dân sự cho chị Mai được hưởng một phần, ước khoảng 70 triệu đồng, còn lại sung công quỹ nhà nước.
Chị Phạm Tuyết Mai cho rằng, công an thông báo đã quá thời hạn 1 năm nên không còn hiệu lực. Nếu công an xử lý không đúng pháp luật, chị sẽ khởi kiện ra tòa.
Trao đổi với PV xung quanh việc có người nhận là chủ sở hữu số vàng, chị Phạm Tuyết Mai cho rằng, cơ quan công an đã đăng thông báo từ ngày 16/8/2014 đến ngày 15/8/2015 thì đã hết một năm. Vậy đến ngày 31/8/2015, theo pháp luật, nếu có chủ sở hữu thì cũng không còn quyền hạn nhận lại tài sản nữa. “Nếu cơ quan công an không giải quyết việc này đúng theo pháp luật, tôi sẽ khởi kiện ra tòa”, chị Mai cho hay.
Nguồn tin của PV cho biết, sau khi xuất hiện người nhận là chủ sở hữu số vàng, cơ quan công an gia hạn thêm thời gian 30 ngày để tiếp tục xác minh điều tra làm rõ.
Vụ việc của chị Mai gợi nhớ đến vụ chị Huỳnh Thị Ánh Hồng ở TPHCM nhặt được 5 triệu yên Nhật, sau một năm không có ai đến nhận tiền, khi chị chuẩn bị được công an trao trả tiền thì đến “phút 89″ cũng xuất hiện một người phụ nữ tự nhận là chủ nhân số tiền trên.
Huỳnh Hải – Tuấn Thanh
Theo Dantri
Nữ công nhân "khốn khổ" vì nhặt được... 5 lượng vàng
Trao đổi với PV, chị Phạm Tuyết Mai (35 tuổi, tạm trú phường Tân Xuyên, TP Cà Mau) cho biết, Công an TP Cà Mau vừa có văn bản trả lời chị về quan điểm giải quyết số tài sản khoảng 5 lượng vàng mà chị nhặt được cách đây 1 năm khi quét rác.
Nữ công nhân này cho biết, theo nội dung trong văn bản, quan điểm của Cơ quan công an TP Cà Mau là sẽ áp dụng khoản 2, điều 241 Bộ luật Dân sự (BLDS), xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên.
Tức là sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.
Tuy nhiên, theo luật sư Lê Thanh Thuận (Đoàn luật sư tỉnh Cà Mau, người tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho chị Mai), cơ quan chức năng nên áp dụng theo khoản 2, điều 239 BLDS; tức là trường hợp vật không xác định được chủ sở hữu mới hợp tình hợp lý. "Việc cho rằng số vàng là vật bị đánh rơi, bỏ quên là không ổn. Bởi số tài sản nói trên là chị Mai phát hiện trong rác chứ không phải nhặt. Nếu chị Mai không phát hiện thì số vàng cũng bị chôn xuống đất".
Trước đó, vào khoảng 15h ngày 4/8/2014, trong lúc phân loại rác, chị Mai phát hiện cái bóp da nên mở ra xem thì phát hiện có nhiều vàng nên nói cho những người làm chung biết và cất đi. Ngay sau đó, lãnh đạo công ty chị đã cho người đến lập biên bản đòi thu hồi số vàng nói trên để sung công.
Không đồng tình với cách làm của lãnh đạo công ty, nữ công nhân này đã gọi điện thoại báo cơ quan công an. Theo lời chị Mai, 5 ngày sau đó chị chính thức nhận quyết cho thôi việc.
Trước đây, sự việc "tỉ phú ve chai" Huỳnh Thị Ánh Hồng (quê Quảng Ngãi) nhặt được 5 triệu yen Nhật trong quá trình thu mua ve chai cũng từng gây ra nhiều tranh luận. Công an Quận Tân Bình (TPHCM) đã căn cứ khoản 2 điều 239 BLDS, trường hợp vật không xác định được chủ sở hữu để trao trả toàn bộ số tiền mà chị Hồng nhặt được.
Dư luận cho rằng, trường hợp chị Mai cũng cần được áp dụng theo khoản 2 điều 239 BLDS như trường hợp của chị Hồng.
Tuấn Thanh
Theo Dantri
Hào Anh bị bắt về hành vi trộm cắp tài sản Sáng ngày 6/7, theo nguồn tin riêng của PV, Cơ quan CSĐT Công an TP Cà Mau đang phối hợp với công an huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) điều tra làm rõ hành vi trộm cắp đối với Nguyễn Hoàng Anh (còn có tên là Hào Anh) - cậu bé từng bị hành hạ như thời trung cổ. Theo đó, vào ngày 16/5,...