Vũ khí bội siêu thanh là gì mà các nước chạy đua phát triển?
Vũ khí bội siêu thanh có tốc độ cao và khả năng linh hoạt trong quá trình bay, đặt ra mối đe dọa lớn cho các hệ thống phòng thủ.
Trang Breaking Defense mới đây dẫn lời tướng Heath Collins, Giám đốc chương trình vũ khí của Không quân Mỹ, nhận định lực lượng này có thể bắt đầu sản xuất tên lửa bội siêu thanh trong tài khóa 2022, nếu hoàn tất thử nghiệm Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không (ARRW) AGM-183A.
Không quân Mỹ đã đề xuất 161 triệu USD để mua 12 tên lửa ARRW đầu tiên của Lockheed Martin. Việc sở hữu vũ khí này được cho là sẽ giúp Mỹ tiếp tục so kè với các đối thủ như Trung Quốc, Nga trong cuộc chạy đua vũ trang.
Vũ khí bội siêu thanh là gì?
Vũ khí bội siêu thanh có thể bay với vận tốc gấp 5 lần tốc độ âm thanh trở lên (tương đương hơn 6.125 km/giờ). Vận tốc này là nhanh hơn các vũ khí quy ước đang được sử dụng rất nhiều.
Theo tờ South China Morning Post, tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu chiến Mỹ mất hơn 1 giờ để bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 1.000 km, trong khi tên lửa bội siêu thanh trên lý thuyết chỉ mất khoảng 8 phút.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo mang thiết bị lướt bội siêu thanh DF-17 của Trung Quốc. Ảnh QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC
Có hai loại vũ khí bội siêu thanh cơ bản gồm tên lửa hành trình và thiết bị lướt. Tên lửa hành trình bội siêu thanh sử dụng động cơ hút ôxy từ khí quyển để đạt tốc độ bội siêu thanh. Trong khi đó, thiết bị lướt bội siêu thanh được phóng lên bằng một tên lửa đẩy và lướt về mục tiêu theo quỹ đạo khó đoán.
Tốc độ cao và tính linh hoạt trong quá trình bay giúp tên lửa bội siêu thanh khó bị các hệ thống phòng không ngăn chặn.
Báo cáo gần đây của quân đội Trung Quốc ước tính xác suất bắn trượt của hệ thống phòng không trước tên lửa có vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh là 78%, trong khi tên lửa nhanh gấp 6 lần thì xác suất trượt tăng lên thành 90%.
Tên lửa AGM-183A được lắp lên máy bay B-52 . Ảnh KHÔNG QUÂN MỸ
Khác biệt chính giữa thiết bị lướt bội siêu thanh và tên lửa đạn đạo quy ước là khả năng thay đổi quỹ đạo bay sau khi tách ra khỏi tên lửa đẩy.
Tuy nhiên, thách thức trong việc phát triển vũ khí này là việc kiểm soát lượng nhiệt cực cao sản sinh trong quá trình bay. Bên cạnh đó, còn có thách thức về định vị chính xác và việc thay đổi quỹ đạo của tên lửa.
Nước nào đang phát triển?
Nhiều nước đang trong cuộc đua phát triển vũ khí bội siêu thanh, trong đó đáng chú ý là Trung Quốc, Mỹ và Nga.
Mỹ được cho là từng đi đầu trong công nghệ bội siêu thanh nhưng từ khi Liên Xô tan rã, giới hoạch định chính sách nước này đánh giá công nghệ bay bội siêu thanh không còn cần thiết. Nhiều dự án hứa hẹn bị hủy sau một vài thất bại.
Máy bay MiG-31K mang tên lửa bội siêu thanh Kinzhal . Ảnh REUTERS
Những năm gần đây, Mỹ đã tăng chi ngân sách cho nghiên cứu vũ khí bội siêu thanh nhưng từng thừa nhận chỉ có thể biên chế sớm nhất là vào năm 2025.
Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào lĩnh vực này và có những tiến bộ trong các công nghệ liên quan. Nga đã biên chế một số loại vũ khí bội siêu thanh và thường xuyên thông báo thử nghiệm thành công các vũ khí này.
Trung Quốc trong cuộc duyệt binh hồi năm 2019 ra mắt tên lửa đạn đạo tầm trung DF-17 có thiết bị lướt bội siêu thanh gắn ở phần đầu.
CHDCND Triều Tiên gần đây thông báo thử nghiệm tên lửa bội siêu thanh trong khi các nước Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ cũng tham gia cuộc đua.
Nhiều nước cam kết phối hợp chống lại các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền
Trong tuyên bố chung sau hội nghị trực tuyến về Sáng kiến chống mã độc tống tiền do Mỹ chủ trì vào ngày 14/10, các nhà lãnh đạo từ hàng chục quốc gia trên thế giới đã thừa nhận mối đe dọa từ các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền trên toàn cầu ngày càng gia tăng, đồng thời cam kết phối hợp để giải quyết vấn đề này.
Tuyên bố trên nhấn mạnh mối đe dọa từ các vụ tấn công bằng mã độc tống tiền là "phức tạp, mang tính toàn cầu và cần có sự ứng phó chung", đồng thời cho biết các quốc gia đều nhận thấy cần phải hành động khẩn cấp, xác định những ưu tiên chung và nỗ lực hơn nữa nhằm giải quyết vấn đề này.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, tuyên bố nêu rõ: "Chúng tôi gồm các bộ trưởng và đại diện của 31 nước tham dự cùng Liên minh châu Âu (EU) thừa nhận rằng mã độc tống tiến là một mối đe dọa an ninh toàn cầu đang gia tăng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về an ninh và kinh tế. Chúng tôi mong muốn hợp tác với nhau và với các đối tác quốc tế khác nhằm đẩy mạnh trao đổi thông tin và cung cấp hỗ trợ theo yêu cầu nhằm có thể chống lại những hành vi dùng mã độc tống tiền gây phương hại đến cơ sở hạ tầng và các tổ chức tài chính trên những vùng lãnh thổ của chúng tôi". Các nước cũng cam kết sẽ cân nhắc mọi công cụ quốc gia để chống lại những đối tượng thực hiện những hành vi dùng mã độc tống tiền nhằm đe dọa cơ sở hạ tầng thiết yếu và sự an toàn của cộng đồng.
Tham gia hội nghị kéo dài 2 ngày (13-14/10) này có các nước Anh, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Israel, Kenya, Mexico cùng nhiều quốc gia khác và Liên minh châu Âu (EU). Tại sự kiện này, các nước đã nhắc lại những cuộc tấn công mạng đã xảy ra tại nước mình như Israel và Đức. Tại Mỹ cũng đã xảy ra nhiều cuộc tấn công mạng trong thời gian gần đây. Đầu tháng 7, tin tặc đã tiến hành vụ tấn công mạng bằng mã độc tống tiền nhằm vào Kaseya, một công ty công nghệ thông tin của Mỹ. Kaseya có trụ sở tại Miami, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho khoảng 40.000 doanh nghiệp trên toàn cầu, trong đó các công ty này lại có vô số khách hàng khác. Vụ tấn công nhằm vào Kaseya ảnh hưởng tới khoảng 800-1.500 doanh nghiệp trên khắp thế giới. Tin tặc đã tuồn mã độc vào phần mềm VSA - công cụ cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ kiểm soát mạng lưới máy tính và máy in từ xa, cũng như tự động thực hiện các bản cập nhật bảo mật và bảo trì máy chủ định kỳ - và yêu cầu khoản tiền chuộc 70 triệu USD để khôi phục tất cả dữ liệu của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Mỹ cùng 20 nước diễn tập tại Đông Nam Á Hải quân Mỹ và lực lượng từ 20 nước bắt đầu diễn tập SEACAT tại Singapore, nhằm tăng cường hợp tác an ninh ở khu vực Đông Nam Á. Diễn tập thường niên Hợp Tác và Huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT) lần thứ 20 khai mạc ngày 10/8, diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Singapore và trực tuyến. Cuộc diễn...