Vũ khí Ukraine khét tiếng từng khiến máy bay Nga trả giá đắt giờ hết thời
Từng là khắc tinh với chiến đấu cơ Nga trong giai đoạn đầu xung đột nhưng các loại tên lửa vác vai như Stinger của Ukraine giờ đây đã trở nên vô dụng và gần như bất lực.
Máy bay tiêm kích bom đa năng Su-34 Nga bị Ukraine bắ.n hạ (Ảnh: Military Watch).
Nga khắc phục thành công điểm yếu chế.t người
Khi cuộc chiến tiếp tục kéo dài, mối đ.e dọ.a từ bom lượn có điều khiển của Nga, đã trở thành thách thức lớn đối với quân đội Ukraine (AFU) ở tiề.n tuyến và những diễn biến gần đây cho thấy hệ thống phòng không hiện tại của họ ngày càng kém hiệu quả trước những loại vũ khí tiên tiến này.
Kể từ tháng 3/2023, quân đội Nga (RFAF) đã thử nghiệm và cải tiến bom có điều khiển với mô-đun cánh lượn hiệu chỉnh quy hoạch phổ quát (UMPK), nâng tầm bay của chúng lên con số ấn tượng là 80km, thậm chí theo một số chuyên gia, tầm bay của chúng còn có thể xa hơn.
Việc cải tiến những quả bom này đã giúp máy bay chiến thuật Nga có thể thả bom từ không phận của mình, cách biên giới gần 40km, tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ đối phương, tạo ra những lỗ hổng mới của hệ thống phòng thủ Ukraine.
“Những quả bom cỡ lớn, rẻ tiề.n từ thời Liên Xô, đã được Nga hiện đại hóa và trở thành một trong những vũ khí hiệu quả nhất giữa cuộc chiến tổng lực giữa Nga và Ukraine hiện nay”, hãng tin ABC News viết.
Bom lượn có điều khiển của Nga hiện gồm hai loại:
Vốn không điều khiển và được thả rơi tự do, khi được trang bị UMPK, những quả bom hạng nặng trong kho dự trữ từ thời Liên Xô đã có một sức sống mới, dễ dàng lướt đi với quãng đường từ 50-70km ở tốc độ cao để tiếp cận mục tiêu, cho phép máy bay hoạt động ngoài vùng hỏa lực phòng không dã chiến của Ukraine.
Điều quan trọng là “đồ chơi mới” lại rẻ hơn rất nhiều vì giá một mô-đun UMPK chỉ khoảng 20.000 USD.
Khi cuộc xung đột bắt đầu, do thiếu bom có điều khiển từ xa nên máy bay Nga phải thả bom thông thường ở độ cao thấp, gần như ngay trên đầu quân Ukraine nên dẫn đến tổn thất về máy bay, vì các đơn vị Ukraine được trang bị nhiều tên lửa phòng không vác vai (MANPADS).
Mọi thứ bắt đầu thay đổi theo chiều hướng tốt hơn khi xuất hiện mô-đun UMPK, biến bom thường thành bom có điều khiển, giống như loại JDAM-ER của Mỹ. Nhờ đột phá này, không quân chiến thuật Nga đã “hồi sinh” khi có thể thả bom cách mục tiêu từ cự ly 50-70km với độ chính xác cao.
Đầu tiên, Nga lắp mô-đun UMPK cho loại bom thường FAB-250, sau đó là FAB-500, rồi đến FAB-1500. Con “quái vật” khủng khiếp nhất trong bộ sưu tập của tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga hiện nay là FAB-3000. Ngoài bom phá, thì bom chùm và bom nhiệt áp cũng được trang bị mô-đun này.
Phương tiện chủ lực của không quân Nga hiện nay là tiêm kích đa năng Su-34, tuy nhiên máy bay né.m bo.m Su-24M cũng được nâng cấp để thả những quả bom mới này.
Dây chuyền sản xuất bom FAB-3000 và FAB-1500 của Nga (Ảnh: MOD).
Bom lượn D-30
D-30 (hay UMPB) là vũ khí tấ.n côn.g chính xác kết hợp giữa công nghệ dẫn đường quán tính và cánh lượn, được Nga phát triển vào đầu thập niên 2000. Hiện nó vẫn là một phần quan trọng trong kho vũ khí của không quân Nga.
Vũ khí mới này có trọng lượng 500kg và dài khoảng 3 mét, là loại bom cỡ nhỏ, được phóng từ máy bay chiến đấu ở độ cao khoảng 10km. Đặc điểm chính của nó là không có động cơ chuyên dụng để đẩy, mà dựa vào lực lướt khí động học theo “nguyên lý phóng lao” của đôi cánh để tiếp cận mục tiêu.
Chúng sử dụng dẫn đường quán tính để điều chỉnh quỹ đạo giữa hành trình và hệ thống hiệu chỉnh dẫn đường vệ tinh để tăng độ chính xác với tầm bay từ 40-80km, có thể đạt tốc độ lên tới 1.000km/h và mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm đầu đạn nổ mạnh và đầu đạn xuyên phá để phá hủy các mục tiêu được bảo vệ chặt chẽ như căn cứ quân sự, trung tâm vận tải và thậm chí cả máy bay trên mặt đất.
Video đang HOT
Về bản chất, cả hai loại bom hoạt động theo nguyên lý như nhau. Điểm khác nhau là D-30 được sản xuất “tất cả trong 1″ ngay từ nhà máy, có thiết kế khí động học cho việc thả từ xa, nên có tầm bay xa hơn.
Hiện tại, chúng vẫn là một trong những vũ khí tấ.n côn.g chính xác, được sử dụng rộng rãi trong không quân chiến thuật Nga. Chúng chứng minh rằng, vũ khí cũ vẫn có thể có hiệu quả cao trong chiến tranh hiện đại.
Mặc dù những quả bom này không được phương Tây, phân loại là “vũ khí thông minh”, nhưng độ chính xác của chúng rất ấn tượng, với khả năng lệch không quá 20m so với hồng tâm.
Phát Video
Máy bay chiến đấu Su-34 Nga né.m bo.m mục tiêu Ukraine (Video: BQP Nga).
Tên lửa Stinger của Ukraine vô dụng
Một trong những vấn đề quan trọng mà Ukraine phải đối mặt là các loại bom mới và nâng cấp của Nga đều không có dấu hiệu tỏa nhiệt để những tên lửa phòng không vác vai của Ukraine có thể khóa mục tiêu.
Vấn đề này hạn chế nghiêm trọng hiệu quả phòng không của Ukraine, vì loại MANPADS như Stinger của Mỹ, được thiết kế dẫn đường bằng tín hiệu nhiệt, không có tín hiệu này thì MANPADS gần như vô dụng, chẳng thể đán.h chặn chúng.
Bên cạnh đó, những chiến đấu cơ Nga như Su-34 hay Su-24M khi thả bom đều bay ở độ cao lớn, cách xa mục tiêu nên các hệ thống phòng không dã chiến của Ukraine cũng đành bất lực.
Để chống lại vũ khí này, AFU buộc phải thích nghi bằng cách kết hợp hỏa lực giữa pháo phòng không và chiến thuật tác chiến điện tử (EW), để phá vỡ hoặc chuyển hướng bom lượn đang bay.
Những biện pháp đối phó này chỉ đạt được thành công hạn chế, nhưng quy mô lớn của cuộc né.m bo.m của Nga ở một số khu vực – đặc biệt là xung quanh các thành phố pháo đài ở tiề.n tuyến, như Avdiivka, Pokrovsk hay Kurakhove – đã khiến AFU bị áp đảo.
Ngoài ra, Vladimir Bezruk, người đứng đầu lực lượng công binh Ukraine tại khu vực Kharkov, đã chỉ ra thiệt hại từ cả D-30 và bom FAB-250/500 cũ là tương đương nhau vì cùng sử dụng một loại đầu đạn.
Lợi thế đáng kể của bom có điều khiển nằm ở tầm xa và độ chính xác, khiến AFU khó phòng thủ hơn nhiều. Rõ ràng, xu hướng Nga sử dụng ồ ạt vũ khí mới đã buộc Ukraine phải đán.h giá lại các chiến lược phòng không của mình.
Việc quân đội Ukraine dựa vào MANPADS để phòng thủ chống lại các mối đ.e dọ.a bay thấp như bom lượn, đã bộc lộ một lỗ hổng nghiêm trọng trong khả năng phòng thủ của họ.
Để đáp trả, lực lượng Kiev được cho là đã tăng cường nỗ lực nhắm vào các kho tên lửa, đạn dược và đường tiếp tế cũng như những sân bay nằm sâu bên trong nước Nga để hạn chế phi vụ né.m bo.m của đối phương.
Tuy nhiên sự phát triển liên tục về chiến thuật và công nghệ vũ khí của Nga, đang buộc Ukraine tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang mà Kiev đang có dấu hiệu đuối sức.
Trong khi bom lượn là một phần quan trọng trong kho vũ khí của Nga thì AFU ngày càng dựa vào các phương pháp phòng thủ phi truyền thống, nhằm cố gắng hạn chế sức mạnh của đối phương.
Câu hỏi đặt ra là liệu Ukraine có thể phát triển được biện pháp đối phó hiệu quả, khi thiệt hại của họ về bom lượn, đã trở thành nỗi đ.e dọ.a nghiêm trọng trên chiến trường?
Ukraine "chuyển lửa" qua biên giới, dồn dập tấ.n côn.g sâu lãnh thổ Nga
Khi quân đội Nga tiếp tục nắm giữ lợi thế trên bộ, Ukraine đã tìm cách cân bằng sức mạnh trên không để gây sức ép với Moscow.
Một đơn vị thuộc cơ quan tình báo quân sự Ukraine đã phóng máy bay không người lái vào một kho tên lửa hồi tháng 11/2024 (Ảnh: Olga Ivashchenko/Kyiv Independent).
Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã đặt cược vào máy bay không người lái (UAV), tấ.n côn.g hàng trăm mục tiêu sâu hàng nghìn km bên trong lãnh thổ Nga.
Các cuộc tấ.n côn.g của Ukraine đã nhắm vào hàng chục nhà máy lọc dầu hỗ trợ cho chiến dịch quân sự của Nga, các kho vũ khí, nhà máy sản xuất vũ khí cũng như các sân bay quân sự có sự hiện diện của lực lượng không quân Moscow.
Các cuộc tấ.n côn.g vào sâu trong lãnh thổ Nga không ngăn chặn được xung đột, nhưng được cho là đã làm chậm bước tiến của Moscow, cản trở hoạt động hậu cần và đẩy các kho vũ khí xa hơn biên giới phía đông Ukraine.
"Theo những gì chúng tôi biết - điều này không còn là bí mật nữa - về mặt lý thuyết, máy bay không người lái tầm xa của Ukraine có thể hoạt động ở phạm vi lên tới 2.000km", người phát ngôn tình báo quân sự Ukraine (HUR) Andrii Yusov cho biết vào cuối tháng 12.
Số lượng hơn chất lượng
Đối với Ukraine, năm 2024 là một năm đột phá trong việc triển khai máy bay không người lái tầm xa.
Vào cuối tháng 9/2024, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết lực lượng Kiev đã phá hủy hoặc làm hư hại hơn 200 cơ sở quân sự ở Nga bằng công nghệ "máy bay không người lái bầy đàn". Cả Ukraine và Nga đều sử dụng công nghệ này, bao gồm việc phóng hàng chục, đôi khi là hàng trăm máy bay không người lái cùng một lúc, để chế ngự hệ thống phòng không của đối phương, thường là theo từng đợt.
Các hệ thống phòng không của Nga, chủ yếu được thiết kế để chống lại các mục tiêu lớn như tên lửa hoặc máy bay, không phải lúc nào cũng nhận dạng được máy bay không người lái. Trong khi đó, Ukraine, sản xuất máy bay không người lái tầm xa từ đầu, đã chế tạo hàng nghìn máy bay trong vòng một năm.
Theo các báo cáo của Nga, cuộc tấ.n côn.g bằng máy bay không người lái lớn nhất của Ukraine vào lãnh thổ Nga diễn ra vào ngày 1/9. Chính quyền Nga tuyên bố đã bắ.n hạ 158 máy bay không người lái trên 16 khu vực, bao gồm cả Moscow. Cuộc tấ.n côn.g đã gây ra hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu của Gazpromneft ở quận Kapotnya của Moscow, sau đó nhà máy chỉ còn hoạt động một nửa công suất, theo hãng tin Reuters.
Các nhà máy điện ở Moscow và Tver cũng bị nhắm mục tiêu và một mạng lưới phân phối khí đốt ở Konakovo của Tver Oblast đã bị hư hại.
Cuộc tấ.n côn.g lớn thứ hai được ghi nhận diễn ra vào ngày 10/9, khi các quan chức Nga tuyên bố hệ thống phòng không Nga đã bắ.n hạ 144 máy bay không người lái của Ukraine. Số lượng máy bay không người lái cao nhất, 72 chiếc, đã b.ị bắ.n hạ ở Bryansk, tiếp theo là Moscow (20) và Kursk (14).
Theo trang tin Kyiv Independent, các cuộc tấ.n côn.g vào tháng 9 đã cho thấy phòng không của Nga dễ bị tấ.n côn.g như thế nào, vì không những không có khả năng bao phủ hầu hết lãnh thổ Nga mà còn không thể bao phủ cả khu vực xung quanh thủ đô Moscow.
Mattias Eken, chuyên gia về quốc phòng và an ninh tại tổ chức RAND Europe, cho rằng Nga có thể sẽ cần nâng cấp công nghệ radar để đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của các máy bay không người lái nhỏ, giá rẻ. Công nghệ này tích hợp các hệ thống phát hiện quang học và âm thanh để phát hiện máy bay không người lái một cách đáng tin cậy ở tầm xa và việc nâng cấp có thể mất nhiều năm.
Nga đang cố gắng bảo vệ vùng trời bằng cách tăng số lượng các nhóm hỏa lực cơ động, cùng với các phương pháp khác. Ukraine đã chứng minh rằng bước đi này cũng sẽ đòi hỏi nguồn lực lớn, xét đến khả năng tầm xa của máy bay không người lái.
Hoạt động tầm xa
Cuộc tấ.n côn.g bằng UAV vào vùng Tatarstan, Nga hồi tháng 4/2024 (Ảnh: Kyiv Independent).
Máy bay không người lái của Ukraine có giá rẻ hơn nhiều so với tên lửa đang được sản xuất, nhưng có tầm hoạt động ấn tượng không kém. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, Kiev đã tăng cường năng lực quân sự tầm xa "nhiều lần" trong năm nay.
Vào tháng 4/2024, Ukraine lần đầu tiên bắ.n trúng mục tiêu cách biên giới 1.300km.
Một máy bay không người lái tầm xa của Ukraine đã nhắm vào một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất của Nga, nằm ở thành phố Nizhnekamsk thuộc vùng Tatarstan của Nga. Cuộc tấ.n côn.g vào Tatarstan cũng đã đán.h trúng một cơ sở sản xuất máy bay không người lái tấ.n côn.g Shahed tại Đặc khu kinh tế Alabuga ở quận Yelabuga.
Một nguồn tin trong Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cho biết máy bay không người lái đã tấ.n côn.g cơ sở lọc dầu chính của nhà máy lọc dầu với công suất sản xuất hàng năm khoảng 8 triệu tấn, tương đương 2,6% công suất sản xuất dầu hàng năm của Nga.
Vào tháng 7, một máy bay không người lái của Ukraine đã lập kỷ lục tầm xa mới khi tấ.n côn.g sân bay quân sự Olenya ở tỉnh Murmansk của Nga và làm hư hại một máy bay né.m bo.m Tu-22M3. Mục tiêu cách biên giới 1.800km.
"Máy bay né.m bo.m Tu-22M3 là thứ mà chỉ Liên Xô mới có thể sản xuất, và đó là lý do họ cố gắng giấu chúng ở nơi xa như vậy", người phát ngôn tình báo quân sự Ukraine (HUR) Andrii Yusov tuyên bố.
Các cuộc tấ.n côn.g tầm xa đã buộc Nga phải di dời máy bay sang vị trí khác, ảnh hưởng đến kế hoạch chiến lược cho các cuộc tấ.n côn.g trong tương lai của Moscow vào Ukraine. Cho đến nay, Nga đã di dời 90% máy bay được sử dụng để tấ.n côn.g Ukraine cách biên giới Ukraine hơn 300km, sau khi Kiev được cho phép sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp để tấ.n côn.g tầm xa vào lãnh thổ Nga.
Tuy nhiên, nhiều cơ sở quân sự của Nga không thể di dời và trở thành mục tiêu mở cho máy bay không người lái Ukraine.
Kho chứa đạn dược
Một trong những mục tiêu được Ukraine thường xuyên nhắm tới là các kho vũ khí của Nga, nơi lưu trữ vũ khí được Moscow chuyển đến tiề.n tuyến.
Vào tháng 9, máy bay không người lái của Ukraine đã đốt cháy ít nhất 30.000 tấn đạn dược, được cho là bao gồm cả tên lửa đạn đạo.
Kho đạn dược ở Toropets thuộc vùng Tver của Nga được cho là có thể chịu được một cuộc tấ.n côn.g hạt nhân, như chính quyền Nga từng tuyên bố, nhưng không thể đối phó với máy bay không người lái do Ukraine sản xuất.
Theo một nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), cuộc tấ.n côn.g "thực sự đã xóa sổ một nhà kho lớn của bộ phận tên lửa và pháo binh chính của Bộ Quốc phòng Nga".
Trong khi đó, báo cáo tình báo của Bộ Quốc phòng Anh cho biết, các cuộc tấ.n côn.g vào Toropets và sau đó là kho vũ khí ở thị trấn Tikhoretsk đã phá hủy một tấn vũ khí. Đây được coi là "thiệt hại lớn nhất về đạn dược" của Nga trong cuộc xung đột với Ukraine.
Các chuyên gia nhận định, ngay cả khi các kho vũ khí chỉ bị thiệt hại nhỏ cũng có thể dẫn đến những tác động đáng kể trong các hoạt động hậu cần của Nga.
"Nếu tiến hành 10 cuộc tấ.n côn.g bằng máy bay không người lái khiến cơ sở đó không thể bốc dỡ hoặc lưu trữ đạn dược mới trong 5, 6 hoặc 8 giờ, đó là một tác động lớn. Nó có thể không gây hư hại gì, nhưng vẫn sẽ có tác động đến chiến trường vì những đạn dược đó sẽ không đến kịp tiề.n tuyến", Michael Bohnert, kỹ sư tại tổ chức nghiên cứu RAND, cho biết.
Federico Borsari, thành viên của Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu (CEPA), cũng cho biết những tổn thất đáng kể hơn, chẳng hạn số vũ khí đắt đỏ đủ dùng trong một tháng, có thể làm chậm tốc độ tiến quân của quân đội Nga ở tiề.n tuyến, cũng như làm giảm lượng hỏa lực nhắm vào binh lính Ukraine.
Kho dầu bốc cháy
Lính Ukraine phóng máy bay không người lái gần Bakhmut (Ảnh: Reuters).
Xuất khẩu năng lượng từ lâu đã là nguồn thu chính của Nga và giúp duy trì chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các cuộc tấ.n côn.g gần đây của Ukraine, dẫn đến gián đoạn sản xuất và giá nhiên liệu tăng mạnh ở Nga.
Vào cuối tháng 4/2024, giá dầu diesel tăng gần 10%, trong khi giá xăng đạt mức cao nhất trong 6 tháng, tăng hơn 20% so với đầu năm, theo báo cáo của hãng tin Politico. Trong khi đó, "gã khổng lồ" khí đốt của Nga Gazprom đã chịu lỗ ròng từ tháng 1 đến tháng 6/2024, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo tài chính của công ty.
Sau các cuộc tấ.n côn.g, nhiều nhà máy lọc dầu Nga cũng đã buộc phải tạm dừng sản xuất. Các cuộc tấ.n côn.g bằng máy bay không người lái của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu Nga đã khiến sản lượng giảm khoảng 17%, theo tính toán của NATO vào tháng 7.
Vào tháng 8, một cuộc tấ.n côn.g của Ukraine vào nhà máy lọc dầu Kavkaz ở ngoại ô Proletarsk, một thị trấn ở vùng Rostov của Nga, đã gây ra một vụ hỏa hoạn kéo dài hơn hai tuần. Đám cháy lan sang một cơ sở lưu trữ dầu mỏ, khiến việc dập tắt trở nên khó khăn. Chính quyền Nga không báo cáo quy mô thiệt hại, nhưng hình ảnh vệ tinh cho thấy khu vực bị ảnh hưởng rất rộng.
Theo Reuters, tính đến tháng 11, ít nhất 3 nhà máy lọc dầu của Nga - Tuapse, Ilyich và Novoshakhtinsk - đã buộc phải dừng hoặc thu hẹp sản xuất do thua lỗ đáng kể và phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa.
Dưới các cuộc tấ.n côn.g thường xuyên của Ukraine và áp lực từ lệnh trừng phạt của phương Tây, ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga đang tìm ra những cách mới để tiếp tục xuất khẩu, bao gồm đầu tư vào "hạm đội bóng tối". Trong khi đó, các đối tác phương Tây của Ukraine vẫn chưa tìm ra biện pháp đối phó hiệu quả và các cuộc tấ.n côn.g của Ukraine vẫn chưa thể làm chệch hướng hoàn toàn hoạt động sản xuất dầu của Nga.
Động thái tiếp theo
Ukraine có thể sản xuất ít nhất 4 triệu máy bay không người lái mỗi năm và hơn 1,5 triệu chiếc đã được ký hợp đồng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết tại Diễn đàn Công nghiệp Quốc phòng Quốc tế lần thứ hai vào tháng 10/2024.
Quân đội Ukraine không chỉ cam kết tăng sản lượng máy bay không người lái trong năm 2025, mà còn tìm cách tăng cường sản xuất tên lửa trong bối cảnh nguồn cung vũ khí từ các đối tác phương Tây, đặc biệt là Mỹ, có thể suy giảm.
Các tên lửa do Ukraine tự sản xuất có thể là một nhân tố thay đổi cuộc chơi trong các cuộc tấ.n côn.g của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga, đặc biệt là khi Kiev sẽ không phải chỉ dựa vào các đồng minh của mình.
Nga xuất kích Su-35 yểm trợ mặt trận Kursk, Ukraine mất hơn 17.700 quân Nga đã triển khai các máy bay chiến đấu Su-35S hỗ trợ chiến dịch đẩy lùi lực lượng Ukraine ở vùng biên giới Kursk. Binh lính Nga ở Donetsk (Ảnh: Sputnik). Bộ Quốc phòng Nga ngày 27/9 tuyên bố, máy bay chiến đấu Su-35S thuộc Lực lượng Không quân vũ trụ Nga đã yểm trợ cho máy bay và trực thăng tấ.n côn.g...