Vụ Hiệu trưởng ở Tiền Giang tử vong vì ong đốt, xử trí thế nào để tránh cái chết đau lòng?
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, có những trường hợp dù chỉ bị ong đốt 1 nốt cũng có thể diễn biến rất nặng.
Chính vì vậy, người dân tuyệt đối không được chủ quan khi bị ong đốt.
Liên quan đến sự việc ông L.H.P, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Nghiệp, thị trấn Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang tử vong do bị ong đốt mới đây, nhiều người cho rằng người nhà và bản thân thầy giáo này đã quá chủ quan. Chính vì vậy đã dẫn đến hậu quả đau lòng.
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cho hay, ong thường chứa chất độc, một số loài chứa độc tố nguy hiểm. Vì vậy việc phản ứng nhanh sau khi bị ong đốt là rất quan trọng.
Theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, có 2 trường hợp bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất sau khi bị ong đốt đó là: Bị ong đốt từ 10 nốt trở lên; Bị ong đốt vào vùng nguy hiểm như đầu, mặt cổ, mạch máu (dù chỉ 1 vài nốt).
Qua giải phẫu tử thi ông P., cơ quan pháp ý đã phát hiện một cây kim của con ong đốt bỏ lại trên cổ nạn nhân (chưa rõ loại ong gì). Ảnh minh họa.
Video đang HOT
“ Bệnh nhân bị ong đốt từ 10 nốt trở lên là có nguy cơ nhiễm độc nặng. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp có loài chứa độc tố nguy hiểm thì chỉ cần đốt một vài nốt đã khiến bệnh nhân nhiễm độc nặng… Còn tại các vị trí đốt nguy hiểm như vùng đầu, mặt, cổ, mạch máu, dễ khiến bệnh nhân bị sưng nề, co thắt đường thở, nếu không được xử lý kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng”, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên nói.
TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên cũng cho biết, ngoài 2 trường hợp nêu trên thì đối với bệnh nhân có tiền sử dị ứng cũng cần lưu ý khi bị ong đốt. Với những trường hợp này, dù chỉ bị ong đốt 1 nốt cũng có thể tiến triển rất nặng. Bệnh nhân có thể gặp phản vệ sau khi bị ong đốt như sốc, tụt huyết áp, co thắt phế quản, phù nề đường hầu họng, chít hẹp, co thắt thanh môn… gây khó thở.
Với những bệnh nhân đã từng bị ong đốt, bị phản vệ và được cứu sống, thì không được phép do dự khi không may bị ong đốt ở lần tiếp theo. Nếu không nhanh chóng đến cơ sở y tế rất có thể sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.
“Sau khi bị ong đốt, bệnh nhân thấy cơ thể có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu phải đến cơ sở y tế nhanh nhất để được bác sĩ kiểm tra và đánh giá. Việc thực hiện các biện pháp điều trị khẩn cấp cho bệnh nhân ban đầu rất quan trọng và cần thiết. Bệnh nhân cần được truyền đủ dịch, đi tiểu nhiều để thải trừ chất độc từ nọc ong ra khỏi cơ thể. Điều trị tốt ở giai đoạn đầu, sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng nặng. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị suy thận, suy đa tạng, thậm chí tử vong”, Giám đốc Trung tâm chống độc cho hay.
Người dân vẫn chủ quan với liên cầu khuẩn
Dù thời gian qua liên tiếp các ca mắc liên cầu khuẩn gây bệnh phải nhập viện, nguy hiểm tính mạng song người dân dường như vẫn chủ quan, thờ ơ với sức khỏe bản thân.
Nam bệnh nhân 72 tuổi (xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) vừa nhập viện trong tình trạng khó thở, đau nhức toàn thân, chân trái sưng to, cẳng chân, bàn chân nổi các nốt phỏng tím đen, trụy tim mạch (huyết áp 50/20 mmHg).
Người dân vẫn chủ quan với liên cầu khuẩn.
Theo gia đình chia sẻ, cách 5 ngày vào viện, người bệnh có ăn tiết (gia đình mua ngoài chợ không rõ nguồn gốc). Người bệnh được kíp trực Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực & Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ điều trị tích cực bằng cách thở oxy, truyền dịch, thuốc vận mạch nâng huyết áp, giảm đau.
Trung tâm Y tế Hạ Hòa đã hội chẩn với TS. Nguyễn Thị Thanh Mai, Trưởng Khoa Hồi sức yêu cầu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, và nghi ngờ người bệnh nhiễm liên cầu lợn. Qua đánh giá tình trạng bệnh nặng, các bác sỹ thống nhất vừa hồi sức tích cực, vừa di chuyển đến Bệnh viện tỉnh Phú Thọ.
Tại Khoa Hồi sức yêu cầu, Bệnh viện tỉnh Phú Thọ, người bệnh đã được lọc máu kết hợp các biện pháp điều trị tích cực. Hiện tại, người bệnh có tiến triển tốt.
Trước đó, tại Hà Nội cũng đã ghi nhận một số bệnh nhân mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh sống. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ. Thậm chí, có trường hợp mắc ngay từ đầu đã nặng.
Bệnh liên cầu khuẩn lợn do vi khuẩn Streptococcus suis gây nên. Nhiễm liên cầu lợn ít gặp ở người. Tuy nhiên, người có thể lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.
Liên cầu lợn có thể lây truyền sang người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến hoặc ăn thịt lợn hoặc tiết canh lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín.
Liên cầu lợn được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, những nơi chăn nuôi lợn. Vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi họng, ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.
Trên người, biểu hiện thường gặp nhất là viêm màng não mủ (96%) với các biểu hiện thường gặp như: sốt, nhức đầu, nôn, cứng gáy, rối loạn tri giác. 68% trường hợp viêm màng não mủ có triệu chứng ù tai, điếc tai.
Trường hợp nặng có thể tiến triển nhanh chóng hội chứng sốc nhiễm khuẩn, trụy mạch, tụt huyết áp, rối loạn đông máu nặng, ban xuất huyết hoại tử toàn thân, tắc mạch, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong.
CDC Hà Nội cảnh báo, khi ăn các món ăn được chế biến từ thịt lợn chưa nấu chín, như: tiết canh, nem chua... dễ có nguy cơ mắc bệnh.
Ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết cũng có nguy cơ khiến cho người giết mổ bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các tổn thương, vết trầy xước trên da. Hiện, bệnh chưa có vắc-xin phòng. Do đó, tuân thủ ăn chín, uống sôi và các quy định bảo đảm an toàn khi giết mổ là vô cùng quan trọng.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe, các bác sỹ khuyến cáo người dân không ăn tiết canh, dù là tiết canh lợn, dê hay vịt, ngan... và không ăn các sản phẩm làm từ thịt chưa được nấu chín. Người dân tuyệt đối không ăn thịt gia súc, gia cầm chết; không ăn các món ăn tái sống như gỏi, nem chua, nem chạo, đặc biệt là tiết canh.
Mỗi người nên sử dụng các phương tiện phòng hộ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc, giết mổ, chế biến thịt. Khi có vết thương hở, người dân không nên giết mổ lợn hoặc chế biến thịt tươi sống.
Các gia đình nên vệ sinh đồ dùng giết mổ, chế biến hay dụng cụ nhà bếp ngay sau khi sử dụng... Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Tụt huyết áp uống nước đường có phải giải pháp cấp bách không? Tụt huyết áp là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, có thể do nhiều nguyên nhân như mất máu, mắc bệnh tim hoặc tác dụng phụ của thuốc tây... Khi gặp phải hiện tượng này, một trong những cách xử lý thường được đề xuất là uống nước đường. Nhưng liệu nó có thực sự hiệu quả và là giải...