Vụ giải cứu con tin bất thành ở Tây Papua, Indonesia

Theo dõi VGT trên

Ngày 15/4/2023, quân đội Indonesia tiến hành cuộc đột kích vào quận Nduga, tỉnh Papua nhằm giải cứu phi công Phillip Mark Mehrtens người New Zealand, bị phiến quân Phong trào giải phóng Tây Papua bắt cóc hồi tháng 2 vừa rồi.

Tuy nhiên vụ đột kích biến thành bi kịch khi phiến quân bất ngờ đ.ánh úp, dẫn đến cái c.hết của 6 binh sĩ, 9 người khác bị bắt, 30 người mất tích còn phi công Phillip vẫn không cứu được…

Bắt phi công, đốt máy bay…

Ngày 14/2/2023, phi công Phillip Mark Mehrtens người New Zealand làm việc cho Hãng hàng không Indonesia Susi Air, khi vừa hạ cánh chiếc máy bay Cessna 208B Grand Caravan xuống một sân bay nhỏ ở Paro, quận Nduga, tỉnh Papua với 5 hành khách để đón thêm 15 công nhân đang xây dựng tòa nhà trung tâm y tế trong khu vực thì bị một nhóm phiến quân thuộc Phong trào giải phóng Tây Papua (TPNPB) – là cánh vũ trang của Tổ chức Papua tự do (OMP) – bắt cóc.

Vụ giải cứu con tin bất thành ở Tây Papua, Indonesia - Hình 1
Phiến quân đốt máy bay sau khi bắt phi công Phillip.

Trước đó, 15 công nhân nói trên nhận được lời đe dọa “sẽ bị c.hặt đ.ầu”, gửi đi từ Egianus Kogoya, lãnh đạo phiến quân TPNPB tỉnh Papua. Sau khi bắt giữ Phillip, nhóm TPNPB thả 5 hành khách vì họ là người Papua bản địa nhưng chiếc máy bay bị đốt cháy. Gwijangge, một trong những hành khách được phóng thích nói với trang tin Inside Politics: “Họ bí mật đến nỗi đài kiểm soát không lưu không hay biết gì nên phi công Phillip vẫn được thông báo cho phép đáp xuống. Khi máy bay vừa dừng lại, hơn chục tay s.úng xông ra từ nhà ga. Họ ra lệnh cho chúng tôi bước xuống từng người, hai tay đặt lên đầu. Riêng phi công Phillip xuống sau cùng và ngay lập tức, 2 phiến quân TPNPB áp sát, bẻ quặt tay ông rồi dẫn đi”.

2 ngày sau, Sebby Sambom, người phát ngôn của TPNPB gửi cho Hãng tin AP một số những bức ảnh, video clip chứng tỏ phi công Phillip đã bị bắt và còn sống. Theo Sambom, TPNPB sẽ không bao giờ thả Phillip vì New Zealand, Australia và Mỹ đã hợp tác quân sự với Indonesia. Sambon nói: “New Zealand, Australia, Mỹ phải chịu trách nhiệm về những gì họ đã giúp quân đội Indonesia g.iết h.ại và diệt chủng người Papua bản địa trong 60 năm qua. Chúng tôi chỉ trả tự do cho Phillip khi nào Indonesia công nhận và giải phóng Papua khỏi chế độ thực dân của họ”.

Cũng trong những video này, Egianus Kogoya, lãnh đạo phiến quân TPNPB tỉnh Papua tuyên bố: “Tôi bắt Phillip làm con tin vì nền độc lập của Papua, không phải vì đồ ăn thức uống hay t.iền chuộc, Anh ta sẽ an toàn chừng nào Indonesia không sử dụng vũ lực, cả từ trên không lẫn dưới mặt đất. Indonesia phải công nhận nền độc lập của Papua”.

Video đang HOT

Ngay khi hình ảnh và video về vụ bắt cóc phi công Phillip được hãng tin AP công bố, ông Mohammad Mahfud, Bộ trưởng điều phối các vấn đề chính trị, an ninh và pháp lý Indonesia cho biết chính phủ đang nỗ lực thuyết phục phiến quân thả Phillip vì ưu tiên hàng đầu là sự an toàn của anh ta. Ông nói: “Bắt dân thường làm con tin bởi bất kỳ lý do gì cũng không thể chấp nhận được. Đàm phán là phương pháp tốt nhất trong việc giải quyết sự cố này nhưng chính phủ Indonesia cũng không loại trừ những nỗ lực khác. Papua sẽ mãi mãi là lãnh thổ của Cộng hòa Indonesia”.

Với ông Mathius Fakhiri, cảnh sát trưởng Papua, khi tiếp xúc với các phóng viên ở Jayapura, thủ phủ của Papua, ông nói chính quyền đang tìm cách lấy lại tự do cho phi công qua việc phối hợp cùng các nhà lãnh đạo cộng đồng để thiết lập một kênh liên lạc, đàm phán với phiến quân: “Chúng tôi hy vọng rằng TPNPB sẽ nhìn ra vấn đề bởi việc bắt cóc phi công dân sự là việc mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phản đối”.

Vụ giải cứu con tin bất thành ở Tây Papua, Indonesia - Hình 2
Con tin Phillip (đứng giữa) và phiến quân TPNPB.

Phiến quân ở Papua, họ là ai?

Tình hình an ninh chính trị tại Indonesia bắt đầu nóng lên sau vụ bạo loạn ở Surabaya, tỉnh Papua ngày 16/8/2019, khi các sinh viên Papua từ chối treo cờ Indonesia trong lễ độc lập của quốc gia này. Họ bị gọi là “khỉ” và bị tấn công bởi một đám đông người Indonesia có liên quan tới quân đội và các tổ chức Hồi giáo cực đoan. Trước đó, năm 1962, chính quyền Hà Lan đã đồng ý trả lại New Guinea (tên của Papua lúc ấy) là thuộc địa của Hà Lan cho Indonesia dựa trên một cuộc trưng cầu dân ý nhưng các sinh viên Papua phản đối rằng đó chỉ là động tác giả nhằm giúp chính quyền Indonesia kiểm soát tỉnh Papua. Họ kêu gọi Indonesia thực hiện lại cuộc trưng cầu.

Cũng từ năm 1962, nhiều tổ chức chống Chính phủ Indonesia lần lượt ra đời, trong đó đáng kể nhất vẫn là Tổ chức Papua tự do (OMP) với cánh vũ trang Phong trào giải phóng Tây Papua (TPNPB). Bên cạnh đó còn có Phong trào giải phóng thống nhất Tây Papua (ULMWP), Ủy ban quốc gia Tây Papua (KNPB), Liên minh sinh viên Papua (AMP), Hội đồng Papua Adat (UAP), Diễn đàn Rakyat Indonesia untuk West Papua (FRI-WP) ủng hộ quyền tự quyết của người Papua. Các tổ chức này đã yêu cầu các quốc gia thuộc Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương (PIF) giúp đỡ họ nhưng mãi đến năm 2016, PIF mới thực sự đấu tranh cho vấn đề Tây Papua bằng việc PIF kêu gọi Liên hợp quốc điều tra các vi phạm nhân quyền của Indonesia đồng thời đề nghị một cuộc trưng cầu dân ý mới cho Tây Papua. Tuy nhiên lời kêu gọi của họ rơi vào khoảng không và vấn đề trưng cầu dân ý ở Tây Papua chưa bao giờ được đưa vào chương trình nghị sự của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Mặc dù vậy, các đại diện của PIF hàng năm vẫn tiếp tục thể hiện sự ủng hộ cho Papua tại Liên hợp quốc.

Giữa tháng 8/2019, Vanuatu – là một trong những thành viên của PIF đã thành công trong việc đưa vấn đề Papua vào chương trình nghị sự, bất chấp sự phản đối của Australia. Ngày 28/9/2019, Thủ tướng Vanuatu là ông Charlot Salwai đã phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, kêu gọi sự ủng hộ của tổ chức lớn nhất thế giới này: “Các nhà lãnh đạo Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương cương quyết đề nghị Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc đến Tây Papua để tiến hành đ.ánh giá về tình hình nhân quyền dựa trên những bằng chứng cụ thể”. Tuy nhiên một nhà ngoại giao người Indonesia là Rayyanul Sangadji đã thực thi quyền trả lời đối với phát biểu từ phía Vanuatu: “Với tư cách là một người Indonesia gốc Melanesia, tôi có thể nói rằng chúng tôi không muốn bị gộp vào, bị phân loại hoặc tệ hơn là bị chia rẽ bởi một quốc gia khác. Papua đã, đang và sẽ luôn là một phần của Indonesia theo Nghị quyết số 5414 của Liên hợp quốc. Tôi không hiểu tại sao Vanuatu vẫn tiếp tục ủng hộ phe ly khai và c.oi t.hường chủ quyền của Indonesia. Với tư cách là một thành viên Liên hợp quốc, Vanuatu nên học cách tôn trọng chủ quyền của quốc gia khác…”.

Với các tổ chức phiến quân ở Papua, họ hy vọng trường hợp của họ sẽ lập lại một “Đông Timor thứ hai”. Đây là thuộc địa của Bồ Đào Nha, đã trải qua quá trình phi thực dân hóa hồi năm 1975. Do e ngại tổ chức cánh tả Fretilin sẽ nắm quyền, Indonesia đưa quân chiếm đóng Đông Timor, loại bỏ Fretilin nhưng ngày 12/12/1975, cuộc chiếm đóng bị Liên hợp quốc lên án thông qua một nghị quyết kêu gọi Indonesia rút quân khỏi Đông Timor với 72 phiếu ủng hộ, 10 phiếu chống, 43 phiếu trắng. 10 ngày sau đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lại thông qua một nghị quyết với lời kêu gọi tương tự.

Mặc dù vậy, 2 nghị quyết này không hề gây ra một tác động nào với Indonesia mà ngược lại, ngày 15/7/1976, Quốc hội Indonesia thông qua dự luật chính thức sáp nhập Đông Timor vào Indonesia, biến Đông Timor thành tỉnh thứ 27 của Indonesia. Một lần nữa, ngày 01/12/1976, Liên hợp quốc thông qua nghị quyết thứ 3, lên án sự can thiệp, chiếm đóng của quân đội Indonesia tại Đông Timor, yêu cầu Indonesia rút quân và tôn trọng quyền tự quyết của người Đông Timor. Chỉ đến khi ông Suharto thôi giữ chức Tổng thống Indonesia, người lên thay ông là B.J. Habibie mới đồng ý để Liên hợp quốc tiến hành trưng cầu dân ý. Kết quả là ngày 30/8/1999, 78,5% người Đông Timor bỏ phiếu chọn độc lập rồi từ đó, Đông Timor trở thành một quốc gia độc lập. Sự thành công này đã khiến những tổ chức phiến quân ở tỉnh Papua hy vọng một ngày nào đó, tỉnh Papua cũng sẽ độc lập!

Vụ giải cứu con tin bất thành ở Tây Papua, Indonesia - Hình 3
Quân đội Indonesia lên trực thăng tiến hành giải cứu Phillip.

Diễn tiến vụ giải cứu phi công Phillip

2 tháng sau vụ bắt cóc phi công Phillip, trước những tuyên bố cứng rắn của nhóm phiến quân TPNPB, quân đội Indonesia quyết định sử dụng vũ lực để giải cứu Phillip. Bằng cách điều động một lực lượng đến quận Nduga, nơi các nguồn tin tình báo cho rằng TPNPB đang giam giữ Phillip trong một khu vực đồi núi hẻo lánh. Theo kế hoạch, quân đội sẽ tung ra những nhóm trinh sát, tiến hành tìm kiếm vị trí trại giam và khi đã xác định cụ thể, lực lượng tấn công sẽ đồng loạt tràn vào.

Tuy nhiên, TPNPB đã ra tay trước. Thoạt đầu, họ b.ắn một người lính trinh sát Indonesia lúc ấy đang ở trên một đỉnh đồi khiến người này rơi xuống khe sâu 15m. Và trong khi những người lính còn lại trong đội trinh sát đang tìm cách cứu nạn thì phiến quân TPNPB đồng loạt n.ổ s.úng. Thông tin ban đầu cho thấy ít nhất 6 người lính quân đội Indonesia t.hiệt m.ạng, 9 người khác bị bắt, 30 người mất tích nhưng theo Đại tá Herman Taryaman, người phát ngôn quân đội Indonesia ở tỉnh Papua: “Vẫn chưa biết chính xác có bao nhiêu binh sĩ Indonesia t.hiệt m.ạng và bị thương, Chúng tôi đang tìm kiếm những người mất tích nhưng mưa lớn kèm theo sương mù công với việc thiếu thông tin liên lạc đã cản trở mọi nỗ lực của chúng tôi”. Trong một cuộc họp báo ở thủ đô Jakarta, ông Julius Widjojono, Đô đốc thứ nhất là cũng là người phát ngôn của Lực lượng vũ trang quốc gia Indonesia nói: “Phiến quân đã đối đầu với quân đội chính phủ khi họ tấn công một khu vực gần vị trí giam giữ phi công và những kẻ bắt cóc anh ta. Chiến dịch tìm kiếm sẽ được chúng tôi tiến hành với lực lượng tối đa còn về thiệt hại, quân đội Indonesia chỉ có 1 người chết!”.

Về phía TPNPB, Sebby Sambom, người phát ngôn của tổ chức này cho biết: “Các chiến binh TPNPB thực hiện vụ tấn công để trả thù cho việc g.iết hai người của chúng tôi trong một cuộc đấu s.úng với lực lượng an ninh Indonesia hồi tháng 3. Vụ tấn công đã khiến ít nhất 9 thành viên của lực lượng quân đội Indonesia t.hiệt m.ạng”. Bên cạnh đó, Sambon cũng kêu gọi: “Chính phủ Indonesia ngừng ngay các hoạt động quân sự ở Papua và sẵn sàng đàm phán với các nhà lãnh đạo của chúng tôi dưới sự trung gian của bên thứ ba trung lập từ Liên hợp quốc”.

Với New Zealand, trong một lần trả lời Đài phát thanh quốc gia, Thủ tướng nước này là ông Chris Hipkins nói: “Đại sứ quán New Zealand tại Indonesia đang điều tra vụ việc. Tôi không có bất kỳ chi tiết nào khác vào thời điểm này mà tôi có thể chia sẻ” còn với bà Susi Pudjiastuti, cựu Bộ trưởng Thủy sản Indonesia và cũng là người sáng lập Hãng hàng không Susi Air cho biết trên trang Twitter, rằng bà “đang cầu nguyện cho sự an toàn của phi công Phillip cùng những người tham gia giải cứu”…

Hiện tại, con số chính xác về thiệt hại của quân đội Indonesia vẫn chưa được xác thực vì mỗi bên đưa ra những số liệu khác nhau, còn phi công Phillip thì chưa tìm thấy…

Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ: Indonesia duy trì lưc lượng khắc phục hậu quả thiên tai

Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn thông báo của giới chức Indonesia ngày 24/2 cho biết hoạt động cứu trợ nhân đạo của đội y tế khẩn cấp của nước này (EMT) tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ kéo dài đến cuối tháng 2 cho đến khi các điều kiện trở lại bình thường.

Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ: Indonesia duy trì lưc lượng khắc phục hậu quả thiên tai - Hình 1
Dọn dẹp đống đổ nát sau trận động đất tại Antakya, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16/2/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Phát biểu tại cuộc họp nhanh tại Sân bay Halim Perdanakusuma sau chuyến công tác nhân đạo tại Thổ Nhĩ Kỳ, Trung tướng Suharyanto cho hay "Tổng cộng 115 nhân viên của đội y tế Indonesia vẫn đang ở Thổ Nhĩ Kỳ làm nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo. Tình hình vẫn còn nhiều bất ổn, do đó, Indonesia sẽ tiếp tục duy trì lực lượng cứu trợ nhân đạo để giúp đỡ những n.ạn n.hân do thảm họa động đất".

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã dừng các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và sơ tán các n.ạn n.hân của trận động đất ngày 6/2. Thay vào đó, lực lượng chuyên trách của Thổ Nhĩ Kỳ tập trung ưu tiên công tác cứu trợ, ổn định đời sống người dân và khắc phục hậu quả, để tình hình sớm trở lại trạng thái bình thường.

Cũng theo ông Suharyanto, ngoài đội y tế, một chiếc máy bay Hercules của Quân đội Indonesia sẽ ở lại Thổ Nhĩ Kỳ cho đến ngày 2 tháng 3 để giúp vận chuyển hàng viện trợ dành cho các n.ạn n.hân của thảm họa.

Trong khi đó, Bộ trưởng Điều phối Văn hóa và Phát triển Con người, Muhadjir Effendy nhấn mạnh đây là sứ mệnh nhân đạo quốc tế lớn nhất do Indonesia thực hiện cho tới nay.

Indonesia đã huy động khoảng 250 nhân viên và 5 đơn vị máy bay nhân đạo thực hiện các hoạt động cứu trợ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia Đông Nam Á này cũng gửi 10 tấn hỗ trợ hậu cần và 50 thùng thực phẩm ăn liền tới Thổ Nhĩ Kỳ cũng như xây dựng bệnh viện dã chiến và 2 bếp ăn công cộng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trung Quốc: Đóng cửa trường học, hủy chuyến bay nhằm ứng phó siêu bão Yagi
21:38:28 06/09/2024
Con trai Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận tội trốn thuế
10:11:30 06/09/2024
Đảo Hải Nam của Trung Quốc chuẩn bị đối phó với siêu bão Yagi
22:24:24 06/09/2024
Cơ hội tiếp tục xây dựng 'Algeria mới'
18:11:16 07/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump trình bày tầm nhìn kinh tế với nhiều đề xuất táo bạo
21:41:38 06/09/2024
Mỹ và Trung Quốc lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh về khí hậu
07:30:55 07/09/2024
Những cơ hội với nền kinh tế số trong tương lai nhìn từ Diễn đàn Kinh tế phương Đông
22:09:48 06/09/2024
Nguy cơ có thêm làn sóng rút quảng cáo khỏi mạng xã hội X
05:22:09 07/09/2024

Tin đang nóng

Anh trai say Hi tập 13: Một quán quân hát quá hay khiến khán giả nức nở
06:31:09 08/09/2024
Tàu vũ trụ NASA lạc vào không gian lạ ở rìa hệ Mặt Trời
01:01:11 08/09/2024
Hệ quả của "hiệu ứng đám đông tan rã": Loạt concert Kpop đổ bộ Việt Nam thiếu sức hút, có show còn huỷ giờ chót!
01:27:30 08/09/2024
Angela Phương Trinh: Tôi độc thân 8 năm nay, chưa sinh con
06:42:27 08/09/2024
Danh ca Khánh Hà t.uổi 72 trẻ đẹp, hôn nhân viên mãn bên chồng kém 13 t.uổi
06:54:56 08/09/2024
Một nhân vật ngoài showbiz lên xe hoa, Anh Tú - Sam cùng dàn sao khủng phải đổ bộ chúc mừng
06:27:45 08/09/2024
Vô tình nghe mẹ chồng tương lai nhắc tên mình, tôi lập tức gọi điện nhờ anh trai đến đón về ngay lúc bão
07:31:46 08/09/2024
Thêm 4 Anh tài bị loại khỏi Anh Trai Chông Gai: Neko Lê ra về gây bất ngờ
06:23:49 08/09/2024

Tin mới nhất

Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024

06:53:19 08/09/2024
Ông Peskov trả lời tờ Washington Post (Mỹ): Đây không phải là lần đầu tiên Nga bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ. Tất nhiên là vô lý. Chúng tôi không can thiệp .

Iran phản ứng khi Nga ủng hộ xây dựng hành lang Zangezur

06:29:34 08/09/2024
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Nga cho biết họ ủng hộ thỏa thuận hòa bình giữa Azerbaijan và Armenia, đồng thời nhấn mạnh việc duy trì các liên lạc cởi mở về mở tuyến đường bộ qua khu vực.

Lễ Tôn vinh tiếng Việt tại Lào năm 2024

06:28:21 08/09/2024
Đây là sự kiện quan trọng để từng bước đưa Ngày Tôn vinh tiếng Việt hằng năm trở thành dấu mốc quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam ở Lào.

Đức: Khẩn trương ứng phó với cháy rừng tại miền Trung

06:24:02 08/09/2024
Trong bài đăng trên mạng xã hội, chính quyền quận Harz đã kêu gọi du khách nhanh chóng rời khỏi khu vực rừng núi và theo đài truyền hình NDR chiều 6/9, có 500 người được sơ tán tới nơi an toàn.

Tàu Starliner trở về Trái Đất an toàn

06:21:10 08/09/2024
Các phi hành gia của NASA là Butch Wilmore và Suni Williams đã đóng cửa sập trên Starliner lần cuối vào chiều 5/9. Theo NASA, hai phi hành gia này đã ở trên boong để theo dõi quá trình tàu vũ trụ rời khỏi cảng phía trước của mô-đun Harm...

Bầu cử Mỹ 2024: Tại sao chính sách của ông Trump khiến các nhà kinh tế lo sợ nhất?

05:57:46 08/09/2024
Để bù đắp cho việc cắt giảm thuế, ông Trump đề xuất áp dụng thuế quan nặng nề đối với hàng nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Ngoại trưởng Lavrov: Trung Quốc không ép Nga đạt được hòa bình với Ukraine

20:41:33 07/09/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, mối quan hệ Nga-Trung không liên quan trực tiếp đến xung đột ở Ukraine, mặc dù phương Tây kỳ vọng Trung Quốc sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tác động đến Nga.

Tổng tư lệnh quân đội Ukraine tiết lộ chiến lược bí mật đằng sau cuộc xâm nhập Kursk ở Nga

20:39:28 07/09/2024
Kết thúc cuộc phỏng vấn, Tướng Syrsky bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng minh phương Tây vì sự hỗ trợ của họ. Ông nhấn mạnh, dù đang đối mặt với nhiều thách thức, Ukraine không đơn độc trong cuộc chiến này.

Tân Thủ tướng Thái Lan cam kết tập trung kích thích nền kinh tế

20:37:51 07/09/2024
Bà Paetongtarn đã tổ chức cuộc họp Nội các đặc biệt trước đó trong ngày để chuẩn bị các chính sách sẽ được báo cáo tại cuộc họp Quốc hội Thái Lan diễn ra từ ngày 10-11/9, đ.ánh dấu sự khởi đầu chính thức của Chính phủ mới.

Dự trữ vàng của Nga đạt mốc cao lịch sử

20:34:37 07/09/2024
Moskva đã lên án việc đóng băng tài sản của ngân hàng trung ương Nga là bất hợp pháp, nói rằng nó đã làm xói mòn uy tín của các nước phương Tây. Điện Kremlin đã cảnh báo về sự trả đũa nếu các khoản t.iền đó bị tịch thu.

Tại sao Mỹ không từ bỏ thoả thuận con tin giữa Israel và Hamas?

20:32:02 07/09/2024
Đồng thời, việc thúc ép quá mức có thể gây chia rẽ thêm trong nội bộ chính trị Mỹ, đặc biệt khi đảng Cộng hòa đã chỉ trích mạnh mẽ chính sách của chính quyền Biden.

Phương Tây công bố thêm các gói viện trợ cho Ukraine

20:29:54 07/09/2024
Về phần mình, Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha thông báo sẽ chuyển giao cho Ukraine các khẩu đội tên lửa phòng không HAWK, gồm 6 bệ phóng nhằm giúp nước này tăng cường hệ thống phòng không.

Có thể bạn quan tâm

Những địa điểm xinh đẹp tại Philippines phù hợp khám phá vào mùa thu này

Du lịch

08:21:42 08/09/2024
Mùa thu tại Philippines mang đến một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và quyến rũ, với khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Đây là thời điểm tuyệt vời để khám phá những cảnh đẹp nổi tiếng của quốc đảo này.

Áo cardigan thanh lịch đang là mốt, thay thế cho blazer khi trời vào thu

Thời trang

08:06:00 08/09/2024
Áo cardigan - món đồ dệt kim thiết yếu cần được khám phá lại trong mùa thu. Với một lớp vải mềm mại được ưu tiên hơn áo blazer, chiếc áo cài cúc thanh lịch này đang được các It Girl lăng xê trong mùa thu 2024.

Vụ vợ chồng giám đốc ra toà sau cơn 'sốt đất': VKS đề nghị 2 án chung thân

Pháp luật

08:03:11 08/09/2024
Ngày 6-9, TAND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục xét xử sơ thẩm bị cáo Mai Chí Phương và Võ Thị Thành về tội l.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản và sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Selena Gomez thành tỷ phú USD, hạnh phúc bên bạn trai rapper

Sao âu mỹ

08:02:47 08/09/2024
Theo Bloomberg, nữ ca sĩ người Mỹ Selena Gomez đã trở thành tỷ phú USD với khối tài sản ước tính 1,3 tỷ USD. Cô chính thức gia nhập câu lạc bộ nữ nghệ sĩ tỷ phú USD cùng Rihanna và Taylor Swift.

NSND Quốc Anh: "Về hưu, tôi bận hơn lúc còn làm việc"

Hậu trường phim

08:00:42 08/09/2024
NSND Quốc Anh nói, dù về hưu nhưng ông nhận nhiều lời mời làm phim. Ông vừa cùng NSƯT Kim Xuyến, NSƯT Đới Quân... tham gia phim Hoa núi khoe sắc của đạọ diễn Nguyễn Love.

"Anh tài gây sóng gió nhất" bị loại đau, Anh trai vượt ngàn chông gai chìm trong bão chỉ trích

Tv show

07:53:28 08/09/2024
Tập 10 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai vừa lên sóng cùng với loạt tình tiết g.ây s.ốc cho khán giả. Cuối tập 10, Neko Lê, Đăng Khôi, Phạm Khánh Hưng và Duy Nhất là những người phải ra về.

Ngắm 'gương mặt học sinh, thân hình phụ huynh' của hot girl Đồng Tháp

Người đẹp

07:47:17 08/09/2024
Quỳnh Giang gây ấn tượng bởi gương mặt trẻ trung, đối lập với thân hình vô cùng quyến rũ. Nguyễn Ngọc Quỳnh Giang sinh năm 2000 tại Đồng Tháp.

Bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, miền Bắc vẫn mưa to nhiều nơi

Tin nổi bật

07:46:30 08/09/2024
Bão số 3 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng vẫn gây ra mưa to đến rất to nhiều nơi ở miền Bắc, có nơi lượng mưa lên tới 350mm.

Món chân gà ngâm mà làm theo công thức này thì ngon bất bại, nhâm nhi vào ngày mưa bão hợp vô cùng

Ẩm thực

07:34:32 08/09/2024
Với công thức đơn giản mà thơm ngon, chân gà giòn rụm, vị chua cay hấp dẫn. Hãy thử ngay để có món nhâm nhi ngày mưa bão ngon miệng.

Khi chia tài sản, bố mẹ chồng quyết định để lại một phần đất cho con trai riêng của tôi khiến cả nhà ầm ầm phản đối

Góc tâm tình

07:27:59 08/09/2024
Bố mẹ chồng tôi đưa ra lý lẽ khiến mọi người cứng họng nhưng vẫn không chịu thỏa hiệp. Tôi là người phụ nữ từng đổ vỡ hôn nhân và có một cậu con trai 5 t.uổi.

Showbiz 8/9: Kỳ Duyên đáp trả khi b.ị c.hê, Việt Anh lộ diện với gương mặt khác lạ

Sao việt

07:26:59 08/09/2024
Nhiều khán giả nhận xét gương mặt của Kỳ Duyên ngày càng gượng gạo và thiếu cảm xúc so với thời điểm đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014.