Vụ hàng loạt cây xanh bị chặt: Người dân không được hỏi ý kiến?
Người dân xã Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) cho biết, nhiều cây cổ thụ được trồng sát mép đường, mép bờ sông không ảnh hưởng đến giao thông đi lại mà vẫn bị chính quyền xã chặt bỏ là rất vô lý. Cũng theo người dân, họ không được hỏi ý kiến về việc chặt cây như lãnh đạo xã này nói…
Người dân cho rằng những cây xanh được trồng sát mép bờ sông không ảnh hưởng đến giao thông nhưng vẫn bị chính quyền xã Cẩm Yên chặt bỏ.
Liên quan đến sự việc hàng loạt xây xanh ở 2 bên đường liên thôn xã Cẩm Yên (Thạch Thất, Hà Nội) bị chính quyền xã này chặt bỏ trong chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, đang gây bức xúc tại địa phương, sáng nay (23/3), phóng viên Dân trí đã có mặt tại trục đường liên thôn xã Cẩm Yên để ghi nhận thực tế.
Theo ghi nhận có hàng loạt cây xanh lớn nhỏ trồng 2 bên đường bị chặt bỏ. Thậm chí, có những cây xanh trồng sát mép đường, mép bờ sông, theo người dân là hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến giao thông đi lại nhưng cũng bị chặt hạ.
Trao đổi với phóng viên, ông Khuất Quang Khởi (55 tuổi, ở thôn Yên Lỗ) bức xúc nói: “Tôi có trồng 2 cây sấu ở đường lớn, là nơi trú nắng của bà con đi làm đồng cũng bị xã chặt bỏ. Hai cây này tôi trồng sát mép đường, bên ngoài cột mốc mà vẫn bị chặt là hết sức vô lý, vì không ảnh hưởng đến giao thông đi lại. Ngoài ra, trước khi chính quyền xã chặt bỏ cây của nhà tôi trồng, gia đình tôi hoàn toàn không được thông báo hay xin ý kiến”.
Người đàn ông này cho biết, cây đa này đã được trồng hàng chục năm nay, là nơi để bà con nhân dân trú nắng khi đi làm đồng nhưng cũng bị chính quyền xã chặt bỏ.
Video đang HOT
Hàng loạt cây xanh bị chặt hạ đang gây bức xúc trong nhân dân địa phương xã Cẩm Yên.
Cùng tâm trạng bức xúc như ông Khởi, anh Khuất Quang Chiến (45 tuổi, cùng trú địa chỉ trên) chia sẻ thêm: “Cây đa của gia đình tôi đã trồng được 22 năm rồi, là nơi để người dân cũng như các cháu học sinh trú nắng. Tuy nhiên, vừa rồi chính quyền xã cũng cho người chặt bỏ, tôi thấy rất vô lý. Tôi được biết, thành phố Hà Nội đang có chủ trương phấn đấu trồng thêm 1 triệu cây xanh đến năm 2020, mà xã lại làm như vậy là đi ngược lại chủ trương của thành phố”.
Ngoài ra, theo ghi nhận tại trục đường liên thôn qua địa bàn thôn Kinh Đạ (Cẩm Yên, Thạch Thất) còn có những cây xanh có tuổi đời lên tới gần 2 trăm năm được trồng sát mép bờ sông cũng bị chính quyền xã này chặt bỏ.
Người dân địa phương cho biết, hàng cây được trồng gọn vào bên trong của cổng làng cũng bị chính quyền xã chặt bỏ.
Cũng trong sáng nay, đoàn công tác của Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã xuống làm việc với chính quyền xã Cẩm Yên và đi ghi nhận thực tế những cây xanh bị chặt bỏ ở 2 bên đường liên thôn của xã này.
Theo Nguyễn Dương – Trọng Trinh (Dân Trí)
Hàng cây cổ thụ ở Hà Nội 'hồi sinh' khi chuyển đến vườn ươm
Hà Nội 'chia tay' hàng cây xanh bên hồ Thủ Lệ vào tháng 10/2016, để phục vụ xây dựng tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội. Sau 5 tháng ươm trồng ở đất mới, hàng cây đã đâm chồi, nẩy lộc.
Ngày 16/9/2016, 109 cây xanh ven hồ Thủ Lệ (Hà Nội) trong đó có 24 cây xà cừ cổ thụ bắt đầu được di chuyển để nhường chỗ cho công trình tàu điện ngầm.
Các cây xanh nêu trên được đưa đến vườn ươm Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội), nay đã bắt đầu đâm chồi, nảy lộc.
Khi di chuyển về vườn ươm, các cây xanh này được trồng vào hố đất và bảo vệ bằng nhiều cột chống.
Đến nay hơn 90% cây xanh ven hồ Thủ Lệ chuyển về vườn ươm đã sống sót, phát triển tốt.
Để có kết quả này, đơn vị chăm sóc đã sử dụng những phương pháp truyền thống kết hợp tiến bộ của kỹ thuật vi sinh và hoá chất, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Thân và cành cây được bọc bằng rơm để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ ổn định.
Đơn vị chăm sóc đã huy động 12 công nhân có tay nghề cao trực tiếp chăm sóc đặc biệt cho hàng cây xanh này.
Trên những gốc cây lâu năm, lá non màu xanh rung rinh trong tiết trời xuân.
Để cung cấp đủ chất dinh dưỡng, gốc cây được đắp 3 lần theo đúng quy trình. Trong đó, lần thứ 3 là lớp đất có tác dụng như lớp thảm bì để giữ nhiệt độ ổn định, tránh sự xói mòn gốc cây, kích thích bộ rễ phát triển, và giữ cho cây không bị rung lắc khi thời tiết không thuận lợi.
Toàn bộ số cây này sẽ tiếp tục được chăm sóc kỹ lưỡng trong thời gian tới, sau đó vườn ươm bàn giao cho TP Hà Nội để trồng trở lại tại các công viên, vườn hoa của Thủ đô.
Gia Chính
Theo VNE
Những quần thể cây duối cổ thụ ở Quảng Nam Hai gia đình ở Quảng Nam sở hữu nhiều cây duối cổ thụ, thương lái trả giá hàng chục triệu đồng nhưng họ chưa đồng ý bán. Nằm cạnh đường liên xã, ông Huỳnh Được (xã Bình Chánh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) có 4 cây duối xanh ngắt, tán rộng hai bên ngõ dẫn vào nhà, ai qua đây đều phải ngước...