“Vũ nữ chân dài” miền Tây níu chân khách phương xa
Nhái sinh sản nhiều ở miền Tây vào mùa mưa giúp nông dân có thêm thu nhập khi lột da làm khô bán và chế biến được nhiều món ngon đãi khách với tên gọi “ vũ nữ chân dài”.
Những ngày này miền Tây mưa nhiều, nhái lớn nhanh nhờ thức ăn phong phú ngoài đồng. Sau những ngày mưa, ban đêm nhái nhảy ra bờ đê, đường đất hoặc các ruộng lúa, giúp nông dân có được “mồi bén”.
Xã Vĩnh Trung của huyện Tịnh Biên (An Giang) có khoảng 40 gia đình chuyên sống bằng nghề “săn” nhái.
Mỗi đêm cả nhà bắt được khoảng 10 kg nhái ở khắp các cánh đồng mang về lột da rửa sạch ướp tiêu, ớt.
Chờ thấm gia vị, nhái được mang ra phơi.
Phơi 2 nắng, “vũ nữ chân dài” trở thành món khô đặc sản của vùng biên giới.
Video đang HOT
Khô nhái không chỉ bán cho du khách đến với An Giang mà còn bán sang Campuchia, Lào. Ảnh: Nguyễn Trọng
1kg khô nhái miền Tây có giá 300.000 đồng.
Gặp bạn bè, khô “vũ nữ chân dài” được nướng hoặc chiên giòn chấm nước mấm me ăn vừa giòn, vừa thơm và cay nồng khó quên. Ảnh: Ngọc Trinh
Ở Bạc Liêu, Cà Mau và Bạc Liêu, mặc dù nhiều đồng lúa trở thành ao nuôi tôm nhưng mùa này nhái rất nhiều. Anh Trịnh Văn Hiếu ở xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu cho biết đêm nào cũng bắt được 2-3 kg nhái trên bờ ao nuôi tôm để xào xả ớt hoặc xào hành hương ăn cơm.
Hành hương là đặc sản của quê biển Vĩnh Châu. Loại hành đặc biệt này có củ như kiệu, được người dân miền Tây ưa dùng, giá chỉ 25.000-30.000 đồng/kg. Hành hương không chỉ xào với nhái, thịt, tép mà còn nhúng lẩu ăn rất thơm, được dân miền Tây cho là “ông ăn bà khen”.
Ở Bạc Liêu, anh Nguyễn Phong Khê (xã Phước Long, huyện Phước Long) không có hành hương nên “vũ nữ chân dài” được nông dân này bầm vò viên nấu canh chua, kho tiêu. Đặc biệt, nhái nấu cà ri nước cốt dừa ăn với bún hoặc chan cơm ăn béo đến ngất ngây.
Không chỉ An Giang, nông dân miền Tây ở mọi nơi cũng có thể phát triển nghề làm khô nhái để giới thiệu cho khách phương xa món ăn đặc sản rẻ tiền từ ruộng đồng và có thể dự trữ trong nhà để lai rai cùng bạn bè.
Theo Việt Tường (Zing.vn)
'Ăn trộm' kiến trúc đối với Trung Quốc lại là 'tài năng'
Cách đây một tháng, Trung Quốc đã phải cho phá hủy bức tượng nhân sư nổi tiếng làm nhái của người Ai Cập. Sở dĩ có chuyện này là do Bộ di tích Ai Cập đã phàn nàn với tổ chức UNESCO về công trình "nhái" của Trung Quốc.
Còn đầy công trình ăn cắp khác ở Trung Quốc
Để lý giải cho chuyện dựng bức tượng nhái cao đến 80 mét và dài 30 mét làm bằng bê tông cốt thép, một quan chức phụ trách văn hóa ở thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà Bắc, cho hay bức tượng "nhái" chỉ là bối cảnh tạm thời để phục vụ việc quay phim (?). Nhưng liệu làm phim có cần dựng bức tượng bằng cốt thép cao to và kiên cố như thế không?
Sau đó, viên quan chức này còn nói xanh rờn: "Chúng tôi rất tôn trọng các di sản văn hóa thế giới và gửi lời xin lỗi về bất kỳ sự hiểu lầm nào". Nhưng nếu vì để tránh "sự hiểu lầm" như thế thì Trung Quốc cần phải phá hủy rất nhiều.
Theo AFP, tượng Nhân sư tại Hà Bắc là một trong số hàng loạt công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới bị sao chép tại Trung Quốc những năm gần đây, trong đó Núi Rushmore tại Mỹ, tháp Eiffel tại Paris, Pháp hay toàn bộ một ngôi làng di sản ở Áo. Cho đến giờ, những công trình nhái đó vẫn tồn tại trên đất Trung Quốc mà chưa thấy ai đả động đến đến việc phá bỏ hay "xin lỗi vì hiểu lầm".
Vì sao lại khoái làm nhái?
Để tìm hiểu về vấn đề này, CNN đã hỏi một chuyên gia về vấn đề này để tìm lời giải thích cho hành vi khoái bắt chước hay nói trắng ra là ăn trộm ý tưởng kiến trúc của người Trung Quốc. Bà Bianca Bosker, một nhà báo và tác giả của cuốn sách "Bản sao gốc: Kiến trúc bắt chước đương đại Trung Quốc tỏ ra rất "sợ" cách mà người Trung Quốc đi sao chép các công trình nổi tiếng thế giới.
Công viên đá Stonehenge kiểu Trung Quốc
Tháp Eiffel kiểu Trung Quốc
Việc xây dựng, làm nhái di tích nổi tiếng ở bắt đầu vào cuối năm 1990 và đầu những năm 2000, Bosker cho biết. Nó phục vụ cho nhu cầu của những kẻ trưởng giả học làm sang. Các dự án bất động sản sẽ đắt hàng hơn nếu kèm theo một hai công trình nhái bên cạnh như tháp Eiffel hay đấu trường La Mã. Tầng lớp mới giàu tại Trung Quốc thích những công trình như vậy để thể hiện "độ sang".
"Khác với phương Tây, sao chép không phải là điều cấm kỵ ở Trung Quốc", bà Bianca Bosker nói. "Ở châu Âu và Mỹ chỉ có những kẻ hoang tưởng mới sao chép kiểu như vậy và bị mọi người coi thường. Nếu bạn là một kẻ bắt chước, người phương Tây coi bạn là một tên trộm và chẳng ai thèm ở những dự án gần tháp Eiffel nhái hay bản sao thô thiển Kim tự Tháp. Nhưng ở Trung Quốc, nếu bạn là một kẻ bắt chước, bạn có thể được coi là một tài năng".
Vì tư tưởng tham lam
Ngoài chuyện phục vụ những kẻ trưởng giả học làm sang, Bianca Bosker cho rằng việc sao chép các công trình thể hiện tính tham lam, muốn xâm chiếm niềm tự hào của các quốc gia khác. "Nếu bạn quay trở lại 2000 năm trước, chúng ta có thể thấy các ông vua Trung Quốc đã tìm cách tái tạo lại kiến trúc của kẻ thù ngay trong các cung điện của họ".
Tôi nghĩ rằng trong nhiều cách họ (người Trung Quốc) đang chiếm đoạt văn hóa và những thành tựu văn hóa của phương Tây", bà Bianca Bosker cho biết. "Bạn nhìn vào các công trình mà Trung Quốc đã lựa chọn để sao chép như Nhà Trắng hay tháp Eiffel. Đó là hai biểu tượng của thành công phương Tây, quyền lực và thịnh vượng".
Người Trung Quốc không chỉ sao chép các công trình kiến trúc mà họ còn đang thèm muốn, ghen tỵ với biểu tượng thành công của phương Tây. Họ thể hiện sự thèm muốn này bằng cách mang các công trình biểu tượng về sân nhà mình.
Thời cuối nhà Hán, khi Tào Tháo chưa thể thống nhất được giang sơn nhà Hán thì ông cũng mang hết của ngon vật lạ các nơi về đài Đồng Tước nhìn cho đỡ thèm. Phải chăng các hậu bối Tào Tháo cũng có cách thể hiện sự thèm muốn giống như nhân vật gian hùng này.
Theo Một Thế Giới
Đội mũ bảo hiểm như thế nào để không bị xử phạt? MBH đạt yêu cầu phải có 3 yếu tố: hình thức bên ngoài (có vỏ mũ, lớp xốp giữa và quai đeo), có nhãn ghi MBH dành cho người đi mô tô xe máy và dấu hợp quy CR. Nếu MBH có đủ 3 yếu tố trên thì hợp cách, không bị xử phạt. Theo ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban chuyên...