Vũ khí bí mật: Chỉ Nga mới có thứ khiến hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ bất lực
Mùa xuân năm nay, tên lửa chống hạm siêu âm đầy hứa hẹn của Nga sẽ được thử nghiệm trên tàu chiến.
Các nhà thiết kế Nga là những người đầu tiên trên thế giới không chỉ làm chủ công nghệ siêu âm, mà chỉ trong vài năm đã tạo ra bước đột phá trong việc phát triển các loại vũ khí có độ chính xác cao. Về các mẫu đáng chú ý theo tài liệu của “Sputnik”.
Bay với tốc độ siêu âm
Dự án tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm, được biết đến từ đầu những năm 2010. Năm 2019, Tổng thống Vladimir Putin đã tiết lộ một phần các đặc tính của tên lửa mới: tốc độ 9 Mach (10740 km/h), tầm bay – hơn 1000 km. Sử dụng cả từ đất liền hay trên biển.
Theo các nhà phát triển, hệ thống phòng thủ tên lửa của đối thủ tiềm năng có khả năng phát hiện ra Zircon khi đang bay, nhưng không thể đánh chặn. Phần lớn quãng đường, tên lửa bay ở độ cao vài chục km, liên tục thay đổi quỹ đạo và cơ động. Đầu đạn tương đối nhỏ – khoảng 200 kg. Tuy nhiên, riêng động năng khổng lồ đã đủ để phá hủy một con tàu mặt nước cỡ lớn, chưa kể đến sức mạnh của chất nổ thông thường hoặc hạt nhân.
Vào tháng 12/2019, tên lửa lần đầu tiên được phóng từ tàu chiến. Các thử nghiệm sẽ tiếp tục trong năm nay. Trong tương lai, Zircon sẽ được trang bị cho các tàu mặt nước với bệ phóng của tên lửa hành trình Kalibr và Onyx cho tàu ngầm hạt nhân đa năng “Khasky” thế hệ thứ 5, tàu chống ngầm cỡ lớn Shaposhnikov, và tàu ngầm hạt nhân đa năng sau nâng cấp “Irkutsk” của Hạm đội Thái Bình Dương.
Tấn công ngoài tầm nhìn
Ngoài ra còn có tên lửa hành trình cận âm trên máy bay. Trong trang bị của không quân tầm xa xuất hiện tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 (đầu đạn thông thường), Kh – 102 (đầu đạn hạt nhân). Theo thông tin công khai, khối lượng phóng của X-101 là 2400 kg, tầm bắn 5500 km (cho phép máy bay không cần bay vào khu vực nguy hiểm do hệ thống phòng không đối phương). Khối lượng đầu đạn thông thường khoảng 400 kg, còn công suất đầu đạn hạt nhân là 250 kiloton.
Video đang HOT
Điểm mạnh của những tên lửa này – độ chính xác cao nhờ hệ thống dẫn đường tiên tiến, đầu đạn tự dẫn, khả năng cơ động cao và khả năng xác định lại mục tiêu ngay cả sau khi phóng. Ngoài ra, hình dạng khí động học của tên lửa và vật liệu thân vỏ hấp thụ sóng radar khiến chúng khó bị phát hiện. Tên lửa Kh-101 đã thực chiến ở Syria, phá hủy hàng chục mục tiêu, độ chính xác theo thiết kế được xác nhận.
Tấn công từ sâu thẳm …
Các nhà thiết kế Nga đã đạt được một bước đột phá về chất trong lĩnh vực vũ khí dưới nước. Một trong những phát triển mới nhất là “Phulyar” – ngư lôi tự dẫn dưới đáy biển sâu. Phạm vi hơn 60 km, tốc độ khoảng 120 kmh. Độ sâu – lên tới 400 mét. Một ưu điểm khác là độ ồn thấp do lực đẩy phản lực. Ngư lôi này trước hết sẽ được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân “Borey” và “Yasen”.
Ngoài ra còn có ngư lôi tốc độ cao “Khishnik”. Theo một số thông tin, nó sẽ thay thế ngư lôi “Shkval”, được sử dụng từ những năm 1970 – nhanh, nhưng quá ồn ào.
Nâng cấp lá chắn tên lửa chiến lược
Để thay cho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM R-36M “Voevoda” (theo phân loại của phương Tây Satan) – phát triển từ thời Liên Xô, từ năm 2021, sẽ sử dụng RS- 28 “Sarmat” – ICBM thế hệ mới. RS-28 có khả năng bay siêu âm tới khoảng cách 18000 km qua Bắc Cực hoặc Nam Cực. Block tác chiến có ít nhất 10 đầu đạn hạt nhân tự dẫn riêng biệt. Trong tương lai, “Sarmat” có thể mang theo “Avangard” – một tàu lượn siêu âm với đầu đạn hạt nhân. tăng tốc tới tốc độ 15 Mach (17900 km/h). “Avangard” được bảo vệ khỏi nhiệt động học cao khủng khiếp, trước sóng radar và bức xạ laser. Ngoài ra đầu đạn có khả năng cơ động phi thường, vì vậy không thể bị đánh chặn bằng hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.
Ngư lôi vô địch tốc độ của Nga sản xuất từ thời Liên Xô, nay vẫn khiến Mỹ phải "lác mắt"
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã từng có những thời gian rất bị động, khi phụ thuộc nặng nề vào hạm đội tàu ngầm để đối phó với lực lượng hải quân Mỹ.
Để giải quyết thế bí, một loại ngư lôi siêu tốc độ cho tàu ngầm Liên Xô đã được chế tạo. Cho đến nay, thế giới chưa có loại ngư lôi nào có thể so sánh với nó về tốc độ.
Shkval - ngư lôi siêu tốc độ không đối thủ của Nga (ảnh: Editions)
Một trong những vũ khí dưới nước sáng tạo nhất từng được Liên Xô phát triển là ngư lôi siêu tốc VA-111 Shkval. Sự tồn tại của vũ khí này đã được Liên Xô giữ bí mật trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh và chỉ được công bố vào giữa năm 1990.
Trang bị động cơ tên lửa, VA-111 Shkval có khả năng đạt tốc độ đáng kinh ngạc, lên tới 200 hải lý mỗi giờ (gần 400 km/giờ). Vào thời điểm đó, những ngư lôi tiên tiến nhất trên thế giới mới chỉ đạt vận tốc trên 92km/giờ. Làm thế nào mà các kỹ sư Liên Xô có thể vươn tới bước đột phá như vậy?
Theo thiết kế truyền thống, ngư lôi thường sử dụng cánh quạt hoặc lực hơi để đẩy. Ngư lôi Shkval được thiết kế theo một cách khác - sử dụng động cơ tên lửa đẩy.
Một vấn đề khác được giải quyết khi chế tạo ngư lôi Shkval, đó là lực cản của nước. Những nhà thiết kế của Liên Xô khi đó, đã giải quyết vấn đề này bằng hệ thống chuyển nhiệt lượng phát ra từ đuôi ngư lôi lên phần đầu.
Trong quá trình phóng dưới nước, Shkval sẽ làm bốc hơi toàn bộ lượng nước cản trước mặt, để di chuyển với tốc độ gần 400km/giờ. Đây là vận tốc được các nhà khoa học ngày nay đánh già là "siêu giới hạn".
Liên Xô còn trang bị cho ngư lôi Shkval đầu đạn hạt nhân, biến nó trở thành loại khí tài đáng sợ nhất trong lòng đại dương.
Shkval được thiết kế từ những năm 1960. Đây được xem là phương tiện tấn công chiến lược của Liên Xô vào các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của NATO lúc bấy giờ.
Ngư lôi Shkval mang theo đầu đạn hạt nhân và di chuyển với tốc độ chưa từng thấy trước đây. Nó tiêu diệt mục tiêu ngay cả khi đã bị phát hiện bởi tốc độ kinh hồn, khiến đối phương không kịp có thời gian xoay xở.
Ngư lôi Shkval có đường kính tiêu chuẩn 533 mm và tải được đầu đạn hạt nhân nặng 230kg. Shkval bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 1978 và phục vụ chính thức trong hải quân Liên Xô kể từ thời điểm đó.
Shkval sẽ làm bốc hơi toàn bộ nước xung quanh khi di chuyển (ảnh: Netnews)
Giống như bất kỳ loại vũ khí nào khác, Shkval cũng có những hạn chế. Vì sử dụng động cơ tên lửa, nên loại ngư lôi này phát ra tiếng ồn rất lớn, dễ bị phát hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là nhược điểm trên lý thuyết, bởi như đã nói, với tốc độ khủng khiếp, Shkval sẽ không cho phép đối phương có thời gian trở tay.
Nhược điểm thứ hai của ngư lôi Shkval, đó là không thể sử dụng các bộ phát tín hiệu dẫn đường truyền thống. Tiếng ồn quá lớn của Shkval phát ra thường gây nhiễu tín hiệu của các hệ thống định vị dẫn đường. Vấn đề đặt ra là phải có một bộ dẫn đường chuyên biệt dành cho loại ngư lôi ồn ào này.
Năm 1997, Mỹ cũng phát triển loại ngư lôi gắn động cơ tên lửa đẩy tương tự như Shkval, nhưng sau đó dự án này bị dừng lại vì "không đáp ứng" được yêu cầu của hải quân nước này.
Hiện những tàu ngầm Nga là tàu ngầm duy nhất trên thế giới được trang bị ngư lôi Shkval, với phiên bản trang bị đầu đạn thường. Nga cũng bán ra nước ngoài một phiên bản khác của Shkval là Shkval E.
Năm 2004, nhà thầu quốc phòng Đức - Diehl-BGT đã công bố Barracuda, một loại ngư lôi có khả năng di chuyển tới vận tốc 194 hải lý/giờ (hơn 350km/giờ). Tuy nhiên, Barracuda chỉ mang tính trình diễn chứ không thể sản xuất hàng loạt và đem bán ra thị trường như Shkval của Nga. Đến nay, Shkval vẫn là loại ngư lôi vô địch về tốc độ.
Theo danviet.vn
Có những mối đe dọa 'ít được thổi phồng, nhưng lại thực tế hơn' đối với Mỹ Theo giới quan sát, các mối đe đó là các tên lửa mới do Nga phát triển, lỗ hổng an ninh trong lực lượng vũ trang Mỹ và sự dễ tổn thương của lưới điện Mỹ. Nhiều người Mỹ tin rằng, mối đe dọa chính đối với đất nước của họ là biên giới không được bảo vệ. Tuy nhiên, cựu đặc vụ...