Vụ hổ vồ rách chân trẻ: 11 con hổ sẽ đi đâu?
Các ngành, địa phương và đơn vị liên quan đã thống nhất đề nghị tỉnh Thanh Hóa trước mắt không cấp giấy chứng nhận thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cấp giấy phép nuôi trồng loài được ưu tiên bảo vệ cho cơ sở đang nuôi nhốt 11 con hổ – nơi xảy ra vụ hổ vồ rách chân trẻ.
Đề nghị chuyển giao 11 cá thể hổ cho các Trung tâm cứu hộ
Buổi tham vấn được tổ chức tại Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa với thành phần, gồm: Đại diện Sở NN-PTNT, Cục Kiểm lâm, Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Sở TN-MT, UBND xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), hộ gia đình nuôi hổ.
Đề nghị chuyển giao các cá thể hổ cho các trung tâm cứu hộ
Tại buổi tham vấn, ông Lê Thế Long, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT đề nghị các cơ quan chức năng nêu quan điểm rõ ràng về vấn đề nuôi nhốt hổ, việc thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), xem xét đề nghị của chủ cơ sở nuôi nhốt hổ là bà Lê Thị Hồng.
Ông Trần Trọng Anh Tuấn, đại diện Cục Bảo tồn ĐDSH cho rằng, cần đánh giá quá trình nuôi hổ từ năm 2007 đến nay, xác định nguồn gen thuần chủng, mục đích nuôi, điều kiện nuôi có phù hợp với nuôi bảo tồn theo quy định hay không. Ông Tuấn đề nghị nghiên cứu giải pháp chuyển giao cho các cơ sở cứu hộ đủ điều kiện tiếp nhận.
Hổ chỉ được nuôi vì mục đích bảo tồn, phải có chứng nhận của CITES quốc tế. Hiện tại, chủ trại nuôi đang bị tạm giam, việc giải quyết vấn đề phải phản ánh rõ quan điểm đúng đắn của Việt Nam với các tổ chức quốc tế cũng như thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế. Đó là ý kiến của bà Nguyễn Thị Vân Anh – Cục bảo tồn ĐDSH.
Còn ông Nguyễn Quang Tùng, đại diện Cục Kiểm lâm, việc thành lập cơ sở bảo tồn ĐDSH phải đảm bảo theo các quy định hiện hành. Cục kiểm lâm đánh giá ENV là một trong những tổ chức tích cực trong vấn đề bảo vệ động vật hoang dã. Vì vậy, khi phát hành văn bản và cung cấp thông tin cần phải có đủ căn cứ pháp lý, đảm bảo các quy định.
Video đang HOT
Thời điểm hiện tại, quy định đã thay đổi, trại nuôi phải thành lập cơ sở bảo tồn ĐDSH và thú nuôi có nguồn gốc hợp pháp
Theo đại diện Vụ Bảo tồn thiên nhiên, thực tiễn cơ sở chưa đủ điều kiện cấp phép thành lập cơ sở bảo tồn ĐDSH, cũng như cấp phép nuôi loài ưu tiên bảo vệ. Nếu không đủ điều kiện thì đề nghị chuyển giao cho các Trung tâm cứu hộ.
Chưa có cơ sở rõ ràng để tịch thu các cá thể hổ
Theo khẳng định của ông Nguyễn Văn Đoàn, đại diện CITES Việt Nam thì chưa có cơ sở rõ ràng để tịch thu các cá thể hổ theo đề nghị của ENV khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan cảnh sát điều tra hoặc Tòa án đối với ông Nguyễn Mậu Chiến…
Đại diện CITES kiến nghị chưa xem xét cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn ĐDSH cho trại hổ này khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan cảnh sát điều tra hoặc Tòa án đối với ông Nguyễn Mậu Chiến. Trại nuôi chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV không đồng ý với quan điểm khi cơ sở đã bị xử phạt tính trên số vật nuôi thì đồng nghĩa với việc công nhận quyền sở hữu. Thời điểm cấp giấy chứng nhận trại nuôi năm 2012 là đảm bảo quy định. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, quy định đã thay đổi, trại nuôi phải thành lập cơ sở bảo tồn ĐDSH và thú nuôi phải có nguồn gốc hợp pháp.
Tuy nhiên các cá thể hổ này theo đơn vị, đều có nguồn gốc bất hợp pháp. Quan điểm của ENV là không thể tiếp tục cấp phép nuôi nhốt hổ cho cơ sở này. ENV sẵn sàng hỗ trợ quá trình chuyển giao nhưng chỉ sau khi có quyết định chuyển giao của cơ quan có thẩm quyền…
Đơn vị không khẳng định nhưng nghi ngờ là có thay đổi định dạng của các cá thể hổ, trại nuôi là “vỏ bọc”. Đơn vị có chụp một vài hình ảnh, chụp rõ vân của các cá thể hổ và đơn vị nghi ngờ có khả năng trại nuôi vi phạm.
Kết luận đưa ra sau buổi tham vấn là không thể tịch thu 11 cá thể hổ theo đề nghị của ENV nếu không phát hiện những hành vi vi phạm. Trại nuôi thời điểm hiện tại chưa đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo tồn ĐDSH, không đủ điều kiện cấp giấy phép nuôi loài ưu tiên bảo vệ.
Chính quyền địa phương khẳng định không có sự thay đổi định dạng của các cá thể hổ
Nếu ông Chiến không có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến trại nuôi, xác định các thể hổ đã thuần chủng, đồng thời, cơ sở đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật và có cơ sở khoa học rõ ràng về nuôi bảo tồn hổ thì có thể xem xét đề nghị UBND tỉnh thành lập cơ sở bảo tồn ĐDSH, cấp giấy phép nuôi trồng loài ưu tiên bảo vệ.
Các bên đã thống nhất đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa trước mắt không cấp giấy chứng nhận thành lập cơ sở bảo tồn ĐDSH, cấp giấy phép nuôi trồng loài được ưu tiên bảo vệ (loài hổ) theo đơn đề nghị của bà Hồng (vợ ông Chiến) do không đủ điều kiện theo quy định hiện hành.
Đề xuất đưa ra là chuyển giao 11 cá thể hổ hiện có tại trại nuôi về các Trung tâm cứu hộ có đủ điều kiện tiếp nhận.
Gia đình bà Hồng tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho 11 cá thể hổ hiện có đến khi hoàn thiện thủ tục và chuyển giao về các Trung tâm cứu hộ…
Duy Tuyên
Theo Dantri
Đề xuất chuyển giao 11 con hổ ở Thanh Hoá cho trung tâm cứu hộ
Đàn hổ ở Thanh Hoá bị đề nghị chuyển giao do không đủ điều kiện nuôi nhốt và không có khả năng bảo tồn đa dạng sinh học.
Trung tâm giáo dục thiên nhiên (EVN) và Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa vừa thống nhất không tiếp tục cấp đổi, gia hạn hoặc cấp mới giấy chứng nhận nuôi 11 cá thể hổ của gia đình ông Nguyễn Mậu Chiến và bà Lê Thị Hồng tại khu vực cồn Tàu Voi (xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân).
Đàn hổ này được đề xuất chuyển giao đến các Trung tâm cứu hộ có đủ điều kiện tiếp nhận.
Trước mắt gia đình ông Chiến, bà Hồng tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo đảm các điều kiện thiết yếu đến khi hoàn thiện các thủ tục chuyển giao đàn hổ cho Trung tâm cứu hộ. Gia đình cũng không được phép di chuyển, giết mổ hoặc buôn bán số hổ kể trên. Chủ trang trại buộc phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và vật nuôi.
Đàn hổ trong trang trại của gia đình ông Chiến. Ảnh: Lam Sơn.
Tổ chức EVN và cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa giao Hạt kiểm lâm và UBND xã Xuân Tín có trách nhiệm giám sát đảm bảo giữ nguyên số cá thể hổ trong trại. Nếu để xảy ra tình trạng hổ chết, hoặc thất thoát thì lực lượng kiểm lâm Thọ Xuân phải chịu trách nhiệm.
Đại diện chủ hộ, ông Lê Văn Toàn cho biết gia đình vẫn có nguyện vọng được nuôi 11 cá thể hổ nhưng với những quyết định mới của cơ quan chức năng, họ sẵn sàng tuân thủ. Tuy nhiên, gia đình mong muốn các cơ quan chức năng có phương án hỗ trợ quá trình nuôi 11 cá thể hổ trong suốt 11 năm qua, bởi bình quân mỗi ngày gia đình phải mua 50 kg đầu, cánh gà làm thức ăn cho đàn hổ.
Theo hồ sơ từ kiểm lâm Thanh Hoá, đàn hổ được ông Chiến mua bên Lào về nuôi nhốt từ năm 2006. Ban đầu, việc nuôi nhốt hổ không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đến năm 2011, ông Chiến được Chi cục Kiểm lâm cấp phép nuôi nhốt đàn hổ trong 5 năm (22/5/2012 đến 22/5/2017).
Hiện trang trại nuôi 11 cá thể hổ trưởng thành, gồm 4 đực và 7 cái, trọng lượng mỗi con 150-170 kg.
Trại hổ này từng xảy ra vụ tai nạn hổ vồ nghiêm trọng. Vào ngày 28/5, sau buổi tổng kết năm học, em Mai Văn Chiến (13 tuổi, xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân) và hai bạn cùng lớp rủ nhau tới trang trại nuôi hổ ở xã Xuân Tín chơi. Khi hai bé trai trèo lên tường rào xem hổ, bất ngờ một con trong đàn vồ trúng chân Chiến khiến phần bắp thịt và nhiều mạch máu bị đứt. Không có người lớn phát hiện trợ giúp, một bạn đi cùng đã cởi áo băng bó vết thương rồi chở Chiến về nhà.
Chiến sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân cấp cứu. Do vết thương nặng, em được chuyển ra Viện bỏng quốc gia (Hà Nội) điều trị. Cháu bé may mắn giữ được chân phải.
Lê Hoàng
Theo VNE
Đàn hổ 11 con ở Thanh Hóa bị đề nghị tịch thu Cho rằng trại nuôi hổ không đạt mục đích sinh trưởng, bảo tồn..., tổ chức giáo dục thiên nhiên kiến nghị chính quyền tịch thu. Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV - tổ chức phi chính phủ hoạt động với mục đích bảo vệ các loài động vật hoang dã) vừa kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hóa tịch thu đàn hổ 11...