Vụ ‘lương khủng’ theo đúng quy định chỉ 40 triệu/tháng
“Theo quy định hiện hành, mức lương cao nhất mà lãnh đạo doanh nghiệp công ích nhận được cao lắm cũng chỉ khoảng 40 triệu đồng/tháng, chứ không thể cao hơn…”.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết khi chia sẻ về việc các lãnh đạo doanh nghiệp công ích ở TP.HCM nhận “ lương khủng”.
- Thưa ông, trước thông tin lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích tại TP.HCM nhận mức “lương khủng” khiến dư luận choáng váng, Bộ LĐTB&XH đã vào cuộc như thế nào?
- Trước thực tế lãnh đạo của 4 doanh nghiệp công ích tại TP.HCM được trả lương quá cao như báo chí nêu, Bộ đã có công văn gửi TP.HCM đề nghị kiểm tra tất cả các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, xem xét việc trả lương như thế nào.
Công nhân công ty thoát nước ở TP.HCM.
Đối với những doanh nghiệp đã kiểm tra và để xảy ra tình trạng trả lương quá cao thì thành phố phải phân tích rõ cái gì đúng, cái gì sai và phát hiện sai thì phải xử lý nghiêm.
TP.HCM cũng đã thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét mức độ kỷ luật đối với người đứng đầu các doanh nghiệp này.
- Vậy trước những sai phạm trong việc chi trả lương của 4 doanh nghiệp công ích đó, theo ông, TP.HCM cần phải làm gì?
- Trước mắt, TP.HCM cần phải xác định thu hồi những khoản chi vượt quản lý. Đây là việc cần làm ngay.
Video đang HOT
- Đồng thời, phải xem xét rõ các doanh nghiệp này trả lương cao là do đâu? Do cơ chế phân phối sản phẩm công ích của doanh nghiệp hay do công thức tính lương không phù hợp?
- Bộ LĐTB&XH cũng đã cử cán bộ tiền lương vào cùng phối hợp với TP.HCM để tìm hiểu do đâu mà các doanh nghiệp này lại trả lương cao như vậy.
- Quy định của nhà nước về tiền lương của lãnh đạo các doanh nghiệp công ích được xác định như thế nào? Và nếu theo đúng quy định hiện hành, mức lương của lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích nhận được cao nhất là bao nhiêu?
- Theo quy định, Nhà nước đưa ra khung, nếu &’ông’ làm hiệu quả thì &’ông’ được xác định mức lương cao gấp 3 lần lương tối thiểu chung của doanh nghiệp. Chính sách nhà nước là lương viên chức quản lý tách riêng thành quỹ lương riêng. Và quỹ lương gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp công ích không vì mục tiêu lợi nhuận thì phải hoàn thành được nhiệm vụ công ích mà nhà nước giao. Về mức lương cao nhất mà lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích này được nhận năm 2011 – 2012, theo quy định cao lắm cũng chỉ khoảng 40 triệu đồng/tháng chứ không thể cao hơn.
Do vậy, cần phải xem xét các doanh nghiệp này lấy từ đâu để trả mức lương cao rất nhiều so với mức này.
- Xung quanh việc các doanh nghiệp công ích nhận mức lương quá cao, có ý kiến cho rằng người dân đang phải trả phí dịch vụ cao?
- Tôi cho rằng, dần dần phí dịch vụ cần phải công khai và cũng chỉ chấp nhận những chi phí hợp lý. Nếu để người dân gánh chịu những chi phí không hợp lý bằng việc tăng giá dịch vụ là không được. Tóm lại, phải xem xét, rà soát lại các khoản chi phí thật hợp lý để giá dịch vụ phù hợp nhất.
- Có ý kiến cho rằng, hiện nay, mức lương của doanh nghiệp nhà nước đối với các chức vụ quản lý thường tỷ lệ nghịch với hiệu quả của doanh nghiệp. Ông đánh giá thế nào?
- Bản thân các quy định của nhà nước hiện nay là lương của viên chức quản lý phải gắn với hiệu quả. Hiệu quả ở đây đối với doanh nghiệp kinh doanh là lợi nhuận, đối với doanh nghiệp công ích là khối lượng công ích. Chính sách lương phải dựa vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Dựa vào kết quả thanh tra của TP.HCM, Bộ LĐTB&XH cũng đã báo cáo và đề nghị Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và UBND các tỉnh, Thành phố phải kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách về lao động tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước đang sở hữu vốn (kể cả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh). Từ đó, Bộ sẽ tổng hợp tình hình và báo cáo Thủ tướng.
Mục đích việc này là để xác định rõ mức thu nhập có gắn với hiệu quả không? Nếu gắn với hiệu quả thì mức thu nhập đến bao nhiêu là phù hợp.
Xung quanh việc 4 doanh nghiệp công ích tại TP.HCM nhận thiếu sót khi ký hợp đồng dịch vụ với lao động thường xuyên, chi trả vượt tiền lương cho cấp quản lý, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết: Ký hợp động lao động thì phải phân rõ, nếu lao động làm việc thường xuyên cho doanh nghiệp mà ký hợp đồng ngắn hạn là sai quy định. Bây giờ phải sửa chữa, khắc phục bằng việc doanh nghiệp phải quay lại ký hợp đồng với người lao động. Phải so sánh lao động thường xuyên dài hạn với lao động ngắn hạn, nếu có chênh lệch thì 4 doanh nghiệp này phải bù vào, trả lại quyền lợi cho người lao động.
Theo Vietnamnet
Lương "sếp" công ích Hà Nội bao nhiêu?
"Nếu nỗ lực làm việc hết sức, kể cả làm thêm ngày đêm... lương tối đa lãnh đạo doanh nghiệp công ích Hà Nội được 36 triệu đồng/tháng".
Những ngày qua, dư luận xôn xao lương khủng của "sếp" doanh nghiệp công ích tại TP Hồ Chí Minh lên tới hơn 2 tỷ đồng/năm. Ví dụ như lương của Giám đốc Công ty TNHH một thành viên thoát nước đô thị là 2,6 tỉ đồng/năm (hơn 200 triệu đồng/tháng); Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng có mức lương 2,2 tỷ đồng/năm, lương Chủ tịch hội đồng thành viên của công ty này là 2,4 tỷ đồng, Phó Giám đốc 1,9 tỷ đồng...
Bên lề cuộc họp giao ban báo chí chiều 3/9 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Phan Đăng Long - Phó trưởng Ban Tuyên giáo cho biết, sau khi có thông tin các lãnh đạo doanh nghiệp công ích TP Hồ Chí Minh nhận lương "khủng", Hà Nội cũng kiểm tra các doanh nghiệp Nhà nước tại địa bàn.
Ông Long cho biết, do mới bắt đầu triển khai nên ông chưa thể cung cấp kết quả kiểm tra thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, ông được biết, kết quả sơ bộ ban đầu, chưa phát hiện có sai phạm gì lớn.
"Các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Hà Nội có cơ chế quản lý và giám sát chặt chẽ nên khả năng sai phạm nhận lương cao rất khó xảy ra", ông Long nói.
Ông Phan Đăng Long - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Trước đó, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2013, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cho biết, sau khi báo chí lên tiếng, Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực này đã có văn bản yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ tiền lương ở các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý, ai sai phải xử lý.
Chiều 3/9, PV tìm đến một doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội. Vị lãnh đạo công ty (giấu tên) đã từ chối đưa ra mức lương cụ thể. Nhưng theo vị này, một lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước như ông nếu nỗ lực làm việc hết sức, kể cả làm thêm ngày đêm... lương tối đa được 36 triệu đồng/tháng (432 triệu đồng/năm).
Tuy nhiên, theo ông, ngay cả khi được lĩnh 36 triệu đồng/tháng cũng không thể được nhận hết bởi còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân (theo quy định, thu nhập trên 9 triệu đồng phải nộp thuế).
Vị này cũng cho biết, khi xây dựng quỹ lương cán bộ nhân viên của doanh nghiệp của ông phải được Sở LĐ & TBXH Hà Nội duyệt, sau đó đã báo cáo lên UBND Thành Phố.
"Nếu doanh nghiệp làm thêm, có thu nhập thêm nhưng lương vẫn phải theo quy định, không được phép vượt mức trần. Số thu nhập thêm còn lại đưa vào quỹ đầu tư phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi khen thưởng...".
Lương trung bình nhân viên trong công ty ông chưa đến 5 triệu đồng/người/tháng.
Vị này cũng cho biết, ngay cả những doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ công ích ở phía Bắc cũng khó đạt được mức lương 2, 6 tỷ/năm.
Khi được hỏi có bình luận gì về mức lương "khủng" của sếp doanh nghiệp công ích tại TP Hồ Chí Minh, vị này từ chối bởi cần phải có kết luận chính thức về cách tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đó như thế nào? nguồn từ đâu?...
Theo Dương Tùng (Khampha.vn)
Thêm 8 DN công ích rút lương NLĐ trả cho sếp 8 DN này dùng quỹ tiền lương chung của người lao động để trích ra khen thưởng, chung chi cho giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng. Ngày 31/8, báo cáo với UBND TP Hồ Chí Minh về tình trạng các DN chi lương "khủng" cho lãnh đạo, ông Huỳnh Thanh Khiết-phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội...