Vụ máy bay Malaysia: MH370 không rơi ở Ấn Độ Dương?
“Khả năng MH370 đã hạ cánh đâu đó là có thể xảy ra vì chúng tôi đã không tìm ra bất kỳ mảnh vỡ nào có liên quan đến MH370…”
Không rơi ở Ấn Độ Dương?
Thanh Niên trích nguồn từ nhật báo New Straits Times (Malaysia) cho hay, thành viên của Đội Điều tra Quốc tế (IIT) đang cân nhắc khả năng điều tra tìm kiếm chiếc máy bay MH370 lại từ đầu, xem xét lại các giả thuyết chẳng hạn như máy bay bị không tặc và đã hạ cánh ở nơi khác, chứ không phải rơi ở Ấn Độ Dương.
“Chúng tôi có lẽ phải sớm hội ý lại với nhau để tập trung vào khả năng này nếu cuộc tìm kiếm không đưa ra được kết quả khả quan nào trong vài ngày tới… Tuy nhiên, cũng trong thời điểm này, cuộc tìm kiếm tại Ấn Độ Dương vẫn phải được tiếp diễn”, nguồn tin từ IIT nói với nhật báo Malaysia.
“Khả năng MH370 đã hạ cánh đâu đó là có thể xảy ra vì chúng tôi đã không tìm ra bất kỳ mảnh vỡ nào có liên quan đến MH370. Tuy nhiên, khả năng một quốc gia nào đó giấu chiếc máy bay trong khi hơn 20 nước khác đang lùng tìm nó là điều vô lý”, theo nguồn tin của New Straits Times, nhật báo tiếng Anh lâu đời nhất Malaysia.
Nguồn tin của New Straits Times cũng thừa nhận rằng rất khó để xác định được rằng chiếc máy bay có rơi ở Ấn Độ Dương hay không, mặc dù các tính toán trước đó cho thấy hướng này.
Thành viên IIT còn nói thêm rằng IIT cùng với các chuyên gia thuộc Công ty quản lý vệ tinh Inmarsat (Anh) và Cơ quan Điều tra tai nạn hàng không Anh (AAIB) đã dựa vào dữ liệu từ vệ tinh liên lạc Inmarsat, nhưng dữ liệu này lại không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về chuyến bay, chẳng hạn như hướng bay, độ cao và tốc độ.
“Vệ tinh liên lạc chỉ dùng để liên lạc… tên của nó đã tự giải thích như vậy rồi. Lý do mà các điều tra viên phải dùng đến một thuật toán mới để tính toán vị trí cuối cùng của MH370 là bởi vì đã không có hệ thống định vị toàn cầu nào theo dõi chiếc máy bay này khi hệ thống truyền tin của nó bị ngắt 45 phút sau khi cất cánh”, nguồn tin cho hay.
IIT đang xem xét đến khả năng huy động thêm nguồn lực để hỗ trợ tìm kiếm tại Ấn Độ Dương, cũng như mở rộng thêm khu vực tìm kiếm vì các điều tra viên lo ngại rằng đội tìm kiếm quốc tế “đang tìm sai chỗ”.
Một thành viên đội tìm kiếm quốc tế nhìn xuống mặt biển Ấn Độ Dương để tìm máy bay MH370 mất tích – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
“Chúng tôi không thể tập trung quá lâu vào một chỗ vì đại dương rất rộng lớn, mặc dù đội tìm kiếm đang lần theo các manh mối đã được phát hiện và phân tích”, nguồn tin nói.
Tính đến ngày hôm nay (23/4) đã bước sang ngày thứ 47 của chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay MH370 nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào được cho là chính xác về vị trí máy bay rơi.
Trước đó, trong cuộc họp báo khẩn tại Kuala Lumpur tối 24/3 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết dựa trên các phân tích mới từ dữ liệu vệ tinh, các điều tra viên đã kết luận rằng chiếc MH370 đã bay dọc theo hành lang phía nam và vị trí cuối cùng là ở giữa Ấn Độ Dương về phía tây thành phố Perth (Úc).
“Tối nay (24/3) tôi đã gặp gỡ đại diện của Cục Điều tra Tai nạn Hàng không Anh (AAIB). Họ thông báo cho tôi biết rằng Inmarsat, công ty Anh, đã cung cấp dữ liệu vệ tinh về hành lang phía nam và phía bắc, đã tiến hành những tính toán kỹ hơn đối với lượng dữ liệu này”, thủ tướng Malaysia mở đầu bài phát biểu, theo tờ Telegraph (Anh).
“Bằng việc sử dụng một phương pháp phân tích chưa bao giờ được dùng cho điều tra vụ việc dạng này, họ đã phát hiện thêm thông tin về đường bay của chuyến bay MH370″, ông Razak nói.
Thủ tướng Malaysia tiếp: “Dựa theo dữ liệu mới của họ, Inmarsat và AAIB đã kết luận rằng MH370 đã bay dọc theo hành lang phía nam và vị trí cuối cùng của nó là ở giữa Ấn Độ Dương, phía tây thành phố Perth (Úc)”.
“Đây là một nơi hẻo lánh, tách xa khỏi bất kỳ địa điểm hạ cánh nào. Vì thế, tôi rất tiếc và đau lòng khi phải thông báo với các bạn rằng, theo như dữ liệu mới, chuyến bay MH370 đã kết thúc ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương”.
Bluefin-21 hoàn thành việc quét 80% diện tích tìm kiếm MH370
Trong một diễn biến mới nhất về việc tìm kiếm tung tích MH370, ngày 23/4, tờ New Strait Times của Malaysia dẫn nguồn tin từ Trung tâm điều phối chung (JACC) của chiến dịch tìm kiếm MH370 cho biết, trong ngày 23/4 đã có 10 máy bay quân sự và 12 tàu tham gia tìm kiếm.
Cơ quan An toàn Hàng hải Australia lên kế hoạch tìm kiếm trực quan trên một diện tích khoảng 37.948 km2. Trọng tâm của khu vực tìm kiếm nằm ở khoảng 855 km về phía Tây Bắc của Perth, Australia.
Thiết bị tự hành dưới nước (AUV) Bluefin-21 đã hoàn thành nhiệm vụ tìm kiếm dưới nước trong lần hạ thủy thứ 10.
Thiết bị tự hành dưới nước Bluefin-21 của hải quân Mỹ chuẩn bị được đưa xuống nước tìm kiếm máy bay mất tích
Bluefin-21 đã hoàn thành việc quét, chụp ảnh 80% khu vực trọng tâm tìm kiếm dưới nước. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ manh mối nào được phát hiện cho thấy có liên quan đến MH370.
Được biết, thời tiết khu vực tìm kiếm trong ngày 23/4 bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, trần mây thấp, sóng cao tới 2,5 m và tầm nhìn khoảng 1 km. Với thời tiết như hiện nay sẽ gây khó khăn cho việc tìm kiếm bằng máy bay.
Tờ The Star của Malaysia dẫn lời ông Azharuddin Abdul Rahman, Tổng Giám đốc Cục Hàng không Dân dụng Malaysia cho biết, chiến dịch tìm kiếm vẫn tiếp tục triển khai với đầy đủ các lực lượng và không có kế hoạch dừng tìm kiếm. Ông Rahman cho biết: “Chúng tôi sẽ không từ bỏ nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay hay hộp đen của nó”.
Theo Báo Đất Việt
MH370: Bắt được tín hiệu tại vị trí cuối cùng của máy bay
Các tàu và máy bay tham gia tìm kiếm máy bay mất tích MH370 đến hôm nay (8/4) đã tập trung tại khu vực máy bay phát tín hiệu không rõ nguyên nhân, gần như trùng với vị trí cuối cùng của máy bay được xác định trước đó.
MH370 đã phát tín hiệu liên lạc lên vệ tinh nửa chừng thì tắt lịm vào đúng thời khắc nó hết nhiên liệu và lao xuống biển. Các nhà điều tra gọi tín hiệu nửa chừng này của MH370 là "Nửa cái bắt tay" cuối cùng. Một "cái bắt tay" hoàn chỉnh là khi máy bay có tín hiệu đáp trả "tín hiệu kiểm soát" do trạm mặt đất gửi tới qua vệ tinh. Thông tin truyền tải trong "cái bắt tay" rất hạn chế nhưng nó bao gồm một đoạn mã đặc biệt để nhận dạng máy bay.
Theo nguồn tin của tờ Telegraph, vị trí liên lạc cuối cùng này gần như trùng với khu vực mà các quan chức khẳng định đã tiến "rất gần" việc tìm thấy máy bay, sau khi thu được những tín hiệu dưới nước kéo dài suốt hơn 2 giờ.
Bước đột phá trong quá trình tìm kiếm đã giúp các nhà phân tích có thêm những mảnh ghép để hoàn tất chuỗi sự việc diễn ra trong khoảnh khắc cuối cùng của máy bay, vốn được cho là đã cạn nhiên liệu, sau đó với chút năng lượng cuối cùng còn lại đã phát đi một tín hiệu không hoàn chỉnh lên vệ tinh trước khi lao xuống nước.
Anggus Houston, người điều phối cuộc điều tra tìm kiếm đa quốc gia thuộc không quân Australia cho biết, trong bối cảnh đó, có thể máy bay đã lượn trên không, và bị lật ngửa, thay vì lao cắm đầu xuống nước.
MH370 đã phát tín hiệu liên lạc lên vệ tinh nửa chừng thì tắt lịm vào đúng thời khắc nó hết nhiên liệu và lao xuống biển
Những tín hiệu đầu tiên được ghi nhận hôm thứ Bảy vừa qua, và kéo dài 2 giờ 20 phút. Tàu Ocean Shield của Úc sau đó mất liên lạc với những tín hiệu "ping" này, nhưng đã quay đầu lại, và lại thu được tín hiệu trong vòng 13 phút nữa. Sau đó, tàu lại mất tín hiệu và cho tới đêm qua (7/4) tiếp tục tìm cách tái định vị tín hiệu này.
Theo ông Houston, những tín hiệu thu được trong đợt sau có hai âm thanh riêng biệt, và điều này là phù hợp với quá trình phát sóng từ hai thiết bị phát tín hiệu ping khác nhau, một gắn trên hộp đen máy bay và một gắn trên bộ ghi âm buồng lái.
Ông Chris McLaughlin, đến từ công ty vệ tinh Inmarsat của Anh, đơn vị đã giúp xác định lộ trình của máy bay mất tích thông qua phân tích tín hiệu vệ tinh, cho biết, vị trí thu được các tín hiệu mới có vẻ trùng với nơi máy bay đã phát tín hiệu bí ẩn cuối cùng, lúc 00 giờ 19 phút GMT - 8 phút sau khi nó phát đi tín hiệu định kỳ mỗi giờ."Từ khi bắt đầu cuộc tìm kiếm đến nay, đây có lẽ là thông tin tốt nhất chúng tôi có được. Chúng tôi cảm thấy rất được khích lệ khi đang ở rất gần đích đến. Tôi muốn có thêm những bằng chứng xác đáng trước khi có thể nói "đây chính là hộp đen", ông Houston nói.
Sau khi Inmarsat phát hiện có tín hiệu dang dở từ máy bay cách đây 2 tuần, cơ quan này đã phỏng đoán vị trí cuối cùng của máy bay nằm xa hơn rất nhiều về phía Bắc so với vị trí tìm kiếm ban đầu.
So sánh chuỗi sự việc với hiện tượng một chiếc ô tô đang chạy thì hết xăng, ông McLaughlin khẳng định: "Tín hiệu phát đi nửa chừng sẽ là khi máy bay cạn nhiên liệu và lịm đi trong chốc lát, do đó hệ thống ngắt khỏi mạng lưới nhưng nhanh chóng khởi động trở lại và liên lạc với mạng lưới. Máy bay đã cố liên lạc lần cuối cùng trước khi ngừng hoàn toàn - và đó là những gì xảy ra".
Theo cựu phi công Stephen Buzdygan của hãng hàng không Anh British Airways, người từng có kinh nghiệm điều khiển Boeing 777, có khả năng máy bay đã lướt trên mặt nước, và có thể bị lật vòng bởi các động cơ bị dừng một cách bất đối xứng.
"Khi không còn nhiên liệu, giả dụ rằng tổ lái không còn tỉnh táo và không có ai điều khiển máy bay, nó sẽ lướt đi. Các động cơ có những nguồn cung cấp nhiên liệu riêng, nên có khả năng nó sẽ không khớp với thăng bằng của cánh. Khi chế độ lái tự động không còn hoạt động để điều chỉnh, máy bay sẽ từ từ lật ngửa và đáp xuống ở một góc xiên và hai cánh sẽ bị gãy rời", ông Buzdygan nói.
Theo CNN, việc tìm kiếm các "ping" từ thiết bị ghi dữ liệu đang là bước đi chính trong quá trình điều tra, giúp thu hẹp khu vực nghi ngờ. Các nhà chức trách cho biết khu vực tìm kiếm MH370 hôm nay đã giảm xuống và hiện tập trung vào khu vực nhỏ hơn, rộng khoảng 77.580 km vuông, cách thành phố Perth 2.270 km về phía Tây Bắc.
Theo Người đưa tin
Australia: Phát hiện vật thể trôi dạt nghi là của MH370 Hôm nay (23/4), các quan chức Australia cho hiết đội tìm kiếm phát hiện một vật thể trôi dạt vào bờ biển Tây Úc có thể liên quan tới chiếc MH370 mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines. Trung tâm điều phối Australia cho biết cảnh sát đã tìm thấy một "vật thể đáng quan tâm" trên bãi biển gần thị trấn...