Vụ “nâng điểm chấn động dư luận ở Hà Giang”: Đi tìm nguồn cơn
Sau 5 năm thai nghén với đề án 2 trong 1 (gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT vào kỳ thi xét tuyển đại học), ngày 26.2.2015, Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) đã ban hành quy chế kỳ thi quốc gia. Sau 4 năm triển khai, nhiều địa phương đã dấy lên nghi vấn “thi thật, điểm giả”. Và sự kiện chấn động dư luận “ nâng điểm thi tốt nghiệp THPT ở Hà Giang” chính là giọt nước tràn ly.
Mâu thuẫn trong mâu thuẫn
Cách đây 4 năm, trước sức ép dư luận khi chỉ trong một thời gian ngắn, học sinh phải trải qua 2 kỳ thi vô cùng căng thẳng là tốt nghiệp THPT và thi đại học, công sức, tiền của cả xã hội đổ vào hai kỳ thi này là vô cùng lớn, Bộ GDĐT quyết định triển khai đề án 2 trong 1 sau một thời gian thai nghén.
Nhiều trường THPT muốn có danh đã ép học sinh học “lòi bong bóng”, giỏi toàn diện để có kết quả kỳ thi tốt nghiệp cao, để được nằm trong danh sách tốp 200 các trường THPT có tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao.
Lãnh đạo tỉnh Hà Giang thông tin về vụ sai phạm điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang. Ảnh: CL/Tin Tức
Danh tiếng của trường sẽ hút lượng học sinh khi biết đánh vào tâm lý phụ huynh, là phải vào bằng được trường này, trường kia.
Điểm chuẩn được nâng lên cao ngất ngưởng, không đủ điểm phải chạy bằng tiền mới có chỗ ngồi trong những ngôi trường danh giá đó.
Rất nhiều trường tổ chức luyện thi rất sớm. Hết học kỳ 1 là chỉ tập trung học môn chính để thi tốt nghiệp. 6 môn thi, đủ cả ba khối A,B,C.
Lò luyện thi đại nhan nhản ở khắp nơi
Nhiều học sinh đã lựa chọn học lệch, chỉ nhăm nhăm vào ba môn thi đại học. Chính vậy mà có những thí sinh chỉ đủ điểm đỗ tốt nghiệp, nhưng điểm thi đại học rất cao. Ngược lại, có những thí sinh điểm thi tốt nghiệp cao, nhưng lại trượt đại học.
Video đang HOT
Và đã xảy ra những trường hợp thật đau lòng, có em đã tìm đến cái chết chỉ vì “học trường điểm, trường chuyên mà không đỗ đại học”.
Lãnh đạo Bộ GDĐT kiên quyết chống học lệch, với quan điểm là học sinh bậc phổ thông phải phát triển toàn diện. Bộ đã đánh giá cao kỳ thi tốt nghiệp THPT là “học gì thi nấy”. Và bộ đã lựa chọn trong đề án 2 trong 1 và chọn phương án kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quốc gia.
Bộ trưởng Bộ GDĐT khi ấy là ông Nguyễn Thiện Nhân đã nhận định rằng “còn thi đại học thì còn lò luyện thi”.
Dự thảo đề án 2 trong 1 được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi. Rất nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp là nên xét tốt nghiệp THPT và tổ chức kỳ thi đại học, cao đẳng. Đề án chính sửa ngót nghét hơn hai chục lần. Và đến năm 2014, Bộ GDĐT khẳng định là thời điểm đã chín muồi.
Với thử nghiệm là thi tốt nghiệp 4 môn, hai môn văn và toán là bắt buộc, còn hai môn tự chọn, sau khi tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học, Bộ GDĐT đã quyết định triển khai đề án 2 trong 1 bắt đầu từ năm 2015.
Gỡ chỗ này tắc chỗ kia
Ngay lúc đó, dư luận, đặc biệt là nhiều chuyên gia giáo dục và các nhà giáo giàu kinh nghiệm đã lên tiếng, nêu rõ những bất cập của đề án 2 trong 1 khi chọn kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quốc gia, còn lại chỉ xét tuyển đại học. Nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT Trần Xuân Nhĩ từng kiến nghị Bộ GDĐT nên trả việc tuyển sinh đại học về cho các trường.
Hoặc PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, năm 2017 cũng đã khẳng định: Hai kỳ thi có mục đích khác nhau, do đó rất khó gộp thành một. Kỳ thi THPT quốc gia chỉ để xác nhận học sinh tốt nghiệp phổ thông, nghĩa là đánh giá kiến thức đã học 12 năm đạt được ở mức nào.
“Trong khi đó, kỳ tuyển sinh đại học để chọn thí sinh phù hợp, thậm chí tốt nhất để học ở trình độ cao hơn. Nó có tính chất khác hẳn với học phổ thông vốn chủ yếu trang bị cho học sinh nền tảng kiến thức đủ rộng, có thể làm nhiều ngành nghề lao động tay chân hoặc trí óc ở nhiều trình độ khác nhau”, PGS Nghĩa phân tích.
Hiệu trưởng các trường đại học thực sự lo ngại cho chất lượng đầu vào nếu xét tuyển điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thế nhưng, Bộ GDĐT vẫn quyết phương án 2 trong 1.
Những tưởng là tổ chức kỳ thi tốt nghiệp thì học sinh ở vùng xa không phải dồn về đô thị lớn để thi cử. Thực tế là thi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh cũng vượt cả trăm cây số để thi theo cụm.
Nhiều trường đại học top trên vẫn tổ chức thi “nội bộ” nên xảy ra tình trạng là có tên trong trường đại học nhưng chưa thi tốt nghiệp.
Tỉ lệ tốt nghiệp năm đầu tiên của kỳ thi 2 trong 1 đạt trên 92%, con số này cao thật, nhưng các chuyên gia và giáo viên nhiều trường đại học vẫn chưa thực sự tin tưởng là chưa phản ánh đúng thực chất. Có những địa phương tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 98%.
GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội từng phát biểu: Mọi năm có đến 95-99% thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Trước đây đã nhiều ý kiến đặt vấn đề, một kỳ thi mà biết chắc có đến 99% đỗ tốt nghiệp, cần gì tổ chức thi.
Theo phân tích của ông Thi: Không phân loại được thí sinh thì rất khó cho khâu tuyển sinh hoặc tuyển sinh sai đối tượng.
Thực tế, việc tổ chức 2 trong 1 chỉ gỡ được áp lực là thí sinh không phải vất vả đổ dồn về các đô thị lớn để thi cử, nhưng đã bộc lộ được điểm yếu: Đó là chất lượng, là không có sự công bằng nếu xảy ra tiêu cực, điển hình như việc sửa điểm thi ở Hà Giang.
Nhiều thí sinh điểm kém nghiễm nhiên loại những học sinh điểm cao thực chất ở ngưỡng cửa vào đại học.
Năm 2017 là năm đầu tiên Bộ GDĐT tổ chức thi trắc nghiệm, việc xuất hiện hàng nghìn điểm 10 và điểm sàn nhiều trường đại học (lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia) lên rất cao. Dư luận cho rằng đề thi dễ, khó phân loại thí sinh và lắm rủi ro.
Thí sinh rơi vào tình trạng may rủi, không đánh giá được chất lượng học của các thí sinh.
Từ chỗ Bộ GDĐT đặt nhiều hy vọng ở đề án 2 trong 1, nhưng đến giờ thực tế đã làm bộc lộ những vấn đề bất ổn khi lựa chọn phương án này. Rõ ràng, câu chuyện ở Hà Giang không phải là cá biệt khi bắt đầu manh nha xuất hiện những dấu hiệu tương tự tại Sơn La, Lạng Sơn.
Và không ai có thể chắc hiệu ứng domino khi nào dừng lại một khi nó bắt đầu?
(Còn nữa)
Theo Danviet
Vì sao 2 thanh tra ủy quyền vắng mặt lúc Hà Giang quét bài thi?
Không biết do vô tình hay hữu ý, 2 thanh tra là cán bộ Trường Đại học Tân Trào được Bộ Giáo dục - Đào tạo ủy quyền lại vắng mặt vào thời điểm cụm thi THPT Quốc gia Hà Giang quét bài thi. Hiện có khá nhiều ý kiến đặt dấu hỏi: Vụ việc sửa điểm thi THPT xảy ra tại Hà Giang, khó có thể mình ông Vũ Trọng Lương thực hiện trót lọt mà phải có sự trợ giúp của nhiều ngườ
Tối 18.7, trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Bộ GDĐT cho biết: "Bộ đã nắm được thông tin trên và chắc chắn sẽ có hình thức xử lý. Hiện tại Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Trường ĐH Tân Trào kiểm tra, tìm hiểu lý do cụ thể vì sao hai cán bộ trên lại vắng mặt".
Bộ GDĐT phải trưng dụng cán bộ của các trường đại học, mỗi trường 2 cán bộ để làm nhiệm vụ do thiếu thanh tra từ Bộ.Được biết, trước đó, theo sự phân công của Thanh tra Bộ GD-ĐT, Hội đồng thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang đã được Trường đại học Tân Trào cử lên 2 cán bộ để thanh tra việc chấm thi với tư cách là Thanh tra ủy quyền của Bộ GDĐT.
Khi được hỏi về việc liệu có sự móc nối nào giữa hai thanh tra này với sai phạm điểm thi tại cụm thi Hà Giang, ông Trinh cho biết, thời điểm hiện tại chưa thể nói thêm điều gì, phải đợi kết luận chính thức của cơ quan điều tra
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT.
Trước khi về công tác tại Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, vị Phó trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng từng là giáo viên dạy Vật Lý tại trường THPT chuyên tỉnh Hà Giang.Trước đó, ông Vũ Trọng Lương (SN 1978, nguyên quán Thái Bình) - với vai trò là Thư ký Hội đồng thi THPT Quốc gia năm 2018 của Hội đồng thi tỉnh Hà Giang, đã có những tác động làm sai lệch kết quả của thí sinh gây rúng động dư luận. Ông Lương được đánh giá là một cán bộ có chuyên môn tốt.
Theo kết quả điều tra, ông Lương được phân công dùng máy tính quét bài thi trắc nghiệm hàng năm ở Hà Giang. Lợi dụng việc này, ngày 27.6, vị phó phòng đã lên mạng tải toàn bộ đáp án thi về máy tính và chuyển vào phần mềm.
Từ các tin nhắn gửi vào điện thoại cá nhân, ông Lương nhập số báo danh vào máy tính và sửa điểm. Ông Lương chỉ mất 6 giây để sửa điểm cho một thí sinh.
Cơ quan chức năng cho biết, ông Lương đã mở ổ khóa niêm phong, rút bài ở túi và sửa đáp án thi. Tổng cộng, ông Lương đã sửa hơn 330 bài thi trắc nghiệm của 114 thí sinh.
Theo Danviet
Đâu là "phi lý Hà Giang"? Vụ gian lận thi cử ở Hà Giang không chỉ là vi phạm rất nghiêm trọng quy chế thi, mà về nhiều mặt, hành vi này là đặc biệt nghiêm trọng. Những số liệu mà ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trong cuộc họp báo tại thành phố Hà Giang chiều ngày...