Vụ đường đi chung bị chặn ở Khánh Hòa: Nếu hòa giải không thành, sẽ chuyển tòa án
Liên quan đến bài viết ‘Đường chung bị chặn, nhiều hộ dân trồng sầu riêng khóc ròng’ đăng trên Báo Thanh Niên, đến thời điểm này chính quyền H.Khánh Sơn vẫn đang chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xem xét các hướng xử lý.
Ngày 2.10, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cao Minh Vỹ, Phó chủ tịch UBND H.Khánh Sơn, cho biết sau khi có chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện đã thành lập đoàn công tác xác minh vụ việc báo chí và người dân phản ánh, liên quan đến việc đường đi chung bị chặn.
Hiện UBND xã Sơn Lâm đã có báo cáo vụ việc, trong đó có nội dung các bên hòa giải bất thành.
Sau khi nhận báo cáo này, huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng TN-MT huyện làm việc với các bên liên quan và UBND xã Sơn Lâm, sau đó tham mưu hướng xử lý.
Đường đi chung bị phá hỏng, dân vác từng bao phân bón lên rẫy chăm sóc cây sầu riêng. Ảnh HIỀN LƯƠNG
Cũng theo ông Vỹ, trường hợp cấp huyện xử lý theo hướng hòa giải không thành, vụ việc sẽ được hướng dẫn chuyển qua TAND huyện xử lý theo quy định. “Tuy nhiên, huyện sẽ có ý kiến theo hướng đề nghị TAND áp dụng biện pháp khẩn cấp để các hộ dân phía trong có lối đi chung, tránh thiệt hại về mọi mặt”, ông Vỹ cho hay.
Như Thanh Niên đã thông tin, nhiều hộ dân trồng sầu riêng ở H.Khánh Sơn phản ánh đường đi chung của họ bị một hộ dân khác “phong tỏa” khiến việc chăm sóc sầu riêng gặp khó khăn.
Các hộ dân cho biết sự việc xảy ra tại vùng trồng sầu riêng thuộc thôn Cam Khánh, xã Sơn Lâm, H.Khánh Sơn. Từ trước đến nay, các hộ dân đi chung con đường độc đạo để vào rẫy làm nông nghiệp. Đường này đi qua nhiều lô đất của các hộ dân, hình thành từ hàng chục năm trước. Đến năm 2009, đường được mở rộng khoảng 5 – 6 m để thuận tiện cho việc đi lại, chăm sóc cây trồng.
Video đang HOT
Đường đi chung xưa nay đã bị hộ ông T. cho san ủi để trồng cây. Ảnh HIỀN LƯƠNG
Từ trước đến nay, việc đi lại trên con đường này của các hộ dân diễn ra bình thường. Tuy nhiên, cách đây hơn 2 tuần, con đường này bị gia đình ông L.T.T (trú thôn Cam Khánh) đưa máy múc đào hố sâu, phá bỏ gần như hoàn toàn một đoạn đường dài cả trăm mét (vị trí đường bị phá đi qua đất của ông T.) với mục đích không cho người và phương tiện đi lại.
Chính quyền xã Sơn Lâm cũng khẳng định, đường đi chung này có từ lâu và được nâng cấp vào năm 2009, hiện phân nửa tuyến này đã được đổ bê tông, còn lại khoảng 2 km đường đất. Ngoài ra, việc cấp sổ đỏ cho hộ ông T. thực hiện từ 2013. Tuy nhiên, do sai sót của các cấp nên trên sổ đỏ được cấp cho ông T. và một số hộ khác chưa thể hiện con đường trên đó.
Liên quan đến vụ việc, LS Nguyễn Tường Linh (Đoàn Luật sư Khánh Hòa), nêu ý kiến: Nếu các bên hòa giải không thành, có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền giải quyết; trong khi chờ tòa án giải quyết, UBND cấp xã có thể đề nghị các bên giữ nguyên hiện trạng, gỡ phong tỏa đường (nếu có) nhằm tạo điều kiện bà con đi lại chăm sóc sầu riêng.
Ngoài ra, trong trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp sau thời điểm con đường chung hình thành, nhưng không thể hiện trên giấy tờ, thì có thể áp dụng Điều 106 luật Đất đai 2013 để xử lý. UBND đính chính, hoặc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp nếu phát hiện sai sót. Trường hợp vụ việc được đưa qua TAND xử lý, có thể yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp để đảm bảo có lối đi chung cho người dân.
Chủ tọa 'rất đau lòng' khi xét xử vụ 11 anh chị em ruột tranh chấp một mảnh đất
Chủ tọa phiên tòa xét xử vụ tranh chấp thửa đất 1.213 m 2 do cha mẹ để lại xảy ra tại Phú Thọ, liên quan giữa 11 người con là anh chị em ruột, nói rằng "rất đau lòng", "anh em kiện nhau đã là thua cả hai bên rồi".
TAND cấp cao tại Hà Nội vừa mở lại phiên xét xử phúc thẩm, quyết định hủy bản án của TAND tỉnh Phú Thọ để giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm, đối với vụ tranh chấp chia tài sản thừa kế xảy ra trên địa bàn H.Thanh Thủy (Phú Thọ).
Đầu tháng 4, phiên tòa từng được mở song phải tạm dừng để xác minh thêm thông tin và dành thời gian cho các bên hòa giải. Đến nay, hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đưa ra phán quyết như đã nêu.
Ảnh minh họa. Ảnh TUYẾN PHAN
Tranh chấp vì cha mẹ không để lại di chúc
Vụ án liên quan đến 11 người là anh chị em ruột, đều trú tại H.Thanh Thủy (Phú Thọ). Nguyên đơn là ông V.T.A (73 tuổi), bị đơn là ông V.K.B (65 tuổi).
Theo đơn khởi kiện, cha mẹ những người này (cha mẹ) sinh được 11 con chung, trong đó ông A. là con cả, ông B. là con thứ tư. Năm 1962, cha mẹ nhận chuyển nhượng thửa đất 1.213 m 2 từ một người địa phương, chưa được cấp "sổ đỏ".
Năm 1984, cha mẹ cho ông B. 138 m 2 đất để làm nhà riêng, hơn 1.000 m 2 còn lại gồm nhà, cây cối và công trình xây dựng của cha mẹ. Năm 2001 và 2015, cha mẹ lần lượt qua đời, không để lại di chúc; một trong số 11 người con cũng mất vào năm 2014.
Năm 2020, ông A. họp anh chị em bàn xây nhà từ đường của dòng họ trên phần đất hơn 1.000 m 2 vì đây tài sản thừa kế chung. Tuy nhiên, ông A. "bất ngờ và sốc" khi ông B. không đồng ý và cho hay toàn bộ 1.213 m 2 đất đã đứng tên ông B., được cấp "sổ đỏ" từ năm 2005.
Ông A. cho rằng em trai sử dụng thửa đất khi cha mẹ không có di chúc, gia đình không họp mặt để phân chia tài sản, cũng không ai ủy quyền làm thủ tục đứng tên, là trái quy định pháp luật. Do vậy, ông A. đại diện cho 9 anh chị em cùng khởi kiện (vợ và con trai của người đã mất ủy quyền cho ông A. khởi kiện), đề nghị hủy "sổ đỏ" đã cấp cho ông B., chỉ cho ông B. được hưởng 138 m 2, phần còn lại chia đều.
Ngược lại, ông B. khẳng định từ năm 1992, cha đã tới UBND xã làm thủ tục cho ông toàn bộ 1.213 m 2 đất. Suốt quá trình sử dụng, ông đã tôn tạo, trồng trọt, chăn nuôi, đóng thuế đất... đến năm 2005 thì được UBND H.Thanh Thủy cấp "sổ đỏ".
Vẫn theo lời ông B., sau khi cho ông toàn bộ 1.213 m 2, cha mẹ mua một khu đất khác cùng xã để sinh sống ổn định. Đến nay, thửa đất này đã bán để lấy tiền chia cho 11 anh chị em. Ông B. cho rằng toàn bộ di sản thừa kế của cha mẹ đã được định đoạt xong, không ai có ý kiến gì, nay do "sốt đất" nên các anh chị em mới đòi quyền lợi. Ông không chấp nhận yêu cầu của phía nguyên đơn.
Là người duy nhất ủng hộ ông B., bà V.T.C, con thứ hai trong gia đình, xác nhận lời khai của ông B. về việc cha mẹ để lại toàn bộ 1.213 m 2 đất cho ông là đúng; khi cho cha mẹ có nói cho các con biết. Bà C. không đồng ý việc các anh chị em khác kiện ông B. để đòi đất, đồng thời nói rằng nếu được chia cũng sẽ không lấy mà cho ông B. theo đúng ý nguyện của cha mẹ.
Tòa án dành nhiều cơ hội để hai bên tìm tiếng nói chung, nhưng cả hai đều kiên quyết sẽ theo kiện tới cùng (ảnh minh họa). Ảnh TUYẾN PHAN
"Anh em kiện nhau đã là thua cả hai bên rồi"
Tháng 8.2022, TAND tỉnh Phú Thọ mở phiên tòa sơ thẩm, nhận định UBND H.Thanh Thủy cấp "sổ đỏ" cho ông B. mà không có văn bản phân chia tài sản thừa kế hoặc di chúc, không có hồ sơ về việc tách, hợp 2 thửa đất (138 m 2 và hơn 1.000 m 2) là không đúng quy định, nên quyết định huỷ "sổ đỏ" đã cấp cho ông B. để phân chia tài sản thừa kế.
Theo đó, ông B. hưởng 138 m 2 đã được cha mẹ cho từ trước. Hơn 1.000 m 2 còn lại được định giá 6,7 tỉ đồng, chia đều cho 11 người. Không đồng ý, ông B. kháng cáo, đề nghị hủy án sơ thẩm.
Đầu tháng 4, tại phiên phúc thẩm lần đầu, HĐXX nhiều lần động viên nguyên đơn và bị đơn cố gắng tìm tiếng nói chung để hòa giải với nhau. Vị chủ tọa nói "rất đau lòng" khi xét xử vụ kiện này, bởi cả nguyên đơn và bị đơn đều đã già cả, từng trải qua gian khổ, nghèo khó nhưng vẫn rất hòa thuận, nay lại không thể ngồi bàn bạc mà tố nhau ra tòa.
"Mục đích xây nhà thờ là để tưởng nhớ tổ tiên, đoàn kết con cháu, nhưng chỉ vì nó mà mất tình anh em, có đáng không, anh em kiện nhau đã là thua cả hai bên rồi", HĐXX phân tích.
Tuy nhiên, cả hai bên không thay đổi quan điểm. Ông B. nói từ đầu muốn hòa giải nhưng anh mình muốn hơn thua vì thấy đất lên giá, đến nay thì đã quá muộn để ngồi lại với nhau, ông quyết kiện đến cùng. Tương tự, ông A. cũng nói sẽ theo đuổi vụ việc tới cùng.
Ngày 3.8, khi mở lại phiên tòa sau 4 tháng tạm dừng, HĐXX tạo thêm cơ hội để hai bên có thể tìm được tiếng nói chung, bằng việc hỏi ông A. và ông B. có thay đổi quan điểm hay không. Cả hai vẫn nhất định không hòa giải.
Sau khi đánh giá tài liệu, chứng cứ và quan điểm của các bên liên quan, HĐXX phúc thẩm nhận thấy, tháng 3.2022, vợ chồng ông B. đã thế chấp thửa đất 1.213 m 2 tại ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay theo hợp đồng tín dụng.
Giai đoạn sơ thẩm, TAND tỉnh Phú Thọ tuyên hủy "sổ đỏ" cấp cho ông B. là tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng, nhưng ngân hàng lại không nhận được thông báo nào về ý kiến liên quan đến tài sản vừa nêu.
TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng cần xác định phía ngân hàng tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, để đảm bảo quyền lợi cho bên nhận thế chấp; đồng thời cần xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ về nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng, tặng cho thửa đất 1.213 m 2 để có cơ sở đánh giá toàn diện giải quyết vụ án.
Vì vậy, tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án về TAND tỉnh Phú Thọ để giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm.
Cục Lâm nghiệp nhận định nguyên nhân sạt lở đèo Bảo Lộc làm chết 4 người Vị trí vụ sạt lở đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) là đồi trồng sầu riêng trên đất rừng phòng hộ. Rừng phòng hộ trên cạn thì theo quy định phải trồng cây bản địa, có bộ rễ phát triển, lá không rụng theo mùa. Chuyện này chắc chắn có trách nhiệm của địa phương. Chia sẻ tại cuộc họp báo thường kỳ của...