Vụ ngộ độc sau ăn bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển công an nếu đủ dấu hiệu hình sự
Ông Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết vụ ngộ độc sau ăn bánh mì ở TP.Long Khánh (Đồng Nai) nếu đủ dấu hiệu hình sự phải chuyển công an điều tra, sai đâu xử đó mới đủ tính răn đe.
Chiều 3.5, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm làm trưởng đoàn, làm việc với UBND TP.Long Khánh, Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh liên quan vụ 473 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại cơ sở Băng (P.Xuân Bình, TP.Long Khánh).
Ông Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh LÊ LÂM
Ông Tăng Quốc Lập, Phó chủ tịch UBND TP.Long Khánh cho biết tính đến 12 giờ ngày 3.5, có tổng cộng 473 người bị ngộ độc bánh mì phải vào bệnh viện khám và điều trị.
Lãnh đạo TP.Long Khánh đã chỉ đạo Công an TP.Long Khánh truy vết nguồn gốc thực phẩm đã cung cấp cho cơ sở bánh mì Băng. “Riêng món thịt nguội da bao được lấy từ một cơ sở ở Long An. Sáng 3.5, UBND TP.Long Khánh chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với cơ quan chức năng Long An xác minh cơ sở này”, ông Lập cho hay.
Ông Tăng Quốc Lập, Phó chủ tịch UBND TP.Long Khánh báo cáo với đoàn công tác của Bộ Y tế. Ảnh LÊ LÂM
Xem nhanh 20h ngày 3.5: Thông tin bất ngờ về tiệm bánh mì vụ ngộ độc gần 500 người
Đại diện Công an TP.Long Khánh cho biết thêm, bước đầu xác định vụ ngộ độc có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo điều 317 bộ luật Hình sự: “Hiện chúng tôi đang phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai tiếp tục truy vết nguồn gốc thực phẩm, thu thập các mẫu để làm căn cứ giám định”.
Ông Nguyễn Hùng Long yêu cầu nếu vụ ngộ độc sau ăn bánh mì ở TP.Long Khánh đủ dấu hiệu hình sự thì chuyển sang công an điều tra, sai đâu xử đó mới đủ tính răn đe.
Đoàn công tác Bộ Y tế đến kiểm tra cơ sở bánh mì. Ảnh LÊ LÂM
Sau buổi làm việc, đoàn công tác của Bộ Y tế đến thăm hỏi các nạn nhân vụ bị ngộ độc bánh mì đang được điều trị.
Cùng ngày, đoàn công tác của Bộ Y tế đến cơ sở bánh mì Băng kiểm tra tình hình chế biến, sản xuất tại đây. Đồng thời lấy mẫu để tìm kiếm nguồn vi khuẩn gây ra vụ ngộ độc bánh mì.
Hơn 550 ca ngộ độc ở Đồng Nai: Hồi chuông cảnh báo an toàn vệ sinh thực phẩm
Việc hơn 550 người ở Đồng Nai nhập viện do ngộ độc bánh mì thịt đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt đối với thức ăn đường phố.
Thức ăn đường phố tiện rẻ nhưng... thiếu an toàn
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, đồ ăn thức uống hiện có mặt ở khắp các đường phố, ngõ hẻm. Từ vỉa hè, cổng trường học đến công viên, khu du lịch đều rất dễ dàng bắt gặp các quầy hàng rong, xe đẩy bán đồ ăn.
Rất nhiều món ăn chế biến sẵn như bánh tráng trộn, bánh mì, cơm cuộn, thịt nướng, chân gà, xúc xích, cá viên chiên... được các quầy hàng bày bán bắt mắt, thu hút thực khách.
Các xe bán hàng rong dọc đường Nguyễn Văn Trị (TP Biên Hòa, Đồng Nai). Ảnh: A.H.
Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi và giá cả bình dân, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thức ăn đường phố lại đang là mối lo ngại lớn.
Chị Kim Chi (ngụ phường Trảng Dài, TP Biên Hòa) cho biết, do bận rộn với công việc nên không thể tự chuẩn bị đồ ăn sáng tại nhà. Vì thế với chị, việc lựa chọn những món đồ ăn như bánh mì, bánh bao, bánh cuốn...mua và mang đi ăn sáng là giải pháp nhanh chóng và tiện lợi.
"Công nhân như tôi cũng đơn giản, cứ thấy tiện thì mua thôi. Ngày nào cũng cần ăn để còn tranh thủ đi làm nên có đồ ăn sẵn là tốt rồi, ít ai quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm... " - chị Chi phân trần.
Thức ăn đường phố được lựa chọn là sự tiện lợi. Ảnh: A.H.
Cũng là người thường xuyên mua bữa sáng và cả bữa xế cho hai con từ những quầy bán đồ ăn sẵn ngoài đường, chị Lê Thị Thảo (TP. Biên Hòa) cũng nói lý do vì "tiện lợi và các con cũng thấy ngon miệng".
"Buổi sáng lúc đưa con đến trường và buổi chiều lúc đón con về, tôi vẫn mua đồ ăn sẵn cho con ở mấy quán hoặc quầy bán ngay gần cổng. Bởi nếu ăn sáng ở nhà thì các con dễ bị muộn học. Còn buổi chiều, tôi mua cho con ăn để còn đi học thêm luôn chứ không vòng về nhà được. Tôi cũng có chút lo lắng vì nhiều khi thấy đường phố bụi bặm quá sẽ ảnh hưởng tới đồ ăn, nhưng cũng may con tôi chưa có lần nào gặp vấn đề gì" - chị Thảo giải thích lý do.
'Lỗ hổng' trong công tác quản lý an toàn thực phẩm
Tại TP Long Khánh, sau khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến hơn 550 người nhập viện, lực lượng chức năng vào cuộc mới phát hiện tiệm bánh mì B. (phường Xuân Bình, TP Long Khánh) vi phạm nhiều quy định về an toàn thực phẩm.
Tiệm bán bánh mì thịt phục vụ khoảng 1.000 ổ bánh mì thịt/ngày này không có giấy phép kinh doanh tại địa chỉ trên và không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tổng số lao động làm việc trực tiếp là 4 người nhưng không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, không có giấy khám sức khỏe.
Ông Tăng Quốc Lập - Phó Chủ tịch UBND TP Long Khánh - cho biết, sau vụ việc cơ quan chức năng sẽ kiên quyết đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, TP cũng chỉ đạo tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là các cơ sở nhỏ lẻ, hàng rong. Đây là một biện pháp thiết thực và cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Phía Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế Đồng Nai thông tin, các đoàn liên ngành vẫn kiểm tra một số điểm bán thức ăn đường phố có địa chỉ cố định. Tuy nhiên, các điểm bán không cố định, đặc biệt là các xe đẩy hay gánh hàng rong di động, luôn là một thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng.
Còn theo ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, vụ việc xảy ra với số lượng lớn người dân bị ảnh hưởng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về "lỗ hổng" trong công tác quản lý trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, Sở Y tế đang phối hợp các địa phương rà soát và nghiêm túc, chấn chỉnh các hàng quán không đảm bảo các điều kiện, yêu cầu.
Ca bệnh nhi bị ngộ độc rất nặng ở Đồng Nai đã được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Ảnh: Hoàng Anh
Dưới góc độ chuyên môn, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế Nguyễn Hùng Long cho rằng, đầu mùa hè thường là cao điểm xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân do chuyển mùa và thời tiết nắng nóng, nhất là năm nay khí hậu rất khắc nghiệt. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển trong thức ăn nên rất dễ gây ngộ độc.
Để hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố, người sản xuất thức ăn cần lưu ý đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến và bảo quản đúng cách. Trong trường hợp không bán ngay, thức ăn chế biến ra phải luôn được giữ ở nhiệt độ lạnh để đảm bảo an toàn.
"Người tiêu dùng phải lựa chọn cơ sở uy tín, đã được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Người dân cũng nên hạn chế mua tại các quầy bán hàng rong, bán ngoài đường phố vì đây là những địa điểm có nguy cơ cao xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là trong thời tiết mùa hè nắng nóng" - ông Long khuyến cáo.
Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 328 người nhập viện, nhiều bệnh nhân phải chuyển tuyến Đến cuối chiều nay đã có 328 trường hợp nôn ói, tiêu chảy, sốt... phải nhập viện thăm khám, điều trị vì ăn bánh mì B. Trong đó có 9 ca phải chuyển từ Long Khánh (Đồng Nai) lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Cuối chiều 2/5, liên quan đến vụ nôn ói, đau bụng sau khi ăn bánh mì B, ông...