Vũ khí đang được ồ ạt tuồn lậu vào Syria
Giá vũ khí tại thị trường Syria đang tăng chóng mặt, các chuyên gia cho rằng đây là nhu cầu tự phát để tự vệ của người dân ở cả hai phe.
Khi Syria đang đứng trước nguy cơ của một cuộc nội chiến, các chuyên gia cho biết vũ khi đang được ồ ạt tuồn vào quốc gia này từ hướng Lebanon. Các loại vũ khí chủ yếu bao gồm vũ khí tự động, lựu đạn và súng săn đang được các lực lượng ở đây rất quan tâm.
Theo các chuyên gia này, số vũ khí trên do những tay buôn lậu súng nhập về nhằm kiếm lợi nhuận khổng lồ chứ không phải các phe phái ủng hộ nhóm biểu tình chống lại Tổng thống Alawite.
Vũ khí đang được tuồn lậu ồ ạt vào Syria qua biên giới Lebanon
“Một mạng lưới buôn lậu vũ khí đã hoạt động trong nhiều năm dọc biên giới Syria dường như đang tăng cường hoạt động mạnh trở lại gần đây”, Peter Harling, một chuyên gia từ Damascus cho Nhóm quản lý khủng hoảng quốc tế biết.
“Hiện nay ở Syria đã xuất hiện một thị trường vũ khí với tốc độ phát triển nhanh chóng, trái với tình hình ở Lebanon, Iraq, Yemen và Libya”, ông nói.
Theo chuyên gia này, ít nhất tới thời điểm hiện tại thì động cơ của nhóm buôn lậu trên chủ yếu là vì lợi nhuận.
“Tôi không nghĩ rằng vào thời điểm này, như những gì chính phủ Syria tuyên bố, đây là do các thế lực bên ngoài tác động”, chuyên gia này cho biết.
Video đang HOT
“Người dân ở cả hai phe ở Syria đều đang muốn mua vũ khí để tự vệ”. “Những người ủng hộ ông Alawite thì mua vũ khí do sợ bị dòng Hồi giáo Sunni trả thù còn phe đối lập thì mua vũ khí để tăng cường các hình thức phản đối chính phủ. Vì vậy, nhu cầu trang bị vũ khí để tự vệ đang tăng cao”, ông nói.
Một nhân viên ngoại giao giấu tên ở Beirut xác nhận rằng vũ khí buôn lậu từ Lebanon vào Syria đang ra tăng nhưng cũng cho rằng đây chỉ là nhu cầu tự phát của người dân chứ không phải do các bên đối lập tác động.
“Những vũ khí này chắc chắn có liên quan đến một nhóm nào đó, nhưng chưa thể khẳng định chắc chắn rằng có sự dính líu của các đảng phái chính trị”, nhà ngoại giao này nói.
Hiện nay ở Syria còn khá nhiều các loại súng từ thời nội chiến 1975 – 1990 hoặc buôn lậu từ Iraq sang sau cuộc chiến Vùng Vịnh năm 2003.
Một tay lái súng ở Bắc Lebanon cho biết, giá của một khẩu súng trường tấn công Kalashnikov đã tăng từ 800 USD lên 1.500 USD kể từ khi bắt đầu nổ ra các cuộc nổi dậy ở Syria.
Giá mỗi quả lựu đạn cũng tăng lên gấp đôi, từ 5 đến 10 USD. Giá mỗi quả tên lửa cũng lên tới 200 USD trong khi trước đó chỉ 70 USD.
Theo tin từ tay lái súng này, các loại vũ khí được chở lậu trên xe hơi chạy dọc 330 km biên giới giữa Lebanon và Syria.
“Hiện nay có khoảng 50 nhóm buôn lậu hoạt động xuyên biên giới giữa 2 nước, quân đội không thể căng đủ lực để kiểm soát hết các lực lượng này”, Tướng Elias Hanna từ Quân đội Lebanon cho biết.
Theo vị tướng này, tuy lượng vũ khí trên chỉ là vũ khí hạng nhẹ và không đủ để cân bằng lực lượng giữa quân đội chính phủ vừa quân nổi dậy, nhưng mọi thứ có thể thay đổi nếu phe nổi dậy nhận được sự hậu thuẫn của các nước láng giềng.
“Khi Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi quan điểm và đồng ý cung cấp vũ khí hạng nặng cho quân nổi dậy, thế cân bằng sẽ bị phá vỡ”, ông nói, “nhưng tôi tin rằng điều này chưa thể xảy ra một sớm một chiều được”.
Theo Giáo Dục VN
Syria đứng bên bờ một cuộc nội chiến
Nhiều người cho rằng Syria đang có nguy cơ rơi vào một cuộc nội chiến kéo dài như kịch bản của nước láng giềng Lebanon
Trong nỗ lực chấm dứt các cuộc biểu tình kéo dài suốt 6 tháng qua do phe đối lập phát động, ngày 16/9, các lực lượng an ninh Syria đã triển khai rất đông binh sỹ trên các đường phố ở thủ đô Damascus. Đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình đã làm 20 người thiệt mạng.
Tại thành phố Homs, cách Damascus 165 km về phía bắc cũng có người thiệt mạng.
Đáng lo ngại hơn, hai nhân vật quan trọng của phe nổi dậy, Samir Altaqi - một cựu nghị sĩ và Samir Seifan - nhà kinh tế từng tham gia các chương trình cải cách trong những năm đầu Tổng thống Bashar al-Assad lên nắm quyền, đã tiến hành một loạt cuộc gặp ở London (Anh) để kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế vào Syria.
Cả hai nhân vật này đều cho rằng, cuộc cách mạng ở Syria đang tiến gần một giai đoạn nguy hiểm hơn nhiều so với hiện nay, với khả năng nội chiến khá cao.
Cả Samir Altaqi và Samir Seifan đều thừa nhận rằng, hiện tại chưa có dấu hiệu của một sự can thiệp quốc tế vào Syria ngoài lệnh cấm vận, nhưng ông Altaqi dự đoán điều này cuối cùng rồi sẽ diễn ra, hoặc là trước hoặc là sau khi xảy ra nội chiến.
Những ngườ ủng hộ ông Bashar al-Assad tại thủ đô Damascus (Ảnh: Reuters)
Đó có thể không phải là sự can thiệp của phương Tây, mà khả năng cao hơn sẽ là sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Saudi Araba. Đồng thời một tình huống nữa cũng được đặt ra là liệu Iran có nhảy vào ủng hộ chính quyền Syria hay không?
Phát biểu trong chuyến thăm Libya ngày 16/9, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố: "Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi là những diễn biến tại Syria không biến thành một cuộc chiến giáo phái".
Trong một diễn biến có liên quan, ngày 15/9, tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, phe đối lập ở Syria đã tổ chức họp báo công bố danh sách 140 thành viên "Hội đồng Dân tộc Syria", tổ chức mà lực lượng này thành lập hôm 23/8 với nhiệm vụ điều phối các chính sách của phe đối lập nhằm chống lại nhà cầm quyền ở Syria.
Ông Abdulbaset Sida, thành viên Hội đồng Dân tộc Syria cho biết, 60% thành viên của họ sống ở Syria, trong khi số còn lại đang sống lưu vong. Còn nữ phát ngôn viên Hội đồng Dân tộc Syria, Basma Qadmani khẳng định: "Chúng tôi mở cửa cho tất cả. Mục tiêu của chúng tôi là hạ bệ chế độ này, bằng phương tiện hợp pháp, bảo vệ các tổ chức nhà nước và để bảo vệ các nguyên tắc hòa bình của cách mạng".
Theo giới quan sát, vẫn chưa có nước nào dám đưa ra một đề xuất can thiệp quân sự có tính khả thi với khả năng thành công cao.
Sự lựa chọn can thiệp của nước ngoài vào Syria bị hạn chế hơn nhiều so với ở Libya. Nếu chỉ cung cấp vũ khí cho phe chống đối (như một số nước đang muốn ngấm ngầm thực hiện) sẽ khiến xung đột ở Syria kéo dài thay vì chấm dứt.
"Bóng ma" về một cuộc nội chiến kiểu Lebanon, kéo dài suốt 15 năm, có thể sẽ xuất hiện ở nước láng giềng Syria./.
Theo VOVnew
1 tướng về hưu của Lebanon bị kết án 2 năm tù Các nguồn tin pháp lý của Lebanon ngày 3/9 cho biết một tướng quân đội về hưu và là một cán bộ được kính trọng của phong trào liên minh với Hezbollah tại Lebanon, đã bị kết án 2 năm tù giam vì đã cung cấp thông tin cho Israel. Tướng về hưu Fayez Karam tại phiên xét xử. (Nguồn: Getty) Nguồn tin...