Vũ khí nào khiến IS kinh sợ nhất?
Ngay đầu tuần, cộng đồng thế giới lại bị một phen rúng động trước loạt vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhằm vào thủ đô Brussels của Bỉ. Sau thủ đô Paris xinh đẹp, đến lượt thủ đô Brussels yên bình trở thành nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố tàn bạo và vô nhân tính.
Ảnh minh họa
Máu đã đổ, nước mắt đã rơi, đau thương ngập tràn, có cả sự sợ hãi, bất an. Sau những cảm xúc này là lòng căm phẫn trào dâng. Nhiều người đã lên tiếng kêu gọi trả thù lực lượng khủng bố. Tổng thống Pháp cho rằng, cộng đồng thế giới cần phải dùng “máu lạnh” để tung đòn đáp trả những kẻ gây ra các cuộc tấn công khủng bố khiến nhiều dân thường vô tội thiệt mạng. Tuy nhiên, nhiều người khác tin rằng, chỉ có tình yêu, sự đoàn kết mới là vũ khí đáng sợ nhất đối với bọn khủng bố.
Loạt vụ tấn công khủng bố nhằm vào thủ đô Brussels của Bỉ diễn ra chỉ vài tháng sau loạt vụ tấn công ở thủ đô Paris của Pháp. Thực tế này cho thấy Châu Âu chưa bao giờ dễ tổn thương vì chủ nghĩa khủng bố như thời điểm hiện tại và mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố đối với thế giới chưa bao giờ nghiêm trọng như hiện nay.
Tổ chức khủng bố khét tiếng mang tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm về loạt vụ tấn công khủng bố mới nhất nhằm vào thủ đô Brussels. Giới chức Mỹ tin rằng, loạt vụ tấn công ở Bỉ có liên quan đến mạng lưới tiến hành các vụ khủng bố ở thủ đô Paris hồi tháng 11 năm ngoái.
IS đang phải hứng chịu những thất bại nặng nề, tổn thất to lớn trên chiến trường ở ngay chính tại các đại bản doanh của chúng ở Iraq và Syria. Chiến dịch oanh kích của Nga và của liên quân do Mỹ dẫn đầu cùng với những cuộc tấn công của quân đội Syria đã khiến IS dường như không thể ngóc đầu lên. Trong bối cảnh thảm bại như vậy, IS quay sang điên cuồng trả thù bằng cách phát động các cuộc tấn công khủng bố ở bên ngoài, nhằm vào những nước thuộc liên minh chống khủng bố hoặc là nhằm vào người dân ở những khu vực chúng kiểm soát. Trong vòng 5 tuần qua, IS đã nhận trách nhiệm về hàng loạt vụ tấn công khủng bố ở thủ đô Baghdad của Iraq, thủ đô Damascus và tỉnh Homs của Syria, một thành phố ở Tunisia và một quận trung tâm ở thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Những vụ tấn công như vậy đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Những vụ tấn công như trên, đặc biệt là hai loạt vụ tấn công khủng bố ở Bỉ và Pháp là một lời nhắc nhở đáng sợ về mối nguy toàn cầu gây ra từ chủ nghĩa khủng bố, cụ thể ở đây là IS. Tổ chức này cho thấy chúng có tham vọng và đã vươn rộng cánh tay tội lỗi không chỉ ra khắp khu vực Trung Đông mà cả Châu Âu và xa hơn nữa.
Cũng như các tổ chức khủng bố khác, IS đang sử dụng chính sách dùng các cuộc tấn công tàn bạo, độc ác để đạt được các mục đích là reo rắc nỗi hoảng sợ, kinh hoàng trên khắp thế giới; huy động và thúc đẩy những thành phần ủng hộ chúng; đồng thời chia rẽ xã hội phương Tây bằng cách kích động phản ứng chống Hồi giáo.
Vũ khí đáng sợ nhất đối với khủng bố
Video đang HOT
Phản ứng chung của cộng đồng quốc tế sau loạt vụ tấn công khủng bố ở Bỉ là sự chia sẻ, đoàn kết với người dân nước Bỉ, là sự lo ngại về tình hình an ninh thế giới và mạnh hơn nữa là sự căm phẫn đối với chủ nghĩa khủng bố bạo tàn.
Từ cảm giác tức giận, căm phẫn, nhiều người đã lên tiếng kêu gọi trả thù lực lượng khủng bố, dùng vũ lực chống lại vũ lực. Liệu sự trả thù có giúp con người yên bình hơn, an toàn hơn và hạnh phúc hơn hay không? Nếu chúng ta cũng dùng vũ lực để trả thù vũ lực, vòng quay này sẽ tiếp diễn đến bao giờ? Vòng xoáy trả thù sẽ tiếp diễn không ngừng và nó sẽ giống như vòng xoáy trôn ốc, đẩy mọi thứ lên cao hơn, rộng hơn và xa hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chiến tranh cứ lan dần ra, đến một lúc nào đó cả thế giới ngập chìm trong sự trả thù, chiến tranh và chết chóc.
Chính vì vậy, sự đáp trả đáng sợ nhất đối với lực lượng khủng bố chính là tình yêu, tình đoàn kết và sự sẻ chia của cộng đồng quốc tế. Đây sẽ là thứ vũ khí khiến chủ nghĩa khủng bố tê liệt.
Nếu để lòng căm hận trào lên, chúng ta vùng lên trả thù bằng các cuộc tấn công đẫm máu điên cuồng, bằng chính sách chống người Hồi giáo trên khắp thế giới thì chúng ta rõ ràng đang rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa khủng bố. Chiến lược của IS là kích động những cuộc tấn công từ phương Tây bởi từ đó chúng mới có thể lôi kéo, tập hợp sự ủng hộ từ những cộng đồng người dân bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch đánh bom. Đánh bom là điều chúng muốn và cái chúng sợ là sự đoàn kết.
Thứ IS sợ nhất là sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế, là sự gắn kết giữa những người dân dù bất kể tôn giáo, sắc tộc như thế nào. Nếu chúng ta đoàn kết với người Hồi giáo, chúng ta sẽ phá hỏng chính sách tuyên truyền của lực lượng khủng bố về việc chúng cần phải xây dựng một nhà nước Hồi giáo và phản bác lại lý lẽ của bọn khủng bố cho rằng người Châu Âu chống lại người Hồi giáo. Việc các nước Châu Âu mở cửa đón những người tị nạn Hồi giáo trốn chạy chiến tranh ở quê nhà trong thời gian qua là một việc làm đúng đắn.
Vân Linh
Theo_VnMedia
Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì đánh bom, 34 người thiệt mạng
Thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua (13/3) chấn động vì vụ đánh bom xe kinh hoàng, khiến 34 người thiệt mạng và 125 người bị thương. Đây là vụ đánh bom thứ hai trong chưa đầy 1 tháng qua nhắm vào trung tâm hành chính của quốc gia này.
Ankara lại rung chuyển vì đánh bom
Theo hãng tin Reuters, vụ nổ lớn có thể nghe thấy từ cách xa vài km, tạo ra một "cơn mưa" mảnh vỡ trải rộng hàng trăm mét. Đáng chú ý vụ việc xảy ra cách Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ, văn phòng cũ của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ không xa.
Toàn cảnh vụ đánh bom kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ
Một quan chức an ninh giấu tên cho hay, kẻ tấn công đã lái chiếc BMW từ hướng Viransehir, nơi nhóm vũ trang chống đối thuộc Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và tổ chức Chim ưng tự do (TAK) hoạt động, tới khu vực gây án. Khối lượng lớn thuốc nổ cài đặt trên xe được trộn thêm đinh sắt, các vật nhọn để gây ra sát thương tối đa cho nạn nhân.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ thì khẳng định, vụ tấn công do hai hung thủ gây ra. Đài truyền hình quốc gia TRT cho biết, chiếc xe phát nổ tại một bến xe công cộng đúng vào thời điểm 1 chiếc xe bus chở khoảng 20 người tiến tới gần công viên trung tâm Guven và quảng trường Kizilay vào lúc 6h43 phút chiều (giờ địa phương).
Vụ tấn công đã khiến 30 người thiệt mạng tại chỗ, 4 người khác tử vong tại bệnh viện trong đó có cả hung thủ. Ngoài ra còn có 125 người khác bị thương, 19 người trong số này đang trong tình trạng nguy kịch.
Từ dấu vết tại hiện trường, giới chức an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ nhóm vũ trang thuộc Đảng Công nhân người Kurd (PKK) chính là hung thủ gây ra vụ tấn công đẫm máu này. PKK đã liên tục có hành động phản kháng Chính phủ nhằm đòi tự trị trong hơn 3 thập kỷ qua.
Hiện tại vẫn chưa có bất cứ nhóm vũ trang nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Efkan Ala cho biết, danh tính hung thủ sẽ sớm được công bố sau khi hoàn tất các bước điều tra ban đầu.
Trước đó vào ngày 17/2, TAK đã đứng ra nhận trách nhiệm vụ đánh bom xe với hình thức tương tự chỉ cách địa điểm gây ra vụ nổ thứ hai vài dãy nhà. Vụ tấn công nhắm vào một chiếc xe chở các binh sỹ khi đang chờ tín hiệu giao thông, khiến 29 người thiệt mạng. Địa điểm xảy ra vụ đánh bom xe cũng rất gần các tòa nhà của Chính phủ và các khu quân sự trọng yếu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thế giới đồng loạt lên án vụ tấn công khủng bố
Vụ tấn công thứ hai liên tiếp xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ít ngày sau khi Đại sứ quán Mỹ tại Ankara cảnh báo, họ nhận được nhiều thông tin và dấu hiệu cho thấy các phần tử chống đối đang âm mưu tấn công các tòa nhà Chính phủ tại khu vực Bahcelievler, cách địa điểm xảy ra vụ tấn công khoảng vài km.
An ninh được siết chặt tại Ankara sau vụ tấn công
Thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với nguy cơ bị tấn công rất cao sau khi quốc gia này cam kết hết mình với liên quân do Mỹ dẫn đầu trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Là thành viên của NATO, Ankara đang hỗ trợ tổ chức này tham chiến tại Iraq và Syria đồng thời còn phải đối mặt với các cuộc tấn công của PKK.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố, những vụ tấn công như vậy nhằm đe dọa chủ quyền, sự đoàn kết và thống nhất của quốc gia này nhưng "chúng sẽ không bao giờ có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ chùn tay trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, mà ngược lại càng khiến chúng tôi quyết tâm hơn".
Washington cũng ngay lập tức lên tiếng ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ. "Đây là tội ác mới nhất nhắm vào người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ sẽ luôn đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO đồng thời cũng là đồng minh giá trị trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố".
Tiếp theo đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kịch liệt lên án vụ đánh bom và miêu tả vụ tấn công này là "vô nhân đạo". Còn Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cho rằng đây là vụ tấn công hèn nhát.
"Không thể có bất cứ lời bào chữa nào cho hành động vô nhân đạo như vậy. Tất cả thành viên NATO sẽ luôn ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ để chống lại chủ nghĩa khủng bố bằng bất cứ giá nào", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố.
Còn Bộ trưởng Ngoại giao Australia -Julie Bishop thì cho biết, đại sứ nước này tại Thổ Nhĩ Kỳ - James Larsen đã may mắn thoát khỏi vụ tấn công khi chiếc xe chở quan chức này cách vụ nổ chỉ khoảng hơn 20m.
"Vụ tấn công này như nhắc nhở chúng ta rằng những kẻ khủng bố có thể xuất hiện ở mọi nơi. Chúng tôi kịch liệt phản đối hành động tấn công nhắm vào thường dân vô tội", Ngoại trưởng Julie Bishop nói.
Minh Quang (Theo Reuters, CNN)
Theo VNmedia
Khủng bố âm mưu tấn công nhà máy hạt nhân ở Bỉ Tổ chức khủng bố đứng đằng sau các vụ tấn công khủng bố hôm 22-3 tại Brussels và vụ thảm sát tháng 11-2015 tại Paris có âm mưu tấn công gây thương vong lớn nhằm vào một nhà máy điện hạt nhân ở Flanders, Bỉ. Khi cảnh sát Bỉ bắt giữ tên Salah Abdeslam hôm 18-3, họ đã ngăn chặn được cái được...