Vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có khiến Mỹ rùng mình?
Khoảng cách về vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc và 2 siêu cường Nga, Mỹ ngày càng được thu hẹp. Liệu những bước đột phá trong công nghệ hạt nhân mới đây của Trung Quốc có khiến Mỹ sợ hãi?
Có lẽ, việc tình cờ tiết lộ sự tồn tại của Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của PLA chỉ là dấu hiệu mới nhất cho thấy Trung Quốc đang hiện đại hóa và cải tổ lại kho vũ khí hạt nhân của mình. Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã hiện đại hóa các hệ thống cung cấp hạt nhân, kể cả trên đất liền và trên biển. Việc này đã giúp thu hẹp khoảng cách giữa Trung Quốc và 2 siêu cường Nga-Mỹ mặc dù khả năng của Bắc Kinh vẫn còn bị bỏ xa.
Bài viết này đã theo dõi sự phát triển hạt nhân quan trọng nhất của Trung Quốc trong thời gian gần đây sau khi có thảo luận về một số tác động chính trị do sự phát triển này mang lại cho châu Á, Mỹ và phần còn lại của thế giới.
Vũ khí hạt nhân trên đất liền và trên biển
Tên lửa dẫn đường xuyên lục địa tầm xa Dongfeng-41 (DF-41)
Việc xác nhận rõ về sự tồn tại của rất nhiều lời đồn xung quanh Tên lửa xuyên lục địa DF-41 (DF-41 ICBM) có những tác động thú vị đến tương lai chính sách vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Nói một cách đơn giản thì việc phát triển ICBM mới đảm bỏ rằng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể vươn tới toàn bộ nước Mỹ cũng như các đối thủ khác. Rất có thể lực lượng Pháo binh 2 sẽ được trang bị ICBM có gắn MIRV (viết tắt của cụm từ Multiple Independently Targetable Reentry Vehicle – phương tiện chứa nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập) mặc dù các báo cáo đều cho thấy PLA đang gắn MIRV cho các tên lửa cũ của nó.
Trung Quốc từ lâu đã phụ thuộc vào DF-5 cũ cho nhu cầu ICBM của mình, gần đây đã bổ sung bằng DF-31A. DF-41 cho thấy sự hiện đại hóa cũng như mở rộng khả năng đánh chặn toàn diện của Trung Quốc. Sự phát triển này cho thấy Trung Quốc đang di chuyển dứt khoát từ răn đe tới khả năng phản công mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Điều này cho thấy sự thay đổi đáng kể trong cách mà Trung Quốc nhìn nhận về vũ khí hạt nhân.
Các hạm đội Boomer ngày một tăng lên
Sự phát triển của tàu ngầm Boomer đã giúp điều chỉnh lại tương quan hạt nhân giữa Trung Quốc và Mỹ. Việc vận hành 5 tàu Type 094 trong thập kỷ qua đã tăng cường khả năng hạt nhân trên biển của Trung Quốc. Khoảng 1 thập kỷ trước, điều này phụ thuộc vào một tàu ngầm duy nhất và không đáng tin cậy.
Mặc dù các tàu Boomer của Trung Quốc không thể hiệu quả bằng các tàu lửa hunter của Mỹ và Bắc Kinh vẫn chưa đạt được các yêu cầu cơ bản của chiến lược “pháo đài” Xô Viết những năm 1970, các tàu ngầm hạt nhân chiến lược SSBN của Trung Quốc chí ít cũng tăng cường khả năng hạt nhân của nước này một cách đáng kể. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là những mối đe dọa thực tế đối với lục địa Mỹ. Nếu xung đột nổ ra, các tên lửa có tầm bắn hạn chế còn tàu thuyền lại quá sơ sài khó mà dàn quân được.
Video đang HOT
Các báo cáo đều chỉ ra rằng Trung Quốc đang đi vào sản xuất loại tàu ngầm SSBN Type 096 mang nhiều tên lửa hơn và có lẽ sẽ hoạt động lặng lẽ hơn. Với những lợi thế dưới đáy biển, Mỹ vẫn còn thời gian trước khi các hạm đội SSBN của Trung Quốc trở thành mối họa với mình.
Những ảnh hưởng chính trị
Kiểm soát vũ khí
Một trong những câu hỏi lớn nhất đối với việc thay đổi quan điểm về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc liên quan đến vấn đề kiểm soát vũ khí. Trong 4 thập kỷ qua, các hiệp định kiểm soát vũ khí hạt nhân quan trọng đều được thực hiện giữa 2 bên Washington và Moscow. Các kho vũ khí của Trung Quốc ngày càng mở rộng và phức tạp khiến phương pháp trên đã trở nên lỗi thời.
Nếu Trung Quốc tiếp tục mở rộng các kho vũ khí hạt nhân và tính phức tạp trong hệ thống phân phối của mình thì các hiệp định kiểm soát vũ khí sẽ không chỉ tập trung vào Nga và Mỹ nữa. Dĩ nhiên, Moscow và Washington có thể làm giảm đáng kể các đầu đạn hạt nhân và hệ thống phân phối vũ khí trước khi tương quan vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sánh ngang với họ, nhưng PLA đang dần thu hẹp khoảng cách này.
Có một điều đáng chú ý là Trung Quốc không tham gia các hiệp định song phương nên Bắc Kinh tự do hơn trong việc nghiên cứu công nghệ của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình so với Nga và Mỹ.
Ấn Độ
Vấn đề vũ khí hạt nhân của Trung Quốc không chỉ quan trọng với Mỹ mà còn với Ấn Độ. Ngay cả khi những kho vũ khí này chỉ là rào cản đối với Mỹ thì đằng sau ấy, nó còn đe dọa New Delhi nghiêm trọng hơn. Ấn Độ đang phát triển lực lượng hạt nhân ngày càng kinh khủng nhưng nó vẫn chưa đủ lớn và phức tạp như của Trung Quốc. Khi Trung Quốc đi những bước để rút ngắn khoảng cách với Mỹ (và Nga), họ đã tạo ra khoảng cách lớn với Ấn Độ. Điều này (cũng như việc Pakistan mở rộng kho vũ khí hạt nhân) thúc đẩy Ấn Độ có những nỗ lực lớn hơn, chẳng hạn như việc vận hành tầu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân đầu tiên trong thời gian gần đây và một loạt các cải tiến đối với kho tên lửa đạn đạo của mình.
Phòng thủ tên lửa
Việc Mỹ tập trung vào phòng thủ tên lửa có thúc đẩy Trung Quốc nỗ lực phát triển khả năng tấn công hạt nhân tầm xa không? Có lẽ, nhưng rất dễ để hiểu được các hoạt động của Trung Quốc như hiện đại hóa dài hạn các lực lượng hạt nhân của mình.
Chúng ta có thể hy vọng rằng khi khả năng tên lửa của Trung Quốc trở nên vượt trội hơn, những người ủng hộ lá chắn tên lửa cảu Mỹ sẽ phải đầu hàng. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc cung cấp cho lực lượng Pháo binh 2 ICBM mới với số lượng lớn, sẽ rất khó để hình dung một kịch bản – hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ sẽ đánh bại hoàn toàn tên lửa đánh chặn của Trung Quốc.
Kết luận
Trong lịch sử, Trung Quốc đã thông qua một chính sách răn đe tối thiểu bằng cách sử dụng những thiệt hại khó chấp nhận để đe dọa nhằm thuyết phục Moscow và Mỹ rằng họ không có ý định phát động một cuộc tấn công. Điều này nghĩa là việc duy trì một kho vũ khí hạt nhân là mối răn đe rõ ràng và họ đang cố ý thua kém cả Nga lẫn Mỹ. Kho vũ khí này cùng với hệ thống phân phối nói chung đều kém hơn so với 2 siêu cường.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Nga sẽ có khắc tinh đòn tấn công toàn cầu của Mỹ
Tên lửa xuyên lục địa mới của Nga hóa giải chiến thuật đòn tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ.
Nga đang nghiên cứu chế tạo tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) mới để đáp trả khái niệm "đòn tấn công nhanh toàn cầu" (Prompt Global Strike) của Mỹ và có thể chọc thủng mọi lá chắn tên lửa.
Tên lửa ICBM Yars của quân đội Nga
Vào năm 2018-2020, Nga sẽ hoàn thành ICBM hạng nặng mới có tên Sarmat. Nó sẽ là sự đáp trả sáng kiến chiến lược "Đòn tấn công nhanh toàn cầu" và sẽ có thể vượt qua hầu như mọi hệ thống phòng thủ tên lửa, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho hay.
Theo ông, việc phát triển ICBM hạng nặng đang ở giai đoạn cao trào. Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, Nga đang tiến hành nhiều nghiên cứu vượt trước và công tác thiết kế thử nghiệm để đối phó với đòn đánh toàn cầu từ phía Mỹ.
Ông Borisov cũng khẳng định, vào cuối năm 2020 lực lượng hạt nhân chiến lược Nga sẽ được trang bị lại 100% chứ không phải là 70%.
Việc phát triển ICBM hạng nặng Sarmat sẽ hoàn thành vào năm 2018-2020. Hiện nay, một số cơ quan nghiên cứu do Trung tâm Tên lửa quốc gia mang tên Maleyev đứng đầu đang phát triển tên lửa này.
Tên lửa có thể bay rất xa qua Nam cực và buộc Mỹ phải xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa vòng tròn rất phức tạp. Ngoài ra, khả năng mang tải trọng lớn của tên lửa cho phép bố trí trên tên lửa không chỉ các đầu đạn mà cả các hệ thống đột phá phòng thủ tên lửa khác nhau.
Ông Borisov cho biết, việc phát triển Sarmat đang đúng tiến độ và hy vọng sẽ hoàn thành đúng kế hoạch. Sarmat sẽ là tên lửa có một không hai trên thế giới, có khả năng vượt qua hầu như mọi cản trở, mọi hệ thống phòng thủ tên lửa và khiến kẻ thù khiếp sợ vì có thể tấn công qua cả Bắc cực và Nam cực.
Việc Nga đổi mới lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược là để giáng trả sáng kiến "Đòn tấn công nhanh toàn cầu" của Mỹ. Lực lượng này đang được đồng thời trang bị ồ ạt các loại ICBM Yars và Bulava.
Sáng kiến chiến lược "Đòn tấn công nhanh toàn cầu" của Mỹ trù tính chế tạo các hệ thống vũ khí tấn công có khả năng tấn công bằng vũ khí phi hạt nhân vào mọi vị trí trên trái đất trong vòng 1 giờ.
Công cụ để thực hiện các đòn tấn công đó sẽ là các ICBM hiện đại hóa sâu, tên lửa hành trình siêu vượt âm, cũng như vũ khí nguyên lý mới (pháo laser, pháo ray điện từ...).
Theo Đất Việt
Triều Tiên sắp có tên lửa liên lục địa với tầm bắn vươn tới Mỹ? CHDCND Triều Tiên đang có những bước tiến trong việc chế tạo tên lửa xuyên lục địa mang theo đầu đạn hạt nhân, có thể bắn đến Mỹ, các chuyên gia quân sự Mỹ cảnh báo. Tên lửa được cho là loại Taepodong xuất hiện trong một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng - Ảnh: AFP Ngày 5.11, AFP dẫn báo cáo của...